Xòe Thái - Sợi Dây Kết Nối Cộng đồng Và Thể Hiện Bản Sắc Tộc Người
- 0914.914.999
- Email: thuky@baotintuc.vn
- Rss
- Fanpage
- Bản mobile
- Thời sự
- Chính trị
- Chính sách và cuộc sống
- Chính phủ với người dân
- Việt Nam: Kỷ nguyên mới
- Phản hồi - Phản biện
- THẾ GIỚI
- Phân tích-Nhận định
- Chuyện lạ thế giới
- Người Việt 4 phương
- KINH TẾ
- Thị trường - Tài chính
- Doanh nghiệp - Doanh nhân
- Bất động sản
- Tài chính – Ngân hàng
- Người tiêu dùng
- XÃ HỘI
- Vấn đề quan tâm
- Phóng sự- điều tra
- Người tốt - Việc tốt
- Mạng xã hội
- Chính sách BHXH-BHYT
- PHÁP LUẬT
- Văn bản mới
- An ninh trật tự
- Chống buôn lậu - hàng giả
- Đơn thư bạn đọc
- VĂN HÓA
- Đời sống văn hoá
- Giải trí - Sao
- Du lịch
- Sáng tác
- Ẩm thực
- GIÁO DỤC
- Tuyển sinh
- Du học
- Tư vấn
- Bàn tròn giáo dục
- THỂ THAO
- Bóng đá
- Tennis
- Thể thao 24h
- Chuyện thể thao
- HỒ SƠ
- Giải mật
- Thế giới bí ẩn
- Nhân vật - Sự kiện
- Vụ án nổi tiếng
- QUÂN SỰ
- Hồ sơ quân sự
- Tập trận - Diễn tập
- Quốc phòng
- Vũ khí khí tài
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- Ô tô xe máy
- Điện tử - Viễn thông
- Khoa học đời sống
- BIỂN ĐẢO
- Bảo vệ chủ quyền
- Kinh tế biển đảo
- Hỏi đáp Luật Cảnh sát biển
- Y tế
- Chính sách
- Dịch bệnh
- Bệnh viện – Bác sĩ
- Giới tính
- Địa phương
- Hà Nội
- TP Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Tây Bắc - Tây Nguyên - Tây Nam bộ
- VIDEO
- Talk show
- Phóng sự
- Podcast
-
- Góc nhìn
- ẢNH
- INFOGRAPHICS
- MEGASTORY
- BẠN ĐỌC
- Giải mã muôn mặt
- Ảnh 360
- Tin tức TV
- Thực hiện Nghị quyết 18
- Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Đời sống văn hoá
- Giải trí - Sao
- Du lịch
- Sáng tác
- Ẩm thực
Văn hoá
Một tin vui đã đến với Việt Nam, trong phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Pháp, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Nghệ thuật Xòe Thái đáp ứng đầy đủ tiêu chí để được UNESCO ghi danh
-
Nghệ thuật Xòe Thái - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
-
'Nghệ thuật Xòe Thái' được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại
-
Đặc sắc nghệ thuật Xòe Thái
GS.TS Từ Thị Loan (nguyên Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam), một trong những người đầu tiên khởi dựng Dự án xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái trình UNESCO, có cuộc trao đổi để chia sẻ thêm thông tin về loại hình này. Kết tinh bản sắc văn hóa của dân tộc Thái Thưa bà, xin bà cho biết thêm thông tin về thực hành Xòe Thái? Nói đến Xòe Thái là nói đến một nét văn hóa rất riêng của dân tộc Thái. Xòe Thái với nghĩa “múa Thái” được các cộng đồng Thái gọi theo các cách khác nhau: Xe, Xé, Xék, Xòe, Múa Xòe, Múa Then, Mố... Nó giúp chúng ta cảm nhận được rõ nét bản sắc văn hóa độc đáo của tộc người Thái, từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ đến trang phục, âm nhạc, múa, nhạc cụ…Chủ thể thực hành Xòe Thái gồm cả người Thái Đen và Thái Trắng, tập trung đông nhất ở các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Một số địa danh được coi là trung tâm của Xòe Thái là Mường Lò (Yên Bái), Mường So, Phong Thổ (Lai Châu), Mường Lay, Mường Thanh (Điện Biên). Xòe Thái cũng có rải rác ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, tuy nhiên không trở thành sinh hoạt văn hóa phổ biến.
