Xoắn Tinh Hoàn Có Nguy Hiểm, Tự Khỏi Không? - DoctorTuan
Có thể bạn quan tâm
Xoắn tinh hoàn là tình trạng cực kì nguy hiểm, cần được cấp cứu nam khoa khẩn cấp, xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nam giới, nhưng chủ yếu 90% xuất hiện ở nam giới trẻ từ 12 – 20 tuổi và ở trẻ sơ sinh. Vậy xoắn tinh hoàn biểu hiện như thế nào? Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không? Xoắn tinh hoàn có tự khỏi khi phát hiện được tại nhà? Mời các bạn nam giới và những bậc phụ huynh đang có con trai trong độ tuổi nói trên theo dõi bài viết để biết được thông tin bệnh lý này.
Xoắn tinh hoàn là gì?
Như chúng ta thường biết, tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam giới nằm ở phần bìu dái, có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng, đồng thời sản xuất hormone testosterone. Tinh hoàn được giữ cố định bằng các dây thừng tinh. Các dây thừng tinh bao gồm các mạch máu, dây thần kinh dẫn đến tinh hoàn cũng như các ống dẫn nội tiết khác như ống dẫn tinh.
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn hoạt động quá mức quanh dây thừng tinh và làm dây thừng tinh bị xoắn lại. Chỗ bị xoắn này làm giảm hoặc mất đi hoàn toàn lượng máu cung cấp đến tinh hoàn. Nếu cứ bị xoắn chặt trong thời gian dài, tinh hoàn sẽ bị tổn thương dẫn đến phù nề, sưng huyết, thiếu máu và thậm chí hoại tử tinh hoàn. Do đó, xoắn tinh hoàn được coi là nguyên nhân gây mất tinh hoàn thường hay gặp nhất.
Xoắn tinh hoàn thường được chia thành 2 nhóm chính là xoắn trong tinh mạc và xoắn ngoài tinh mạc:
- Xoắn trong tinh mạc thường gặp ở thanh thiếu niên. Do tinh mạc bám cao vào dây thừng tinh làm cho tinh hoàn quay quanh dây thừng tinh như quả lắc.
- Xoắn ngoài tinh mạc thường hay gặp nhiều ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bởi dây chằng bìu không cố định hoàn toàn vào vách bìu, làm tinh hoàn xoay tự do trong vách bìu.
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra đột ngột không lý do hoặc chấn thương do tác động ngoại lực, nên nam giới cần thường xuyên lưu ý "cậu nhỏ" khi có những dấu hiệu bất thường.
Xoắn tinh hoàn biểu hiện như thế nào?
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nam giới nhưng thường gặp ở tuổi sơ sinh hoặc tuổi dậy thì ( 10 – 15 tuổi ) nhưng nhiều nhất ở tuổi thanh thiếu niên ( từ 2 đến 10 tuổi ). Xoắn tinh hoàn ở trẻ em có thể xảy ra trước, trong hoặc sau sinh.
Xoắn tinh hoàn biểu hiện phụ thuộc vào lứa tuổi nam giới mắc phải. Nếu nam giới có những biểu hiện này ở cơ thể thì khả năng cao đã mắc phải tình trạng bị xoắn tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thường có những biểu hiện:
- Bé sinh ra đã thấy tinh hoàn to bất thường, không đau, sờ thấy rắn đều, vùng da ở bìu có màu đỏ sẫm hoặc nhợt, mất nếp nhăn
- Một số trường hợp, một bên bìu bị rỗng do tinh hoàn bị xoắn có thể đã tiêu đi từ trước (tinh hoàn ẩn)
- Với trẻ sơ sinh và đang bú mẹ chưa tự xác định được vị trí đau, trẻ nhỏ sẽ quấy khóc nhiều, gập đùi lại và cử động ít hơn bình thường, bé hay bỏ bú.
