Xoa Bóp - Bấm Huyệt Cải Thiện Hô Hấp Trong COPD
Có thể bạn quan tâm
COPD là tình trạng viêm mạn tính đường thở do tiếp xúc các yếu tố độc hại từ ngoài môi trường, đứng đầu là thuốc lá, bụi khói… Quá trình viêm mạn tính đã làm đường thở bị sưng nề, sau đó là xơ hóa, tăng tiết đàm nhớt và co thắt cơ trơn phế quản làm đường thở tắc nghẽn, thành vách phế nang bị phá hủy làm các phế nang bị căng giãn bất thường gây nên ứ khí trong phổi. Điều này có thể gây ra một sự siết chặt vào ngực và khó thở vì các cơ có chức năng hô hấp phải làm việc gấp đôi để di chuyển không khí. Những người bị COPD thường gặp khó thở, thở khò khè, tức ngực và ho mãn tính. Các cơ liên quan hô hấp gồm: cơ hoành, cơ liên sườn ngoài, cơ liên sườn trong, cơ ức đòn chũm, cơ thang, cơ thẳng bụng... sẽ phải gồng mình làm việc dẫn đến căng cơ, đau, mỏi, lâu dần làm giảm hiệu suất hô hấp và gây tình trạng căng thẳng, mệt mỏi cho người bệnh.
Những lợi ích
Bệnh nhân COPD thở khó khăn hơn so với bình thường, do đó các cơ hô hấp của cơ thể sẽ làm việc nhiều hơn dẫn đến căng cơ. Xoa bóp thúc đẩy thư giãn. Điều này gây nên một phản ứng trong hệ thống thần kinh mà có thể trợ giúp trong việc mở rộng đường hô hấp, tức ngực và khó thở kéo dài dẫn đến đau mãn tính ở cổ, vai, ngực, bụng, lưng, và thậm chí cả hai chân. Những khu vực này đều có chứa các cơ hô hấp bị đau căng do ho mãn tính. Khi các cơ hô hấp trở trở nên căng cứng, lồng ngực sẽ giảm tính đàn hồi gây khó khăn thêm cho hô hấp. Xoa bóp trị liệu có thể giúp phục hồi sự cân bằng của các cơ hô hấp này cho phép các cơ này hoạt động tốt hơn và làm cho dung tích phổi lớn hơn. Nó cũng sẽ giúp làm giảm cơn đau.
Bệnh nhân COPD thường xuyên cảm thấy như họ đang chết đuối do chất nhầy tiết ra quá mức. Xoa bóp không thể ngăn chặn sự sản xuất quá nhiều chất nhầy. Tuy nhiên, kỹ thuật có thể được áp dụng để phá vỡ và nới lỏng các chất nhầy tích lũy trong lồng ngực; do đó, nó có chất nhầy có thể bị trục xuất ra ngoài dễ dàng hơn.
Tác dụng của xoa bóp trên hệ thần kinh có lợi ích lớn. Hiệu ứng này được gọi là trạng thái đối giao cảm. Khi điều này xảy ra, phản ứng phục hồi (tự chữa bệnh) xảy ra. Huyết áp và nhịp tim thấp, lo lắng và căng thẳng được giảm, và các chức năng của các bộ phận cơ thể được cải thiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân COPD chất nhầy trong phổi trở nên quá nhiều cho các lông mao để xử lý và khi điều này xảy ra nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp tăng lên. Vi khuẩn và virút phát triển mạnh ở những nơi ấm áp, tối, và ẩm ướt. Khi các lông mao trở nên không thể di chuyển các tác nhân gây bệnh có nơi sinh sản lý tưởng, nguy cơ mắc bệnh của bệnh nhân COPD sẽ cao hơn bình thường. Xoa bóp trong trường hợp này cũng có ích cho hệ thống miễn dịch của người bệnh COPD.
Về tổng quan, xoa bóp cũng có thể giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm tình trạng căng thẳng chung của cơ thể. COPD gây căng thẳng không chỉ về thể chất mà cả về mặt cảm xúc, có thể làm ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội của người bệnh.
Kỹ thuật thực hiện
Xoa bóp vùng khung xương sườn, vùng lưng và vùng cổ hỗ trợ các nhóm cơ có chức năng hô hấp, làm tăng độ bão hòa oxy trong máu, giảm khó thở, làm giảm nồng độ các hóc môn gây căng thẳng và cải thiện chức năng phổi.
Xoa bóp vùng ngực:
Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đứng cạnh bên:
Xoa vuốt ngực: hai tay áp sát cổ qua vai vòng vào ngực đưa lên xương cổ kéo tay xuống tới cơ hoành hai ngón tay cái miết hai bên.
Miết: dùng đầu ngón tay miết dưới xương đòn, kẽ xương sườn, nếp lằn vú cơ hoành.
Bóp nắn cơ: dùng bàn tay bóp nắn cơ ngực hai bên.
Nhào cơ: dùng 2 bàn tay bóp nâng cơ lên và véo chéo nhau.
Phân vùng ngực: dùng mô ngón út của hai tay xát dọc theo xương ức, xuống tới mũi kiếm rồi phân ra hai bên từ năm đến mười lần (chú ý tránh chạm vào vú người bệnh nữ).
Day cơ: dùng đầu các ngón tay hay mô ú,mô cái day các cơ ở vùng ngực.
Rung cơ: áp chặt bàn tay vào lồng ngực rung với tần số cao vùng ngực.