Về nguồn gốc của Xòe, nhiều người Thái hiện nay cũng không biết các điệu Xòe cổ có từ bao giờ. Họ chỉ biết là từ đời ông bà, tổ tiên đã có Xòe và Xòe cứ thế trao truyền tự nhiên qua các thế hệ. Xòe được thực hành trong nhiều không gian và thời gian khác nhau, như trong các lễ hội cộng đồng: Xên mường, Xên bản (lễ cúng mường, cúng bản), Xên Lẩu Nó (lễ cúng rượu măng), Hết Chá (lễ tạ ơn), Kin Pan Then (lễ cúng của các thầy Then), các lễ hội cầu mưa, xuống đồng, các nghi lễ trong phạm vi gia đình như lễ cúng tổ tiên, lễ tang ma, lễ cúng vía, cúng ruộng hay các tiệc vui như đám cưới, lễ mừng nhà mới, mừng sinh nhật,… Hiện nay, Xòe Thái rất phát triển trong các cuộc vui, liên hoan văn nghệ, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, các lễ hội mới như lễ hội Hoa ban, Tuần văn hóa, Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Nổi tiếng nhất phải kể đến là Hội Xòe Phong Thổ (Lai Châu), Hội Xòe Mường Lò (Yên Bái). Trong các điệu Xòe cổ thì không có nhảy sạp, nhưng có thể coi đó là một hình thức phát triển mới của Xòe Thái trong bối cảnh đương đại, bởi trước đây Xòe Thái chỉ do các cô gái trình diễn, còn trong nhảy sạp thì cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể tham gia.
3 hình thức Xòe chính Xòe nghi lễ thường gắn với các lễ hội bản, mường, lễ Kin Pang Then, các nghi lễ do các thầy cúng (thày Tào, thày Mo, thày Phựt, thầy Then) thực hiện. Xòe nghi lễ có nhiều điệu múa như: Múa dâng lễ, múa cầu vong, múa chào mời các hồn vía về, múa dâng lễ cám ơn các thiên binh cứu mệnh cho người ốm... Xòe biểu diễn thì do một nhóm nhỏ biểu diễn, còn số đông là khán giả đứng xem, mang tính trình diễn sân khấu nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn nghệ của người dân. Xòe biểu diễn thường kết hợp với các đạo cụ và được gọi theo tên đạo cụ như: Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe gậy... Xòe giải trí diễn ra trong các sinh hoạt vui chơi, giải trí của cộng đồng, trở thành một hình thức cộng cảm và giao lưu, kết nối. Phổ biến nhất là các điệu Xòe vòng (xoé voóng) với số lượng người tham gia không giới hạn.Thưa bà, từ 1945 trở về trước, xã hội bản mường bị phân hóa thì Xòe Thái có bị phân hóa theo không? Và từ năm 1954 đến nay, sinh hoạt Xòe được thực hành trong cộng đồng như thế nào? Trước năm 1945, xã hội bản mường người Thái có sự phân chia đẳng cấp rõ rệt. Thống trị xã hội là hệ thống phìa tạo cha truyền con nối, bên dưới là các tạo mường làm bang tá, chánh tổng. Trực tiếp cai quản ở làng, bản là các tạo poọng, tạo bản. Còn tầng lớp bị trị là người nông dân bị bóc lột nặng nề và bị bần cùng hóa. Do vậy, trong sinh hoạt cộng đồng cũng có sự phân biệt, thường là dân Xòe với dân, quan Xòe với quan. Các đội Xòe đều do bản thân hoặc các con cháu Phìa (đầu mường) được quan chức chính quyền Pháp cho phép đứng ra tổ chức. Người xòe gọi là Gái Xòe (Xao Xé). Gái Xòe được tuyển chọn rất kỹ, phải là những cô gái còn trinh, đẹp người, có khiếu Xòe ở độ tuổi từ 13 đến 17. Người đệm đàn gọi là Báo Khỏa, họ có chức năng đệm đàn cho Gái Xòe luyện tập và biểu diễn. Bước sang chế độ mới, sự phân biệt đẳng cấp bị xóa bỏ, sinh hoạt Xòe trở nên bình