Xu Hướng Bất Bình đẳng Trong Phân Phối Thu Nhập ở Việt Nam Giai ...
Có thể bạn quan tâm
Bất bình đẳng thu nhập là chênh lệch thu nhập và tài sản giữa các cá nhân, nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia. Bất bình đẳng thu nhập xuất hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong giai đoạn 2016-2020, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá đạt mức bình quân 6,78% trong giai đoạn 2016-2019, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới với mức tăng 2,91%. Những thành tựu về kinh tế đã lan tỏa đến đời sống các tầng lớp dân cư trong xã hội. Thu nhập của các nhóm dân cư tăng từ 3,1 triệu đồng/tháng/người năm 2016 lên 4,2 triệu năm 2020 nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất luôn thấp hơn nhóm giàu nhất, do vậy khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ số GINI giảm từ 0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020.
Thông qua hệ số GINI trong giai đoạn 2016-2020 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại nước ta biến động không nhiều, giảm từ 0,431 xuống 0,373 và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao. Tại khu vực thành thị, người dân bình đẳng và dễ dàng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển về trình độ học vấn, kỹ năng làm việc thông qua giáo dục nên bất bình đẳng về thu nhập luôn thấp hơn khu vực nông thôn. Năm 2016 hệ số GINI ở khu vực thành thị là 0,391 giảm còn 0,325 năm 2020, chỉ số này tương ứng ở khu vực nông thôn là 0,408 và 0,373.
Tại các vùng miền do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa, trình độ sản xuất, kết cấu hạ tầng và trình độ dân trí, lợi thế so sánh…, những đặc điểm đó làm cho sự phát triển của các vùng miền có sự khác biệt làm cho sự chênh lệch về thu nhập cũng như bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư tại các vùng miền khác nhau rõ rệt. Hệ số GINI ở tất cả các vùng kinh tế có xu hướng giảm dần, khoảng cách bất bình đẳng ngày càng được thu hẹp. Hai vùng kinh tế lớn của cả nước là Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển có tốc độ phát triển cao so với các khu vực còn lại, hệ số GINI có tốc độ giảm mạnh và thấp so với các khu vực khác.
Bảng 1. Hệ số GINI giai đoạn 2016-2020
Mức độ bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện chênh lệch giữa thu nhập của nhóm 1 và nhóm 5. Thu nhập của 20% nhóm người có thu nhập thấp nhất và 20% nhóm người có thu nhập cao nhất đều tăng trong giai đoạn 2016-2020, tuy nhiên khoảng cách thu nhập giữa 2 nhóm này ngày càng lớn, điều này cho thấy sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng. Năm 2016 thu nhập bình quân đầu người của nhóm thu nhập thấp nhất là 791 nghìn đồng, tăng bình quân 5,7% trong giai đoạn 2016-2019; nhóm thu nhập cao nhất là 7,8 triệu đồng, tăng 6,8%. Tốc độ tăng trưởng về thu nhập của nhóm thu nhập thấp chậm hơn nhóm thu nhập cao làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, năm 2016 thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất gấp 9,8 lần nhóm có thu nhập thấp nhất, năm 2019 gấp 10,2 lần. Tuy nhiên đến năm 2020, do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội tới các đối tượng là người nghèo, gia đình chính sách nên nhóm thu nhập thấp tăng 7,6% trong giai đoạn 2016-2020 nhanh hơn nhiều mức tăng 3,3% của nhóm thu nhập cao nhất, điều đó đã kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm này chỉ còn 8 lần.
Bảng 2: Chênh lệch giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất giai đoạn 2016-2020
Ghi chú: (1) Khoảng cách thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1; (2) Số lần chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 (giàu nhất) và nhóm 1 (nghèo nhất)
Tại khu vực thành thị, sự phân hóa giàu nghèo giữa nhóm thu nhập thấp nhất và thu nhập cao nhất có xu hướng giảm từ 7,6 lần năm 2016 xuống 7,2 lần năm 2019 và chỉ còn 5,3 lần năm 2020 do tác động của dịch Covid-19 làm cho nhóm thu nhập cao giảm trong khi nhóm thu nhập thấp có xu hướng tăng. Khu vực nông thôn có xu hướng ngược lại với khu vực thành thị khi chênh lệch về thu nhập giữa 2 nhóm thấp nhất và cao nhất tăng từ 8,4 lần năm 2016 lên 9,6 lần năm 2019, tuy nhiên năm 2020 giảm chỉ còn 8 lần do chịu tác động chung của dịch Covid-19 lên toàn bộ nền kinh tế.
Từ khóa » Chênh Lệch Kinh Tế
-
Tác động Của đô Thị Hóa đến Chênh Lệch Giàu Nghèo ở Việt Nam
-
Thực Trạng Giàu Nghèo Và Những Vấn đề đặt Ra - Chi Tiết Tin
-
Bất Bình đẳng Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thực Trạng Chênh Lệch Giàu Nghèo Và Thu Nhập Của Người Lao động ...
-
[PDF] Giảm Khoảng Cách Chênh Lệch Thu Nhập To Reduce Income Gap In ...
-
Các Nền Kinh Tế Lớn Tăng Trưởng Chênh Lệch Do Chính Sách ứng Phó ...
-
Chênh Lệch Giá Giữa Các Vùng Và Các địa Phương Qua Chỉ Số Giá ...
-
Thu Hẹp Khoảng Cách Thu Nhập Giữa Các Tầng Lớp Dân Cư
-
Khủng Hoảng Kinh Tế đẩy Chênh Lệch Giàu - Nghèo ở Mỹ Lên Mức Kỷ Lục
-
IMF Cảnh Báo Tăng Trưởng Kinh Tế Chênh Lệch Giữa Các Nhóm Nước
-
Tạp Chí Nghiên Cứu Kinh Tế Và Kinh Doanh Châu Á
-
Chênh Lệch Mức Thu Giữa Các Tỉnh Vùng Kinh Tế Bắc Bộ Thu Hẹp ...
-
Điểm Sàn Xét Tuyển Khối Ngành Kinh Tế: Không Chênh Lệch Nhiều
-
Vấn đề Chênh Lệch Giàu Nghèo Với Quá Trình Hội Nhập Thương Mại ...