Xin Giấy Phép Xây Dựng Mất Bao Lâu Và Hết Bao Nhiêu Tiền?
Có thể bạn quan tâm
Giấy phép xây dựng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo trật tự xây dựng trong đô thị, đảm bảo việc xây dựng có quy hoạch theo những tiêu chuẩn nhất định của quốc gia và các vấn đề liên quan đến quản lý đô thị. Vì đó Công ty Luật Dương Gia xin phân tích sâu hơn về những vấn đề liên quan đến thời gian cấp giấy phép xây dựng, Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở theo quy định pháp luật hiện hành để giúp bạn đọc hiểu rõ cũng như giải đáp những thắc mắc về những vấn đề đó.
Thứ nhất, Giấy phép xây dựng và thời gian cấp giấy phép xây dựng:
Giấy phép xây dựng là một hình thức pháp lý của nhà nước cho phép việc cá nhân, tổ chức thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình … thông qua văn bản cụ thể được cớ quan có chức năng cấp phép. Có hai loại giấy phép xây dựng đó là:
• Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cho phép cá nhân, tổ chức xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ và có hiệu lực trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
• Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cho phép cá nhân, tổ chức xây dựng công trình được cơ quan có chức năng cấp giấy phép cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa thực hiện xong.
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng :
• Các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử-văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính cấp tỉnh, những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị, công trình vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, công trình thuộc dự án và các công trình khác cấp tỉnh sẽ được ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho sở xây dựng cấp giấy phép xây dựng.
• Các công trình nhà ở riêng lẻ ở đô thị, các công trình không thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý sẽ được ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng.
• Còn nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng đã được duyệt và tại những khu vực theo quy định của ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ được ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng.
Thời gian cấp giấy phép xây dựng:
Thời gian cấp giấy phép xây dựng mới và điều chỉnh giấy phép xây dựng dao động trong khoảng từ một đến hai tháng, cụ thể là:
• Trong thời gian 7 kể ngày tiếp nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, thẩm định hồ sơ và xin ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
• Trong thời gian 12 ngày, các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.
• Đối với tất cả các trường hợp cấp giấy phép xây dựng (cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh và giấy phép di dời) thời gian cấp là trong 30 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là trong 15 ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép xây dựng cho người có yêu cầu.
• Nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ cần thời gian xác minh, kiểm tra, xem xét thêm thì được phép gia hạn thêm không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhưng phải có thông báo cụ thể bằng văn bản cho chủ đầu tư xây dựng và được cơ quan quản lý trực tiếp chấp thuận.
• Trường hợp xin cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ:
• Mục đính sử dụng đất phải phù hợp theo quy hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước.
• Công trình xây dựng, công trình lân cận phải được đảm bảo an toàn kĩ thuận hạ tầng, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khoảng cách đối với những công trình dễ cháy nổ, độc hai và các yêu cầu về bảo vệ môi trường…
• Bản thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải thực hiện theo quy định
Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ:
Thủ tục xin cấp phép xây dựng là một quy trình tương đối phức tạp gây nhiều khó khăn cho các chủ đầu tư cũng như chúng ta khi muốn được cơ quan chức năng chấp thuận, thông qua công trình hay nhà ở riêng lẻ để tiến đến bước khởi công xây dựng một cách đúng quy định của pháp luật về xây dựng. Đặc biệt là trong quá trình chúng ta hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép xây dựng cần thật đầy đủ và chính xác. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
• Thứ nhất: sẽ là đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu. Đơn này chúng ta có thể tham khảo trên internet và in ra hoặc có thể đến cơ quan chức năng xin mẫu.
• Thứ hai: chúng ta cần bản sao xác thực chứng minh quyền sở hữu đất của mình như sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở…
• Thứ ba: bản sao thiết kế xây dựng ( bao Gồm bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng và mặt đứng các tầng tỷ lệ 1/50 – 1/200, bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, sơ đồ hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh, điện. Những bản vẽ này phải do cá nhân hay tổ chức đủ năng lực thiết kế, thi công thực hiện và đã được cơ quan chức năng về xây dựng thẩm định).
• Thứ bốn: Đối với những công trình xây dựng có công trình liền kề thì phải có thêm bản cam kết đảm bảo an toàn xây dựng đối với công trình kế bên.
Khi đã hoàn thiện hồ sơ đầy đủ và chính xác sẽ nộp tại cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt và chờ đợi kết quả trong một khoản thời gian nhất định đã được nêu ở trên. Dựa vào kết quả cũng như hướng dẫn của cơ quan chức năng chúng ta sẽ thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành thi công xây dựng.
Thứ hai, Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng:
Qua những nội dụng trên, xin giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính bắt buộc thực hiện trước khi xây dựng nhà ở riêng lẻ hay công trình đâu tư. Khi xin giấy phép xây dựng, cùng với nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bạn phải nộp một số loại lệ phí xin giấy phép xây dựng. Mức thu lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng, Lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với mỗi loại công trình có sự khác nhau cụ thể là:
+ Đối với nhà ở riêng lẻ: 50.000vnđ/giấy phép.
+ Đối với các công trình khác: 100.000vnđ/giấy phép.
+ Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng là 10.000vnđ/giấy phép
Mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng ở một số tỉnh thành:
+ Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ: Hà Nội (75.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (50.000vnđ/giấy phép), Đà Nẵng (50.000vnđ/giấy phép).
+ Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng mới đối với các công trình khác: Hà Nội (150.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (100.000vnđ/giấy phép), Đà Nẵng (100.000vnđ/giấy phép).
+ Lệ phí gia hạn giấy phép xây dưng: Hà Nội (15.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (10.000vnđ/giấy phép), Đà Nẵng (10.000vnđ/giấy phép ).
Ngoài ra lệ phí xây dựng nhà ở được tính bằng phần trăm trên kinh phí xây dựng nhà ở và không bao gồm chi phí thiết bị. Cụ thể, mức phí xây dựng nhà ở riêng lẻ được tính theo diện tích xây dựng nhưng tối đa không quá 35.000vnđ/m2. Cách tính này được áp dụng theo nguyên tắc giảm dần theo cấp nhà và mức thu áp dụng đối với nhà ở nông thôn thấp hơn nhà ở đô thị.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào?
- 2 2. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng:
- 3 3. Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất:
- 4 4. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ:
1. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Tôi muốn xây nhà ở nhưng không biết thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào? Luật sư tư vấn cho tôi trình tự, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng?
Luật sư tư vấn:
* Trình tự thực hiện:
– Chủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
– Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết).
– Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng đối chiếu với các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
* Thời gian cấp giấy phép xây dựng: Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Nhận kết quả và nộp lệ phí: Chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
* Hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình, nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 1 Thông tư số 10/2012/TT-BXD).
– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định (nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 10/2012/TT-BXD).
– Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
– Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
2. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Nhà tôi đã xin phép xây dựng: 1 trệt, 1 lầu, 1 chuồng cu. Hiện tại đang tiến hành xây dựng, sắp xong phần thô. Giờ tôi muốn làm thêm cầu thang sắt lên nóc chuồng cu và tường bao xung quanh (khoảng 8 tấc ) và lót gạch tàu để dễ leo lên đó sửa chữa khi bồn nước có hư hỏng. Tôi có được phép làm thêm phần này không? Nếu làm vậy, lúc hoàn công có bị phạt gì không? Mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo căn cứ tại Điều 98 Luật xây dựng 2014 quy định về Điều chỉnh giấy phép xây dựng có nội dung:
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Như vậy, trường hợp của bạn là nhà ở riêng lẻ. Bạn cần phải xem xét xem công trình mà anh đang xây dựng có thuộc khu vực phải có yêu cầu về quản lý kiến trúc hay không, nếu có bạn hoàn toàn phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, nếu không thì bạn không cần thiết phải làm thủ tục này.
Bên cạnh đó, bạn cần xác định xem việc bạn có sự thay đổi về xây dựng trong khi đang thi công ngôi nhà này có liên quan đến các yếu tố theo quy định viện dẫn ở trên hay không, có ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính hay không…?
Nếu thuộc 1 trong các trường hợp trên thì bạn phải tiến hành làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
Bạn chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và nộp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng cho bạn để được giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất:
Thông tư 15/2016/TT-BXDngày 30 tháng 06 năm 2016 hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng như sau:
I. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình).
2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);
b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
c) Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
d) Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC;
đ) Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.
4. Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
5. Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
II. Thủ tục cấp Giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới
– Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
– Bước 2: Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Giải quyết hồ sơ
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
Khi thẩm định hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo: trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ bổ sung, Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
– Bước 4: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
– Bước 5: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm: Sở Xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Sở Xây dựng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.
– Bước 6: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
4. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ:
Tóm tắt câu hỏi:
Em ở đông Hòa, dĩ an, bình dương. Em muốn xin phép xây nhà ở. Đất nhà em ở hem cụt mặt đường 3m. Em xin giấy phép xây dựng thì bên đô thị họ nói, từ tim đường vào phải lui lại là 5m có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 93 Luật xây dựng 2014 quy định như sau:
“Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.”
Theo thông tin mà bạn trình bày, bạn muốn xin giấy phép xây dựng nhà ở. Theo quy định của pháp luật, điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ được quy định cụ thể tại Điều 93 Luật xây dựng 2014 thì điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
– Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
– Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
– Bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa.
– Bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
– Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật xây dựng 2014.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 Luật xây dựng 2014.
Ngoài ra, đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật xây dựng 2014 và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng. Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Từ khóa » Nhà ở Riêng Lẻ Tiếng Anh Là Gì
-
Nhà ở Riêng Lẻ (Independent House) Là Gì? Điều Kiện Cấp Giấy Phép ...
-
Nhà ở Riêng Lẻ (Independent House) Là Gì? Điều ... - Đất Xuyên Việt
-
Nhà ở Riêng Lẻ Là Gì? Tiêu Chuẩn Của Nhà ở Riêng Lẻ
-
NHÀ RIÊNG LẺ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
NGÔI NHÀ RIÊNG LẺ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Nhà ở Riêng Lẻ - In Different Languages
-
Nhà ở Riêng Lẻ Dịch
-
Nhà ở Riêng Lẻ Là Gì? Khi Xây Dựng Có Phải Xin Giấy Phép Không?
-
Nhà ở Riêng Lẻ Là Gì? Quy định Pháp Luật Về Nhà ở Riêng Lẻ?
-
IHU định Nghĩa: Đơn Vị Nhà ở Riêng Lẻ - Individual Housing Unit
-
Glossary Of The 2014 Construction Law - Vietnam Law & Legal Forum