đẳng hơn. Xòe được thực hành tại hầu hết các buổi sinh hoạt bản làng, những ngày lễ tiết trong năm, những sự kiện văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt từ khi hòa bình lập lại sau năm 1954, dưới bàn tay của các biên đạo múa, Xòe được chỉnh lý và dần dần hoàn thiện, được nâng lên thành nghệ thuật biểu diễn, trở thành sản phẩm đại chúng trên các sân khấu lớn, đài truyền hình, sự kiện văn hóa - nghệ thuật… Nhiều câu lạc bộ, đội văn nghệ Xòe được thành lập. Hầu hết các bản đều có đội Xòe biểu diễn. Theo báo cáo của các địa phương, đến đầu năm 2019, tỉnh Điện Biên có 1.273 đội Xòe, Lai Châu có hơn 100 đội, Yên Bái có hơn 180 đội, Sơn La có khoảng 1.700 đội. Xòe Thái hiện nay đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa phổ biến trong đời sống người Thái Tây Bắc, trở thành sợi dây kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc tộc người. Cần bảo vệ tính nguyên bản của Xòe truyền thống Môi trường diễn xướng Xòe Thái đang thay đổi do quá trình giao lưu văn hóa, ít nhiều phá vỡ tính nguyên bản của điệu Xòe truyền thống. Đây có phải là điều đáng lo ngại không, thưa bà? Rõ ràng, môi trường diễn xướng của Xòe Thái đang có sự thay đổi lớn cả về không gian diễn xướng, thời gian sinh hoạt, các điệu múa cũng như trong đạo cụ, trang phục, nhạc cụ đệm... và đương nhiên không tránh khỏi ít nhiều phá vỡ tính nguyên bản của Xòe truyền thống. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết có ba hình thức Xòe chính là: Xòe nghi lễ, Xòe biểu diễn và Xòe giải trí. Nếu trong quá khứ chủ yếu phổ biến là Xòe nghi lễ và phần nào là Xòe biểu diễn, thì hiện nay Xòe biểu diễn và Xòe giải trí chiếm ưu thế. Trong bối cảnh đương đại, Xòe Thái đương nhiên có sự vận động và biến đổi. Sinh hoạt Xòe đã có nhiều sắc thái mới thể hiện cả trong chức năng, hình thức trình diễn, tiết tấu âm nhạc, động tác múa, môi trường diễn xướng. Trước đây chỉ có nữ giới Xòe, bây giờ cả nam và nữ cùng Xòe. Người dân cũng ít tự chế tác trang phục dân tộc, đồ trang sức bằng phương thức thủ công như xưa. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người nhiều khi biến thành sự “tạo dựng bản sắc”, “sáng tạo truyền thống”. Đó quả thật là những vấn đề đáng lo ngại. Do vậy, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện những cam kết với UNESCO khi đệ trình hồ sơ ghi danh và cần xây dựng Chương trình hành động về các biện pháp bảo vệ di sản hậu vinh danh. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, di sản nghệ thuật Xòe Thái có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa ở vùng Tây Bắc, và việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ như một phương pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật xòe Thái trong bối cảnh hiện nay. Bà có nghĩ vậy không? Chúng ta đang chủ trương khai thác và phát huy giá trị kinh tế của văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng như một nguồn lực nội sinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Đó là chủ trương đúng, tuy nhiên, cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa. Xòe Thái có thể trở thành một sản phẩm văn hóa mang đặc sắc Tây Bắc và phát triển du lịch cộng đồng