- Sau khi tinh hoàn xoắn lại vài giờ, bé sẽ có biểu hiện bị sốt
Xoắn tinh hoàn ở trẻ lớn hơn và nam giới bước vào độ tuổi dậy thì trở lên có các biểu hiện cấp tính:
- Đau đột ngột và dữ dội ở một hoặc cả hai bên bìu. Nếu một bên tinh hoàn bị đau sẽ ở vị trí cao hơn bình thường so với bên còn lại. Kèm theo đau bụng dưới, gây buồn nôn và nôn, người bệnh có thể bị sốt
- Phần bìu và ống bẹn có dấu hiệu sưng đỏ, phù nề
- Cảm giác đau tinh hoàn lan rộng, dọc theo ống bẹn, ảnh hưởng phần hố chậu, gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày
- Nam giới đi tiểu cảm thấy buốt.
Xoắn tinh hoàn nguyên nhân do đâu?
Xoắn tinh hoàn xảy ra bởi việc dây thừng tinh bị xoắn lại và máu không được cung cấp đến tinh hoàn. Vậy nguyên nhân do đâu mà dây thừng tinh bị xoắn lại?
Ở mỗi người bệnh có những tác động khác nhau gây ra xoắn tinh hoàn. Dưới đây là một số nguyên nhân tác động khiến tinh hoàn bị xoắn:
- Di truyền, bẩm sinh
Nguyên nhân này thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, dây thừng tinh có tác dụng cố định tinh hoàn và cung cấp máu đến tinh hoàn, đồng thời dẫn tinh trùng ra bên ngoài. Thời kỳ em bé còn trong bụng mẹ, tinh hoàn sẽ nằm trên lưng, gần bên thận. Ở tháng thứ 3 thai kỳ, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống dưới, và đến tháng thứ 7, tinh hoàn dính vào thành bụng và từ từ di chuyển đến thành bìu. Lúc này dây thừng tinh là sợi dây kết nối tinh hoàn với cơ thể. Ở một số trường hợp, tinh hoàn di chuyển khác thường ngược lên thành bụng và lan xuống dưới đùi, có nguy có dẫn đến xoắn tinh hoàn và có thể vô sinh. Hiện tượng này được gọi là tinh hoàn bị ẩn ( tinh hoàn không ở bìu), có nguy có dẫn đến xoắn tinh hoàn và có thể vô sinh
- Môi trường thay đổi lạnh đột ngột
Ở một số nam giới đang trong môi trường trở lạnh đột ngột, dương việt tiếp xúc tiếp với với nhiệt độ thấp, nước lạnh, phòng điều hòa lạnh làm tinh hoàn phản ứng mạnh, gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn.
- Quan hệ tình dục không đúng cách
Quan hệ tình dục quá mạnh bạo, sử dụng các thế không đúng cách hay nguy hiểm khiến cho tinh hoàn bị tổn thương, dẫn đến xoắn tinh hoàn
- Mặc đồ bó, chật
Nhiều nam giới có thói quen mặc đồ lót, quần bó và chật. Lúc này dương vật bị ép chặt và tổn thương, là tác động dẫn đến xoắn tinh hoàn
- Chấn thương
Các chấn thương xảy ra do hoạt động quá mạnh, luyện tập không đúng cách, va đập mạnh có thể làm nam giới bị đau tinh hoàn do tổn thương, có thể gây nên xoắn tinh hoàn. Một số trường hợp tinh hoàn bị tác động mạnh, tinh hoàn di chuyển vào ổ bụng, ống bẹn,...
- Ngủ không đúng tư thế
Nam giới có thói quen ngủ nghiêng hẳn sang một bên khiến cho tinh hoàn một bên bị ép chặt và chịu áp lực lớn dễ gây ra xoắn tinh hoàn một bên. Hay người có thói quen ngủ thường hay trở mình cũng dễ bị xoắn dây thừng tinh.
- Thay đổi nội tiết tố khi bước vào dậy thì
Sự thay đổi đột ngột nội tiết tố trong cơ thể của các bé trai ở lứa tuổi dậy thì là nguyên nhân gây ra xoắn tinh hoàn. Do đó, thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì có nguy cơ bị xoắn tinh hoàn nhiều nhất.
Xoắn tinh hoàn có tự khỏi không?
Có nhiều nam giới, đặc biệt là những bạn đang trong độ tuổi dậy thì có thắc mắc rằng, nếu phát hiện mình bị xoắn tinh hoàn thì có thể tự giải quyết được tại nhà hay không. Hoặc một số người tin rằng chỉ không cần hoạt động mạnh ảnh hưởng đến vùng dưới, thì có thể tinh hoàn sẽ trở lại vị trí cũ như ban đầu. Với những câu hỏi như vậy, thì câu trả lời luôn là không thể tự khỏi được và cần phải đến các cơ sở y tế can thiệp, điều trị.
