Xơ Phổi Có Chữa được Không Và Lối Sống Khoa Học Cho Bệnh Nhân

1. Xơ hóa phổi nguy hiểm như thế nào?

Xơ phổi là bệnh lý nguy hiểm hàng đầu có thể gặp ở cơ quan này, dù ở giai đoạn nào thì bệnh cũng không thể điều trị triệt để.

Xơ phổi có chữa được không

Xơ sẹo ở phổi xuất hiện sau tổn thương liên tục kéo dài

Nguyên do là do những tổn thương kéo dài đã dẫn tới sự xơ hóa không phục hồi, điều trị sớm có thể kéo dài sự sống cho người bệnh, phát hiện muộn sức khỏe bệnh nhân suy giảm, nguy cơ tử vong cao do biến chứng:

1.1. Giảm nồng độ oxy trong máu

Đây là một trong những biến chứng đầu tiên mà bệnh nhân xơ phổi gặp phải. Nguyên nhân là do hoạt động của phổi yếu hơn, người bệnh gặp khó khăn khi hít thở cũng như lọc oxy trong không khí. Tất cả đều khiến lượng oxy vào trong máu ít hơn nhu cầu sử dụng.

Điều này khiến máu chứa oxy cần ưu tiên đến nuôi dưỡng cơ quan quan trọng, đặc biệt là não bộ và tim mạch. Song hai cơ quan này đều cần lượng oxy lớn, nếu giảm nồng độ oxy trong máu trở nên nghiêm trọng, các hoạt động bình thường trong cơ thể đều bị ảnh hưởng.

Nghiêm trọng hơn, biến chứng giảm nồng độ oxy trong máu này có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được trị liệu oxy kịp thời.

1.2. Tăng áp động mạch phổi

Khi các mô sẹo trong phổi chèn ép vào động mạch, mao mạch máu nhỏ ở cơ quan này, nguy cơ tăng áp động mạch phổi có thể xảy ra. Lúc này tình trạng bệnh đã ở mức nguy hiểm báo động, nguy cơ vỡ mạch máu bất cứ lúc nào khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

Xơ phổi có thể gây biến chứng suy tim

Xơ phổi có thể gây biến chứng suy tim

1.3. Suy tim phải

Xơ phổi này khiến mạch máu cũng bị chặn, tâm thất phải bắt buộc phải bơm máu mạnh hơn để máu di chuyển được qua động mạch phổi. Suy tim phải cũng ngày càng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

1.4. Suy hô hấp

Ở giai đoạn cuối của xơ phổi, suy hô hấp thường là biến chứng đe dọa nguy hiểm. Nó xảy ra khi oxy trong máu giảm xuống mức thấp báo động, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Những biến chứng của xơ phổi có thể khiến bệnh nhân tử vong hoặc suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, vì thế bên cạnh điều trị, phòng ngừa biến chứng cũng rất cần thiết.

2. Xơ phổi có chữa được không - giải đáp chi tiết nhất

Với tình trạng xơ hóa các mô ở phổi do tổn thương kéo dài, hiện nay không có biện pháp điều trị nào giúp các mô này hồi phục chức năng và khả năng co giãn như ban đầu. Hiện nay các phương pháp điều trị vẫn chủ yếu là ngăn chặn xơ hóa tiếp tục lan rộng. Nếu điều trị hiệu quả, cùng với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tốt, bệnh sẽ được kiểm soát và bệnh nhân cũng cải thiện được chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng như hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán mức độ bệnh. Một số phương pháp thường áp dụng hiện nay bao gồm:

Thuốc nội khoa có tác dụng nhất định trong kiểm soát xơ phổi

Thuốc nội khoa có tác dụng nhất định trong kiểm soát xơ phổi

Điều trị bằng thuốc

Hai loại thuốc có tác dụng làm chậm quá trình xơ hóa phổi hiệu quả phổ biến hiện nay là nintedanib và pirfenidone. Tuy nhiên cần sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ, một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm tiêu chảy, buồn nôn hoặc sốt phát ban. Bác sĩ cần theo dõi và điều trị ngăn ngừa tác dụng phụ này ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Với bệnh xơ phổi tự phát không rõ nguyên do, thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản được chứng minh có khả năng kiểm soát bệnh khá tốt. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng vì có thể gặp phải tác dụng phụ.

Phương pháp trị liệu oxy

Khi xơ hóa phổi ở mức độ nghiêm trọng, chức năng hô hấp bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân có thể giảm sâu mức oxy trong máu. Tình trạng này rất nguy hiểm, càng kéo dài càng gây tổn thương nặng cho nhiều cơ quan, đặc biệt là não bộ.

Trị liệu oxy giúp khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể hít thở dễ dàng hơn và các cơ quan cũng hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp phục hồi hay ngăn chặn tổn thương, chỉ có thể cải thiện tạm thời triệu chứng. Tùy theo tình trạng xơ phổi mà trị liệu oxy có thể cần thực hiện liên tục hoặc không.

Phục hồi chức năng phổi

Mặc dù xơ hóa phổi không thể phục hồi, song áp dụng một số bài tập phục hồi chức năng có thể giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn. Từ đó các hoạt động hàng ngày cũng được cải thiện, người bệnh có thể thực hiện dễ dàng hơn. Các bài tập thường áp dụng bao gồm: tập vận động cải thiện khả năng chịu đựng, dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe, kỹ thuật thở tăng cường chức năng,…

Ghép phổi là biện pháp cuối cùng giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân xơ phổi

Ghép phổi là biện pháp cuối cùng giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân xơ phổi

Ghép phổi

Ghép phổi là biện pháp tốt nhất hiện nay để bệnh nhân có cơ hội có cuộc sống bình thường và kéo dài cuộc sống của mình. Tuy nhiên, dù lựa chọn được nguồn phổi phù hợp, biến chứng do thải ghép, nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra. Vì thế cần có biện pháp phòng ngừa và theo dõi thường xuyên.

3. Lối sống lành mạnh cho bệnh nhân xơ phổi

Dù phát hiện xơ phổi ở giai đoạn nào, người bệnh cũng không nên chủ quan không điều trị và kiểm soát bởi bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Để hỗ trợ điều trị, tăng cường chức năng phổi, dưới đây là một số lưu ý dành cho bệnh nhân xơ phổi:

3.1. Ngừng hút thuốc lá

Việc này đặc biệt quan trọng, bệnh nhân xơ phổi phải ngưng hút thuốc lá ngay lập tức để tránh tiếp tục gây tổn thương và xơ hóa phổi.

3.2. Vận động phù hợp

Vận động thể thao, nhất là các bài tập hít thở có tác dụng rất tốt với hoạt động của phổi. Song khi chức năng phổi suy giảm, hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ luyện tập phù hợp.

3.3. Thường xuyên tái khám theo dõi bệnh

Để kiểm tra xơ phổi có tiếp tục tiến triển hay ở mức độ nào, nguy cơ biến chứng ra sao,… để điều chỉnh điều trị và lối sống thích hợp, bệnh nhân cần thường xuyên tái khám đúng hẹn.

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp bệnh nhân xơ phổi phục hồi tốt hơn

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp bệnh nhân xơ phổi phục hồi tốt hơn

3.4. Chế độ ăn phù hợp

Bên cạnh xây dựng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, bệnh nhân nên được chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa và ăn liên tục hơn.

Xơ phổi có chữa được không? Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đọc đã tìm được câu trả lời cũng như có hiểu biết tốt hơn về bệnh lý nguy hiểm này. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Từ khóa » Xơ Vôi 2 Phổi