có thể là một phương thức tốt để bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe Thái. Tuy nhiên, sự phát triển đó chỉ có thể bền vững khi nó không làm tổn hại, sai lệch, bóp méo bản chất của di sản. Bản thân UNESCO cũng luôn cảnh báo về sự cẩn trọng khi khai thác di sản phục vụ phát triển du lịch, nhất là không khuyến khích xu hướng “hoành tráng hóa di sản” để thu hút du khách theo kiểu lập các kỷ lục Guinness như: Dàn đồng ca Quan họ đông nhất, màn đại Xòe lớn nhất thế giới… và coi đó là những “thực hành xấu” trong bảo vệ di sản. Phát huy tính đại chúng của Xòe trong đời sống đương đại Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, các biện pháp bảo vệ các hình thức nghệ thuật biểu diễn truyền thống Xòe Thái cần tập trung vào sự chuyển giao tri thức và kiến thức, các kỹ năng biểu diễn, sản xuất nhạc cụ và thúc đẩy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa các nghệ nhân và những người học nghề. Còn ý kiến của bà? Đúng như vậy, UNESCO rất coi trọng các biện pháp bảo vệ từ phía cộng đồng, từ các chủ thể đích thực của di sản, trong đó tập trung vào việc trao truyền, chuyển giao các tri thức, hiểu biết, kỹ năng thực hành di sản (không chỉ trong hoạt động biểu diễn, mà cả trong các nghi lễ, tập quán xã hội, các biểu đạt văn hóa liên quan), trong sản xuất và sử dụng nhạc cụ, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết, cộng cảm giữa nghệ nhân và các thế hệ kế tục. UNESCO cho rằng các cộng đồng bản địa đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo vệ, duy trì và tái sinh di sản văn hóa phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.
Tuy nhiên, Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO cũng đưa ra một số biện pháp bảo vệ khác, đó là: nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của di sản. Cuối cùng, phải làm sao để Xòe Thái hội nhập được với đời sống đương đại, được giới trẻ và công chúng thưởng thức, sử dụng như một sản phẩm văn hóa mới, phát huy tính đại chúng nhưng không bị xói mòn những giá trị cốt lõi tạo thành bản sắc của Xòe Thái, thưa bà? Theo tinh thần Công ước của UNESCO, việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không nhất thiết phải là sự bảo tồn nguyên trạng, “nguyên gốc” như truyền thống, mà có thể có sự vận động, thay đổi, thích nghi. Theo đó, khi chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể “được các cộng đồng không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ”. Do vậy, để Xòe Thái hội nhập được với đời sống đương đại, được giới trẻ và công chúng quan tâm, Xòe Thái có thể có những sáng tạo mới để gia tăng tính nghệ thuật và sự hấp dẫn, phát huy tính đại chúng. Tuy nhiên, điều cốt lõi cần tuân thủ như khuyến cáo của UNESCO là di sản phải hình thành được trong cộng đồng ý thức về bản sắc dân tộc và sự kế tục của di sản, qua đó khích lệ sự tôn trọng đối với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Cái gì cộng đồng thấy đúng là bản sắc, là văn hóa, là truyền thống của họ thì nên khuyến khích, hỗ trợ. Còn những gì xa lạ, lai căng, “hiện đại hóa”, “sân khấu hóa” thái quá thì không nên cổ xúy. Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!