Xoắn tinh hoàn thường để lại những hậu quả nặng nề nếu chủ quan. Nguyên nhân là do các mạch máu đưa về tinh hoàn bị nghẽn lại, tinh hoàn không được nuôi dưỡng và rất dễ dẫn đến tổn thương. Nếu bị chậm việc chẩn đoán và điều trị, tinh hoàn có thể bị teo dần hoặc hoại tử thành mủ. Nặng hơn có thể gây ra tình trạng vô sinh, nhất là trường hợp xoắn tinh hoàn cả hai bên.
Thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn là 6 giờ tính từ lúc có biểu hiện đau. Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào thời gian đến điều trị:
- Kể từ khi bị đau đến 6 giờ, khả năng hồi phục và thành công cao tới 90% trở lên
- Sau 6 giờ - 12 giờ khả năng hồi phục chì còn 50%
- Trước 24 giờ chỉ còn khoảng 10% - 20% khả năng hồi phục
- Sau 24 giờ tinh hoàn sẽ bị hoại tử và phải thực hiện cắt bỏ.
Đáng lưu ý, có một số bé còn nhỏ được phát hiện bị xoắn tinh hoàn muộn nên đến khi vào bệnh viện, tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ một bên tinh hoàn sẽ giảm 50% khả năng sinh con sau này. Đến khi trưởng thành, chuyện chỉ còn một tinh hoàn trong bìu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Việc điều trị tháo xoắn dây thừng tinh ở tinh hoàn được tiến hành phẫu thuật và người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Phẫu thuật mở xoắn tinh hoàn được đánh giá ít gây đau và xâm lấn. Quá trình được thực hiện như sau: đầu tiên bác sĩ sẽ rạch da bìu và thực hiện tháo dây thừng tinh; sau đó khâu tinh hoàn và phần da bìu bên trong để tránh tình trạng tinh hoàn di chuyển dẫn đến xoắn tinh hoàn trong tương lai.
Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn giúp phục hồi lại việc cung cấp máu cho tinh hoàn. Đồng thời cũng ngăn ngừa xoắn tinh hoàn tái phát và đề phòng xoắn tinh hoàn đối diện bằng cách cố định lại tinh hoàn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng phát hiện xoắn tinh hoàn. Song không có phương pháp nào tuyệt đối, bởi xoắn tinh hoàn đôi khi khó phân biệt với dấu hiệu viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn, vậy nên cần phải tiến hành phẫu thuật thăm dò. Với kỹ thuật gây mê hồi sức hiện đại ngày nay, việc thực hiện phẫu thuật thăm dò được tiến hành đơn giản và an toàn.
Tóm lại, xoắn tinh hoàn không thể tự khỏi tại nhà, khi phát hiện có dấu hiệu đau đột ngột vùng bìu thì khả năng cao bạn đã bị xoắn tinh hoàn. Việc đầu tiên bạn cần phải làm là đến các cơ sở y tế thực hiện thăm khám và điều trị, tránh những hậu quả về lâu về dài về sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản của nam giới.
Bao quy đầu bị sưng ngứa phải làm gì?
Khi nào nên đi cắt bao quy đầu?
Chảy máu bao quy đầu nguyên nhân do đâu?
Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?
Xoắn tinh hoàn là tình trạng bệnh khẩn cấp và vô cùng nguy hiểm, bởi những biến chứng nó gây ra rất nhanh:
- Nếu một mô tinh hoàn bị tổn thương hay chết đi mà không được phẫu thuật loại bỏ, có thể dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng tinh hoàn
- Xoắn tinh hoàn nhẹ không được điều trị có thể khiến teo tinh hoàn, dẫn đến mất khả năng sản xuất tinh trùng
- Tinh hoàn bị cắt bỏ thì khả năng sinh sản sẽ bị giảm, nặng hơn nếu bị cắt bỏ cả hai tinh hoàn thì nam giới sẽ vô sinh.