Tìm điểm đau và day điểm đau.
Ấn huyệt: Vân môn, Đản trung, Nhật nguyệt, Chương môn, Khuyết bồn, Cự khuyết, Thiên đột, Trung phủ, Kỳ môn, Kinh môn.
Phân vùng ngực: kết thúc.
Xoa bóp vùng lưng:
Tư thế: bệnh nhân nằm sấp, hai tay đặt xuôi theo người, thở đều và thư giãn.
Bác sĩ đứng xoa bóp hoặc ngồi bên cạnh bệnh nhân.
Xoa xát vùng lưng: hai tay áp sát từ cổ đưa qua vai qua cơ den ta đưa vòng vào xương vai kéo thẳng tay xuống xương cùng cụt vòng tay qua xương chậu rồi hất tiếp bàn tay lên phía lưng. Tạo thành một vòng trở về cổ.
Đuổi tay trên cơ: hai bàn tay áp sát vào da người được xoa bóp khi thực hiện kỹ thuật 2 tay vuông góc với nhau di chuyển trên lưng...
Miết cơ: dùng các đầu ngón tay của hai bàn tay miết:
Miết cơ hai bên cạnh cột sống: dùng các vân ngón tay ấn chặt vào da bệnh nhân và di chuyển cạnh cột sống lưng.
Miết cơ hai bên xương chậu: dùng các vân ngón tay ấn chặt vào da bệnh nhân và hai bên xương chậu.
Miết cơ hai bên kẽ sườn: dùng các vân ngón tay ấn chặt vào da bệnh nhân và di chuyển hai bên kẽ sườn.
Bóp nắn cơ: dùng tay thực hiện trên cơ lưng của bệnh nhân.
Nhào cơ: hai bàn tay bắt cơ lên vặn chéo nhau dọc theo chiều dài cơ lưng.
Đấm chặt cơ: nắm hờ bàn tay, tác động cạnh của hai bàn tay ô mô ngón út để thực hiện kỹ thuật đấm chặt trên cơ lưng.
Lăn cơ: hai bàn tay nắm vào, hai ngón cái đan vào nhau khi thực hiện kỹ thuật bàn tay úp sấp, lắc cổ tay lăn cơ trên từ vùng mông đến tận cổ trên cơ lưng hoặc lăn theo kiểu dùng đốt bàn ngón: 3, 4, 5 đi chuyển trên lưng.
Trượt bò cơ (véo cơ cạnh cột sống): dùng hai ngón cái và các đầu ngón tay để thực hiện kỹ thuật bằng cách véo da lên trượt cơ ngang dọc trên vùng lưng.
Vuốt cơ: bàn tay áp sát vào da người được xoa bóp, vuốt từ cổ và bả vai xuống tận mông, có thể vuốt thẳng, ngang hoặc vuốt chữ chi.
Tìm điểm đau ở lưng và cột sống: day từ nhẹ đến nặng theo cự án hay thiện án.
Ấn các huyệt: Đại chùy, Đại trữ, Phế du, Cách du, Thận du. Mệnh môn, Tâm du, Cách du, Can du, Đởm du, Tỳ du,Vị du, Thận du, Đại trường du, Tiểu trường du, Bàng quang du.
Rung cơ: áp sát tay vào lưng rung cơ từ cổ và vai xuống tận vùng thắt lưng.
Xát cơ: dùng cạnh của 2 bàn tay phía mô ngón út và ngón út sát ngược chiều nhau dọc cơ lưng đi từ mông đến cổ và ngược lại. Kết thúc.
Xoa bóp trên bệnh nhân COPD rất có lợi trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể thể chất và tinh thần. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để lựa chọn điều trị phù hợp nhất. Bệnh nhân không tự ý ngừng phác đồ điều trị tiêu chuẩn mà không tham vấn của bác sĩ. Các kỹ thuật xoa bóp như trên cần được thực hiện tại cơ sở y tế có chuyên môn, bệnh nhân không tự ý thực hiện.
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ
Từ khóa » Bấm Huyệt Trị Bệnh Phổi
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Khó Thở ở Người Có Bệnh Hô Hấp | Vinmec
-
Các Huyệt Liên Quan đến Phổi | Vinmec
-
Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa Viêm Phế Quản - Thuốc Dân Tộc
-
Bấm Huyệt Này CHỮA MỌI BỆNH Ở PHỔI - Hen Suyễn | TCL
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Viêm Phổi Mãn Người Già
-
3 Huyệt Vị Nên Bấm Mỗi Ngày để Giúp Phổi được Khỏe Mạnh
-
CÁC CÁCH GIÚP PHỔI KHỎE, HẠN CHẾ CÁC BỆNH VỀ HÔ HẤP ...
-
Mỗi Ngày Bấm 3 Huyệt Vị Này Sẽ Giúp Phổi được "giải Phóng" Khỏi ...
-
Có Nên Chữa Viêm Phế Quản Bằng Bấm Huyệt? - Bảo Khí Khang
-
Bấm Huyệt Giúp Cắt Cơn Hen Phế Quản
-
Cách Bấm Huyệt Chữa Viêm Phế Quản đơn Giản - INDembassy
-
4 Vị Trí Bấm Huyệt Trị Khó Thở Giúp Giảm Nhanh Triệu Chứng
-
Cách Massage Bấm Huyệt Giảm Viêm Phổi
-
Cách Bấm Huyệt Dưỡng Phổi Phòng Bệnh Hô Hấp Lúc Giao Mùa