"Xin Thầy Khẻ Thước Vào Tay Em" - Tuổi Trẻ Online

Uy quyền của cây thước

BV22fZJv.jpgPhóng to
Ảnh minh họa - Ảnh: internet

Tôi bất ngờ trước “lời đề nghị khiếm nhã” ấy. Thấy em cứ đứng nài nỉ mãi, cuối cùng tôi cũng thực hiện theo yêu cầu của em. Kỳ thi tốt nghiệp năm ấy, môn tôi dạy, em đạt điểm 8 - điểm lớn nhất của em từ trước đến nay.

Em chạy tới ôm tôi mừng rỡ nói: “Điểm này là tự em làm. Nhờ thầy em mới cố gắng để đạt được kết quả hôm nay. Thú thật, nội em nói ngày xưa không có trạng nguyên nào thi đỗ mà không ăn đòn của thầy đồ, có như vậy mới thấy được giá trị của bằng cấp. Thành thử em…”.

Nói đến đó, em gật đầu chào tôi rồi chạy đi. Tôi hơi bất ngờ vì em đó là học sinh cá biệt của trường và nổi tiếng là “lì đòn”.

2. Một em học sinh nam khác, sau khi học một năm lớp 10, đã trở về thổ lộ với tôi: “Ở trung học phổ thông, thầy cô không khẻ tay, không rầy la như ở trường em trước đây. Em thấy như vậy không hay lắm. Ngày trước, nhờ thầy cô nghiêm khắc, em mới thi đỗ vào trung học phổ thông, bây giờ em học có lùi hơn hồi đó là do chủ quan, không sợ gì cả, mấy đứa bạn cũng vậy”.

Em nói thêm: Theo em nghĩ, học sinh bây giờ mà thầy cô không cứng rắn là hư ngay mà cụ thể nhất là thằng em của em.

Trên đây là hai trong nhiều chuyện tương tự có thật 100% mà tôi đã trải qua. Tôi hiểu rõ về sư phạm đối với trẻ em, hành động như thế là không đúng, thậm chí là vi phạm luật.

Nhưng với “hội chứng con một” ở không ít gia đình hiện nay, nhiều người lớn đã không giữ được bình tĩnh khi thưa gởi, nhục mạ và thách thức giáo viên sẽ cho con mình nghỉ học luôn để “xem thầy cô có đến năn nỉ học lại không” dù biết con mình là sai.

Trong khi đó, những suy nghĩ của hai cậu học trò trên có thể chưa chín chắn nhưng cũng đáng cho người lớn chúng ta suy nghĩ.

Tôi nghĩ xã hội, phụ huynh và ngay cả học sinh lấy pháp luật ra để “nói chuyện” với giáo viên thì những thầy cô có tâm huyết với nghề e rằng cũng sẽ dần mai một và mấy ai dám chọn vào sư phạm.

Từ khóa » Khẻ Tay Hay Khẽ Tay