Xơ Vữa động Mạch Chân - Website Chính Thức Của Omron Tại Việt Nam

Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống gây tổn thương các động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau. Người có bệnh động mạch chân cũng thường có xơ vữa động mạch ở động mạch vành và động mạch não. Nếu không điều trị thật tích cực bệnh lý xơ vữa động mạch, người bệnh có thể chết vì các biến chứng ở tim (nhồi máu cơ tim, đột tử) hoặc ở não (tai biến mạch máu não) 

Xơ vữa động mạch chân 1

Hình ảnh minh họa cho động mạch chân bị xơ vữa

Mảng xơ vữa ở động mạch chậu – đùi ngày càng lớn Lòng động mạch ngày càng hẹp. Nếu hẹp quá nặng hoại tử chân đoạn chi. Ở những người có khập khiễng cách hồi tỉ lệ phải đoạn chi sau 5 năm là 2 – 7% và sau 10 năm là 12%. Ở những người có đau chân lúc nghỉ hoặc loét chân tỉ lệ phải đoạn chi sau 3 tháng là 12,2%.

Nguy cơ đoạn chi rất cao nếu người bệnh bị đái tháo đường hoặc nếu người bệnh không chịu bỏ thuốc lá.

Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống gây tổn thương các động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau. Người có bệnh động mạch chân cũng thường có xơ vữa động mạch ở động mạch vành và động mạch não. Nếu không điều trị thật tích cực bệnh lý xơ vữa động mạch, người bệnh có thể chết vì các biến chứng ở tim (nhồi máu cơ tim, đột tử) hoặc ở não (tai biến mạch máu não) : Trong số những người bệnh động mạch chân tử vong có 55% chết do biến chứng ở tim và 10% chết do tai biến mạch máu não.

Biểu hiện của bệnh động mạch chân ?

Hẹp nhẹ động mạch chậu – đùi : Người bệnh không có triệu chứng. Chỉ phát hiện được bằng cách đo chỉ số mắt cá – cánh tay.

Hẹp nặng hơn : Người bệnh bị khập khiễng cách hồi. Đau ở bắp chân hoặc đùi, một bên hoặc 2 bên, xuất hiện sau khi đi một quãng đường và biến mất vài phút sau khi đứng lại (khác với đau thần kinh tọa : đau chân không bớt sau khi đứng lại và có thể xuất hiện cả khi đang ngồi hoặc đứng yên). Hẹp rất nặng : Đau chân cả khi nghỉ, loét, hoại tử ở bàn chân, ngón chân.

Chẩn đoán bệnh động mạch chân

Chỉ số mắt cá – cánh tay = Huyết áp đo ở chân mỗi bên / Huyết áp đo ở cánh tay (bên cao hơn). Chỉ số mắt cá – cánh tay: 0,91 – 1,30 : bình thường. 0,41 – 0,90 : bệnh động mạch chân nhẹ – vừa (người bệnh có thể có khập khiễng cách hồi). 0 – 0,40 : bệnh động mạch chân nặng (đau chân cả khi nghỉ, loét, hoại tử ở chân). >1,30 : động mạch chân có thành cứng, vôi hóa.

Các phương pháp chẩn đoán khác:

Siêu âm 2 chiều kết hợp Doppler màu. Chụp động mạch có bơm thuốc cản quang (Ở người đã có suy thận thuốc cản quang có thể làm tăng nặng suy thận Chỉ định hạn chế). Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI).

Các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch chân ?

  • Tuổi cao: Tần suất khập khiễng cách hồi là 0,6% ở những người 45-54 tuổi, 2,5% ở những người 55-64 tuổi và 8,8% ở những người 65-74 tuổi.
  • Tần suất ở nam > nữ
  • Đái tháo đường: Làm tăng đáng kể nguy cơ măcs bệnh động mạch chân.
  • Hút thuốc lá: Nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2.
  • Tăng huyết áp: Nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2,5 ở nam và gấp 3,9 ở nữ.
  • Tăng lipid máu (cholesterol, triglyceride).

Biến chứng của bệnh động mạch chân.

Mảng xơ vữa ở động mạch chân – đùi ngày càng lớnà lòng động mạch ngày càng hẹp. Nếu hẹp quá nặng à hoại tử chân à đoạn chi. Ở những người có khập khiễng cách hồi tỉ lệ phải đoạn chi sau 5 năm là 2-7% và sau 10 năm là 12%. Ở những người có đau chân lúc nghỉ hoặc loét chân tỉ lệ phải đoạn chi sau 3 tháng là 12,2%. Nguy cơ đoạn chi rất cao nếu người bệnh bị đái tháo đường hoặc nếu người bệnh không chịu bỏ thuốc lá. Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống gây tổn thương các động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau à người có động mạch

Chân cũng thường có xơ vữa động mạch ở động mạch vành và động mạch não. Nếu không điều trị thật thích cực bệnh lý xơ vữa động mạch, người bệnh có thể chết vì các biến chứng ở tim (nhồi máu cơ tim, đột tử) hoặc ở não (tai biến mạch máu não): Trong số những người bệnh động mạch chân tử vong có 55% chết do biến chứng ở tim và 10% chết do tai biến mạch máu não. Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống: Rất nhiều người bệnh động mạch chân cũng đồng thời có bệnh động mạch vành và / hoặc bệnh mạch máu não.

Điều trị bệnh động mạch chân

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch à chặn đứng sự tiến triển của xơ vữa động mạch tại động mạch chậu – đùi cũng như tại động mạch vành và động mạch não.

Cải thiện sự tưới máu chân ở người có khập khiễng cách hồi.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Bỏ thuốc là nếu đang hút.

Ăn lạt nếu có tăng huyết áp, cữ mỡ nếu có tăng lipid máu.

Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc: Kiểm soát tốt huyết áp ở người bệnh động mạch chân giảm còn ¼ nguy cơ chết do nguyên nhân tim/ nhồi máu cơ tim/ tai biến mạch máu não.

Điều trị tăng lipid máu: Dùng thuốc nhóm statin (simvastatin, atorvastatin…) giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não, đồng thời giảm triệu chứng khập khiễng cách hồi.

Điều trị đái tháo đường bằng thuốc uống và/hoặc insulin tiêm.

Dùng thuốc chống kết cụm tiểu cầu (aspirin, clopidogrel) để ngừa cục máu đông gây tắc các động mạch.

Nghiên cứu CAPRIE trên hơn 19.000 bệnh nhân: Clopidogrel có lợi hơn aspirin (giảm nguy cơ chết do nguyên nhân tim/ nhồi máu cơ tim/ tai biến mạch máu não nhiều hơn aspirin).

Cải thiện sự tưới máu chân

Các thuốc giảm triệu chứng khập khiểng cách hồi: Pentoxifylline, Cilostazol, Beraprost.

Phẫu thuật được chỉ định khi tưới máu chân bị giảm nặng.

Oxy cao áp: Có thể có lợi ở người bệnh có loét chân không lành và vì một lý do nào đó không thể mổ được

Ths BS Hồ Huỳnh Quang Trí – Trưởng khoa Hồi sức – Viện Tim, Hội Tim Mạch TP Hồ Chí Minh

Từ khóa » Xơ Vữa đông Mạch ở Chân