Đôi nét về GS.TS. Từ Thị Loan Nguyên Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Hiện nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Viện; Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia. Các công trình chính nổi bật của bà có thể kể đến: Ca dao, dân ca vùng mỏ và vùng biển Quảng Ninh (2013); Di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ (2016); Các loại hình giải trí trên phương tiện truyền thông mới tác động đến lối sống, (2017)… GS.TS. Từ Thị Loan còn chủ biên, in chung nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa như Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam (2017); Internet và sự tác động đến văn hóa Việt Nam (2019); Hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (2021); Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (2010) Bảo tồn di sản văn hóa làng tranh dân gian Đông Hồ (2013) Xây dựng nhân cách văn hóa - Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam (2014); Sự xuống cấp đạo đức ở nước ta hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục (2016). Ngoài ra, GS.TS. Từ Thị Loan đã công bố hơn 80 bài viết trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành, sách và Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế. Trong đó liên quan đến chủ đề Xòe Thái có: Vai trò của Xòe Thái trong đời sống cộng đồng và sự vận động trong bối cảnh đương đại (2020); Giá trị của Then Tày, Nùng, Thái nhìn từ các tiêu chí của UNESCO (2016). Theo Thethaovanhoa.vn Cộng đồng vui mừng khi nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO vinh danhNgay sau khi Di sản Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/12/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng 4 tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La đã tổ chức hoạt động chào mừng sự kiện đáng nhớ này.
Chia sẻ: Từ khóa:- Xòe Thái,
- bản sắc tộc người,
- Việt Nam,
- Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003,
- bảo vệ di sản,
- văn hóa phi vật thể,
- UNESCO,
- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại,
Video
Phi hành đoàn Thần Châu-19 của Trung Quốc lập kỷ lục mới về đi bộ ngoài không gian- Khai phá tiềm năng du lịch ở miền Tây Nghệ An
- Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch
Ảnh
- Cận cảnh máy bay 2 người lái đầu tiên sản xuất tại Việt Nam
- Báo Tin tức 'Đồng hành cùng vùng khó': Khánh thành cầu dân sinh, tường rào trường học tại xã Xín Chải
- Mục sở thị vũ khí hiện đại tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
- Thanh niên Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới
- Ấm tình quân dân nơi vùng lũ Mường Pồn
- Tuyến Metro số 1 sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
- Thanh niên Việt Nam bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư Át Thượng (Yên Bái)
- Mãn nhãn màn nghệ thuật lễ Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
- Hà Nội xử lý nghiêm học sinh vi phạm giao thông dịp cuối năm
- Khai mạc Đại hội IX Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
- Trao tặng bộ đồ dùng thiết yếu hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực
Megastory
MegastoryHiện đại hóa công nghiệp quốc phòng đáp ứng tình hình mới
-
MegastoryĐông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài cuối: Kinh tế tri thức là cốt lõi
-
MegastoryĐông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài 3: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng
-
MegastoryĐông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Tháo ‘điểm nghẽn’ để bứt phá
Infographics
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Tường Lâm
-
Phiên 18/12/2024: VN-Index tăng hơn 4 điểm
-
34 chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân dự lễ thành lập ngày 22/12/1944
-
5 thành phố Việt Nam 'hút' du khách quốc tế dịp Tết dương lịch 2025
tin đọc nhiều nhất
-
Thông điệp chưa từng có của thủ lĩnh phe đối lập ở Syria
-
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Không để ách tắc công việc sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
Quan chức quân đội Syria tiết lộ về tình hình mới nhất của hai căn cứ quân sự Nga
-
Vệ tinh phát hiện thay đổi bất ngờ tại căn cứ quân sự của Liên bang Nga ở Syria
-
Bắt tạm giam 4 bị can liên quan đến vụ đưa, nhận hối lộ
tin mới nhất
-
Khánh thành Làng văn hóa Việt - Nhật tại Long An
-
Thành công trong bảo vệ, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long là hình mẫu cho các di sản khác
-
Văn hóa các dân tộc tỏa sáng nơi 'miền đất thiêng' Quảng Trị
-
Sức hút kỳ lạ của phim Ấn Độ tại thị trường Trung Quốc
-
Việt Nam lọt top 3 điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách Australia
tin cùng chuyên mục
-
Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo
-
Để âm nhạc đậm chất kinh sư xứ Huế níu lòng du khách
-
Bảo tồn, quảng bá Di sản văn hóa phi vật thể hát Trống quân
-
Khai mạc Triển lãm tương tác ‘Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh’
-
Xây dựng thế hệ làm điện ảnh chuyên nghiệp, vươn tầm quốc tế
doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt
- Chính thức ra mắt thương hiệu Phoenix Universal
- Ẩm thực Giáng sinh trên những tầng mây
- Cơ hội cuối sở hữu biệt thự Ánh Dương với đặc quyền nghỉ dưỡng 4 mùa giữa lòng phố thị
- Hiến kế để Phú Quốc thành ‘Hawaii của phương Đông’
- Nhà sáng lập Ecopark hợp tác với FPT kiến tạo tổ hợp giáo dục liên cấp đầu tiên tại Nghệ An
- Xanh SM khai trương taxi điện tại Indonesia
- J&T Express tăng cường 20% shipper, đầu tư hàng trăm phương tiện vận tải sẵn sàng cho phục vụ mùa tết 2025
- Hợp tác triển khai sản phẩm Home PayLater 'Mua trả chậm - lấy xài liền - tiền trả sau”
- Tiger® Beer trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Tottenham Hotspur
- PepsiCo Foods Việt Nam chắp cánh ước mơ cho học sinh Đắk Lắk
- Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại Quy Nhơn
- Bệnh nhân hơn 80 tuổi phục hồi kỳ diệu sau ca đại phẫu tim mạch phức tạp
- Vận hành, nghiên cứu và sáng tạo các dòng sản phẩm để đồng hành cùng doanh nghiệp
- Trải nghiệm ưu đãi mùa lễ hội khi săn vé máy bay cùng gia đình, bạn bè từ Vietjet
- Đông đảo khách hàng trải nghiệm dự án xanh - sức khỏe Essensia Sky
- Ai sẽ may mắn trúng giải thưởng 250 triệu đồng với Trà Xanh Không Độ để tưng bừng đón Tết?
- Huyện Đông Anh (Hà Nội) thu ngân sách Nhà nước đạt xấp xỉ 25.000 tỷ đồng
- Người tiêu dùng lạc quan hơn về Tết 2025, nhưng vẫn lo lắng chi tiêu
- V-GREEN hợp tác Fast+ triển khai 5.000 trụ sạc đến hết năm 2025
- Herbalife Việt Nam đồng hành cùng VnExpress Marathon Hải Phòng 2024
- Công bố đối tác thực hiện thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
Các đơn vị thông tin của TTXVN
- Thời sự
- THẾ GIỚI
- KINH TẾ
- XÃ HỘI
- PHÁP LUẬT
- VĂN HÓA
- GIÁO DỤC
- THỂ THAO
- HỒ SƠ
- QUÂN SỰ
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- BIỂN ĐẢO
- Y tế
- Địa phương
- VIDEO
KÊNH THÔNG TIN CỦA CHÍNH PHỦ DO TTXVN PHÁT HÀNH
Tổng biên tập: Ninh Hồng Nga
Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Điện thoại: 024.38248605 - Fax: 024.38253753
Fax: 024-38253753
Email:baotintuc@vnanet.vn – toasoantintuc@gmail.com
Giấy phép số 173/GP-BTTTT cấp ngày 04/4/2022 © Bản quyền thuộc về Báo Tin tức - TTXVN Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
Từ khóa » Nối Từ Xoe
-
Nghĩa Của Từ Xoe Xóe - Từ điển Anh - Nhật - Tratu Soha
-
Từ điển Tiếng Việt "xoe" - Là Gì?
-
Xoe Xóe Là Gì, Nghĩa Của Từ Xoe Xóe | Từ điển Việt - Nhật
-
Đặt Câu Với Từ "xoe"
-
Xoe Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Xoè - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tròn Xoe - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nét đặc Sắc Trong Nghệ Thuật Múa Xòe Truyền Thống Của Dân Tộc Thái
-
Từ đồng Nghĩa Với Từ Tròn Xoe Là Gì - Hỏi Đáp
-
Quãng Bình
-
Tin Bong đá Mới Nhất
-
Nghệ Thuật Múa Xòe Trong Văn Hóa Thái (Bài 2) | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Giữ Gìn, Bảo Tồn Di Sản Nghệ Thuật Xòe Thái Của đồng Bào Tây Bắc