Xoa Bóp Bấm Huyệt - Phát Huy Thế Mạnh Của Người Khiếm Thị

Nhưng tạo hóa rất công bằng lấy đi của con người cái này, sẽ bù đắp lại bằng cái khác. Thiếu đi đôi mắt để cảm nhận thế giới, bù lại họ có đôi bàn tay tinh nhạy, có thể nhìn thế giới bằng đôi bàn tay. Nghề xoa bóp - bấm huyệt là một nghề sử dụng được ưu điểm này của người khiếm thị, đồng thời giúp người khiếm thị giỏi nghề, có công việc ổn định, lâu dài.

Đối với người khiếm thị, xúc giác bên cạnh các giác quan khác cũng có sự tinh nhạy được tăng cường.Tay được xem là “đôi mắt” của người khiếm thị.

Xoa bóp - bấm huyệt đòi hỏi đôi tay khéo léo và nhạy bén

Xoa bóp: Là thủ thuật sử dụng bàn tay của người xoa bóp tác động vào da thịt của người được xoa bóp với một lực nhất định theo mục tiêu đã chọn: làm đẹp, phục hồi sức khỏe, cải thiện hoặc điều trị bệnh. Nên chú ý luyện bàn tay là chính.

Xoa là tác động vào da theo hướng hình tròn thường dùng khúc dạo đầu của xoa bóp thoa dầu hay thoa phấn rơm hay chất bôi trơn, cũng như các bước chuẩn bị và thực hành cho cả quá trình xoa bóp.

Bóp là ngón cái 1 bên, các ngón còn lại 1 bên, ngón cái và ngón trỏ gọi là bóp 2 ngón; ngón cái, ngón trỏ và ngón áp út gọi là bóp 3 ngón…

Nên để xoa bóp giỏi phải luyện cách để sử dụng bàn tay điêu luyện và có lực nhất định.

Xoa bóp bấm huyệt

Bấm huyệt: Là thủ thuật sử dụng ngón tay để tác động lên huyệt đã chọn. Nên chú ý luyện ngón tay là chính.

Bấm: Là từ chung để chỉ sử dụng các thủ thuật của từng ngón tay như các thủ thuật day, điểm, ấn, bấm..

-Kết hợp giữa Trung tâm Đào tạo Nhân lực Y tế theo Nhu cầu Xã hội (ĐH. Y Dược TP.HCM) và Hội Người mù TP.HCM, ngày 6/10 lớp xoa bóp bấm huyệt cho người mù ở Hội Người mù TP.HCM sẽ khai giảng.Khóa học này sẽ có 10 người khiếm thị tham gia. Trước đó, Trung tâm Đào tạo Nhân lực Y tế theo Nhu cầu Xã hội cũng đã tổ chức 2 khóa dạy xoa bóp bấm huyệt cho 50 người khiếm thị ở Bình Thuận. -BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày Cơ sở 3, BV. ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết, hiện nay Hội Người mù Phan Thiết tiếp nhận yêu cầu xoa bóp bấm huyệt khoảng 200 - 250 lượt người/ngày. “Nhiều em sau khóa đào tạo ra các cơ sở làm rất tốt, chủ yếu là xoa bóp bấm huyệt phục hồi sức khỏe. Có khách hỏi, mấy em nói được các thầy cô của ĐH Y Dược TP.HCM ra truyền đạt kiến thức, khách hàng rất an tâm khi yêu cầu các em xoa bóp thư giãn đồng thời giới thiệu nhiều người đến các cơ sở của những em khiếm thị này để xoa bóp bấm huyệt,” BS. Vũ chia sẻ.

A. QUÝ

Huyệt: Là một điểm trên cơ thể mà người xưa đã mô tả và xác định để thông qua đó chẩn đoán và điều trị bệnh. Nên phải nhớ tên huyệt, xác định đúng vị trí, ý nghĩa của từng huyệt, biết tác dụng của mỗi huyệt cũng như phối hợp các huyệt lại với nhau để đạt mục tiêu đã chọn là làm đẹp, phục hồi sức khỏe, cải thiện hoặc điều trị bệnh.

Để làm tốt, xoa bóp - bấm huyệt đòi hỏi nhiều yếu tố như kiến thức, kỹ thuật, cần cù…. và đặc biệt là sự cảm nhận của đôi tay, của từng ngón tay. Đôi bàn tay trong xoa bóp bấm huyệt là sự kết nối, giao tiếp qua xúc giác, không đơn thuần là làm đẹp, phục hồi sức khỏe, cải thiện hoặc điều trị bệnh mà còn là sự giao tiếp phi ngôn ngữ. Người được xoa bóp bấm huyệt có thể cảm nhận người xoa bóp bấm huyệt cho mình có nhiệt tình hay không, có tập trung hay đang lơ là nghĩ về chuyện khác, đang nóng giận hay đang buồn phiền, là người chu đáo cẩn thận hay hời hợt…

Người làm công việc xoa bóp bấm huyệt qua đôi tay của mình mà cảm nhận qua làn da của khách hàng, các vùng cơ cứng mềm, ấm hay lạnh, có bị đau vùng đó hay không? Đau này mới đau hay đau lâu rồi hay đau tái đi tái lại nhiều lần, cảm nhận hướng đi của từng thớ cơ, các bó cơ lớn nhỏ, sự sắp xếp của da cơ xương khớp tại mỗi vùng, cảm nhận các cấu trúc tự nhiên của cơ thể để điều chỉnh thủ thuật cho phù hợp...

Xoa bóp bấm huyệt không phải là công việc dễ dàng, bên cạnh sự học tập, năng khiếu trong cảm nhận là điều không phải ai cũng có được và chính điều đó đã tạo nên một người làm xoa bóp bấm huyệt giỏi.

Có năng khiếu nhưng cần được đào tạo bài bản

Năng khiếu là một tiền đề tốt, nhưng cần phải có kiến thức, kỹ năng, mới có thể thay đổi thái độ thực hiện tốt công việc được.Người khiếm thị cần có được lượng tri thức chuyên môn nhất định. Thao tác trên cơ thể con người nên người khiếm thị cần có những hiểu biết cơ bản về giải phẫu, sinh lý, các lý thuyết cơ bản về y học cổ truyền (kinh lạc, huyệt vị) bên cạnh kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt được trau dồi, luyện tập thường xuyên.

Việc được đào tạo bài bản và đầy đủ để trang bị nhiều mặt về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ cầu thị ham học hỏi giúp người khiếm thị, thăng hoa trong nghề nghiệp và có chứng chỉ đào tạo nghề hợp pháp giúp người khiếm thị có nghề nghiệp tốt, được mọi người và pháp luật công nhận, ổn định cuộc sống.

Đối với người khiếm thị đôi tay là năng khiếu trời cho, việc học tập với thể chất khiếm khuyết lại là khó khăn, khó trong việc học của họ và khó cho cả bên đào tạo. Về lý thuyết có thể nghe giảng và đọc sách chữ nổi.

Về thực hành, đối với người khiếm thị không thể thực hiện được bước quan sát.Vấn đề là truyền đạt như thế nào để người khiếm thị có thể bắt chước thao tác được, sau đó người hướng dẫn chỉnh sửa như thế nào để người học nắm bắt được, làm được.Khó khăn này vẫn có thể giải quyết được với điều kiện đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn từ phía người dạy và người học.

Phương pháp truyền đạt ở đây là cầm tay chỉ việc. Giờ thực hành, học viên được xếp thành hàng một ở giữa lớp, tay học viên phía sau đặt vào vai học viên phía trước để thao thác kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt hoặc ngồi thành vòng tròn khép kín. Người hướng dẫn đầu tiên thực hiện một thủ thuật xoa bóp hoặc bấm một huyệt sau lưng một học viên, chỉ cách bấm, lực bấm. Thế là tất cả học viên, từng người, từng người một, cảm nhận thủ thuật của xoa bóp, cách bấm huyệt của người phía sau và làm theo.

Bởi vậy, người đầu tiên làm đúng, đa số làm đúng, còn sai, tất cả đều sai.Người hướng dẫn sau khi thao tác trên người đầu tiên, lần lượt đến từng người chỉnh sửa lại cho đúng thủ thuật.người hướng dẫn cần phải quan sát kỹ hơn và quan tâm sát sao từng học viên. Điều thuận lợi là đa số người khiếm thị tiếp thu khá nhanh, và thường dồn hết tâm trí học.

Quá trình học tập cần lâu dài và kiên trì. Người khiếm thị có bàn tay cảm nhận tốt hơn và ít bị phân tâm trong công việc hơn vì khi xoa bóp, giác quan của họ tập trung vào bàn tay và không bị phân tâm bởi thị giác. Bên cạnh sức ép từ việc có được nghề nghiệp ổn định, khi làm công việc này họ sẽ tập trung cao độ hơn người bình thường.

Từ khóa » Bấm Huyệt Trị Khiếm Thị