Riêng với trường hợp xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, việc phẫu thuật có thể không cần gấp để cố định tinh hoàn trong bìu. Khi bé đã được chỉ định phẫu thuật xoắn dây thừng tinh, vẫn sẽ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và teo thứ phát tinh hoàn liên quan nên cần được kiểm tra lại sau 6 tháng. Bố mẹ nên kiểm tra bìu của bé thường xuyên, nếu thấy có tình trạng bìu bị trống chỉ còn một bên thì cần đưa đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế công lập và phòng khám chuyên khoa các bệnh nam khoa nên nam giới có thể thực hiện phẫu thuật xoắn tinh hoàn an toàn. Trong đó có thể kể đến phòng khám nam khoa Hưng Thịnh ( 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội ) là cơ sở khám nam khoa uy tín được nhiều người dân Hà Nội đến thăm khám và phản hồi tích cực:
✨👀👌 "Con trai tôi năm nay 17 tuổi và đang ở trong quá trình dậy thì. Hôm trước cháu có biểu hiện đau vùng dưới nhưng ngại nói với bố mẹ. Đến khi đau không chịu nổi được nữa nên vợ chồng chúng tôi đưa cháu đi khám ngay lập tức. Lúc đấy là tầm buổi chiều, nghĩ đến bệnh viện sẽ đông đúc và không biết bao giờ đến con mình được khám bệnh, nên tôi lựa chọn phòng khám đa khoa Hưng Thịnh được nhiều người mách đến. Vì là phòng khám tư nhân nên không bị đông đúc, chờ đợi, cháu nhà tôi được làm thủ tục khám bệnh luôn. Đến khám, bác sĩ kết luận cháu bị xoắn tinh hoàn và cần can thiệp phẫu thuật.
Ca phẫu thuật đã diễn ra rất thành công, bác sĩ cũng bảo chúng tôi may mắn đến kịp, chỉ cần để thêm khoảng 1 giờ nữa cháu phải cắt bỏ tinh hoàn, khả năng sinh sản về sau của cháu sẽ bị giảm đi. Phẫu thuật xong cháu không cần phải nằm lại ở phòng khám, về nhà nghỉ ngơi và thực hiện một số yêu cầu của bác sĩ để hồi phục. Hiện tại, tôi cũng có thói quen cho cháu đi kiểm tra định kỳ tại phòng khám kiểm tra sức khỏe sinh sản. Các bác sĩ ở đây rất tận tình, máy móc tại đây được trang bị hiện đại, không gian sạch sẽ nên tôi thực sự yên tâm khi khám bệnh nam khoa tại đây cho cháu."
Qua bài viết, ta có thể biết được xoắn tinh hoàn là gì? Xoắn tinh hoàn biểu hiện như thế nào? Xoắn tinh hoàn nguyên nhân do đâu? Và bạn có thể thấy được, xoắn tinh hoàn rất nguy hiểm nếu bạn không điều trị kịp thời và không nên có suy nghĩ xoắn tinh hoàn có tự khỏi khi ngồi yên ơ nhà. Bạn nên thực hiện phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có kết quả tốt nhất, sức khỏe sinh sản nam giới được đảm bảo.
Từ khóa » Nguyên Nhân Xoắn Tinh Hoàn Là Gì
-
Xoắn Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nguyên Nhân Xoắn Tinh Hoàn - Bệnh Viện Việt Đức
-
Chẩn đoán Và điều Trị Xoắn Tinh Hoàn | Vinmec
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị Bệnh Xoắn ...
-
Nguyên Nhân Gây Xoắn Tinh Hoàn Phổ Biến Và Thường Gặp Nhất
-
Xoắn Tinh Hoàn - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Những điều Cần Biết Về Xoắn Tinh Hoàn
-
Xoắn Tinh Hoàn, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Xoắn Tinh Hoàn Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả - YouMed
-
Xoắn Tinh Hoàn - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và điều Trị
-
Xoắn Tinh Hoàn Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Xoắn Tinh Hoàn Nguyên Nhân Gì Gây Nên, Triệu Chứng Là Gì? - Docosan
-
Dấu Hiệu Xoắn Tinh Hoàn Là Gì? Làm Sao Nhận Biết? - Docosan
-
Xoắn Tinh Hoàn Là Gì? | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương