Xu Hướng Sử Dụng đồ ăn Nhanh ở Nhật Bản Năm 2022 - Ingreda

Các thương hiệu đồ ăn nhanh ở Nhật Bản đang cố gắng phục vụ những người tiêu dùng bằng cách cải tiến và sáng tạo hương vị trong sản phẩm cùng với việc tăng cường đưa ra các sáng kiến bền vững.

Những gì đang diễn ra…

Hương vị và sự sáng tạo sẽ kích thích người tiêu dùng

Các thương hiệu đang đổi mới bằng những sự kết hợp vui nhộn, chẳng hạn như  tạo ra hương vị giống như một bữa ăn kết hợp với đồ uống, để thu hút người tiêu dùng và trở nên nổi bật trên thị trường.

Tiêu dùng tại nhà tiếp tục chiếm ưu thế

Các thương hiệu đang kết hợp các sản phẩm của họ với các hoạt động tại nhà và cung cấp các món ăn gọn nhẹ thú vị, sáng tạo để phục vụ cho người tiêu dùng tại chính ngôi nhà của họ.

Sự thay đổi theo hướng bền vững đang xuất hiện

Chính phủ Nhật Bản và các thương hiệu đang có những hành động vì tương lai bền vững và xu hướng này cũng đang nổi lên trong ngành đồ ăn nhẹ. Từ bao bì đến thành phần, các thương hiệu đang tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường.

Thị trường đồ ăn nhanh vẫn ổn định dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch

Đại dịch có nhiều tác động đến thị trường đồ ăn nhanh Nhật Bản, chẳng hạn như giảm nhu cầu sử dụng và giảm lượng khách du lịch nước ngoài; Kết quả là, thị trường đồ ăn nhẹ tuy giảm nhẹ vào năm 2020 so với năm trước đó, nhưng nhìn chung vẫn ổn định.

Mặc dù vậy, đại dịch đã dẫn đến nhiều sự thay đổi. Chẳng hạn, hầu hết người tiêu dùng hiện nay chuyển sang sử dụng đồ ăn vặt tại nhà, từ đó dẫn đến các dòng sản phẩm tiêu thụ nhanh như mì ăn liền, snacks, thịt viên và xúc xích tăng lên.

Đồ ăn nhanh có thành phần chính là khoai tây đang dần bị thay thế bởi các thành phần khác

Nhu cầu về thức ăn nhanh có nguồn gốc từ khoai tây vẫn ở mức cao; tuy nhiên, các thương hiệu cũng đang khám phá tiềm năng của những đồ ăn nhẹ dựa trên các nguyên liệu khác như gạo, ngô và đậu nành.

Một số thương hiệu đang đi theo hướng này như: Snacks làm từ gạo Nhật Bản của Koikeya, snack làm từ các loại đậu khác nhau của Calbee Miino. Những sản phẩm snack không khoai tây mang đến sự mới lạ về hương vị và cả những chức năng khác.

Sử dụng những hương vị mới lạ để thu hút những người tiêu dùng hiếu kỳ

Các thương hiệu tiếp tục làm mới mình bằng sự kết hợp hương vị và kết cấu mới lạ

Thị trường đồ ăn nhanh Nhật Bản rất đa dạng về hương vị. Các thương hiệu đang kết hợp các hương vị với nhau chẳng hạn như ngọt và mặn như bơ + nước tương hay bơ + muối. Điều này cũng gián tiếp giúp cho ngành phụ gia tạo hương và tạo vị mới lạ cho thực phẩm cũng được sử dụng ngày càng phổ biến. 16% người tiêu dùng Nhật Bản luôn tìm kiếm các loại thực phẩm / hương vị mới để thử và 36% thỉnh thoảng làm như vậy.

Hương vị gắn liền với các vùng miền khác nhau thu hút người tiêu dùng

Nhắm mục tiêu người tiêu dùng có nhu cầu đi du lịch và trải nghiệm mới đã tăng lên do các hạn chế bởi COVID-19, các thương hiệu đang cung cấp các món ăn nhẹ gắn liền với các khu vực địa lý khác nhau; điều này cũng được thấy trên các danh mục thực phẩm, chẳng hạn như mì ăn liền hay snacks.

Tái tạo trải nghiệm ăn uống ngoài trời dưới dạng hương vị đồ ăn nhẹ

Các thương hiệu đồ ăn nhanh đang hợp tác với các nhà hàng và quán rượu trên toàn quốc để tái tạo hương vị của các món ăn bình dân từ những nơi này để tiêu thụ tại nhà.

Thu hẹp khoảng cách giữa bữa ăn nhẹ và bữa ăn chính

Các thương hiệu đang cố gắng mở rộng dịp tiêu thụ và định vị mình trong khoảng mờ giữa bữa ăn nhẹ và bữa chính. Đồ ăn nhẹ giống như bữa ăn chính, tạo lại hương vị bữa ăn và hứa hẹn cảm giác no, có thể dùng để thay thế bữa ăn. 28% người tiêu dùng Nhật Bản thay thế một bữa ăn chính bằng bữa ăn nhẹ  với các loại snacks, xúc xích hoặc đồ uống một lần hoặc nhiều hơn một lần mỗi tháng.

Nhắm đến mục tiêu dành cho người tiêu dùng tại nhà

Kết hợp hương vị món ăn nhẹ với đồ uống có cồn để có trải nghiệm vị giác cao hơn

Uống rượu trong nhà đã trở thành một xu hướng trong đại dịch. Các thương hiệu không chỉ kết hợp với các loại đồ uống có cồn, mà còn với đồ uống truyền thống.

Một ví dụ là “cơm snacks” kết hợp với vị chanh đến từ Nakameguro.

Đồ ăn nhẹ có thể sử dụng trong nấu ăn tại nhà

Đồ ăn nhẹ đa năng có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc được sử dụng trong nấu nướng là một gợi ý giá trị. 27% người tiêu dùng Nhật Bản chọn các nguyên liệu có thể được sử dụng trong nhiều bữa ăn khi cố gắng tiết kiệm tiền ăn uống.

Đồ ăn nhẹ có thể thêm kết cấu giòn và hương vị phức tạp trong bữa ăn, chẳng hạn như cơm taco, bột tẩm gà rán, hoặc lớp bột phủ cho các món salad.

Thương hiệu có sự bền vững

Các thương hiệu đang chuyển đổi theo hướng thân thiện hơn với môi trường

Chính phủ Nhật Bản và các thương hiệu cũng đang có những hành động hướng tới một thế giới bền vững, chẳng hạn như cắt giảm bắt buộc đồ nhựa dùng một lần từ tháng 4 năm 2022. Các thương hiệu đồ ăn nhẹ cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này, và các tuyên bố về đạo đức và môi trường đã tăng lên nhanh chóng trong ba năm qua. 26% người tiêu dùng Nhật Bản nói rằng bao bì thân thiện với môi trường là yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc khi lựa chọn thực phẩm và đồ uống.

Phối hợp giữa hành động và giáo dục người tiêu dùng

Nhằm thúc đẩy các hoạt động thuộc Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) thông qua các sản phẩm của mình, Koikeya đang thực hiện các bước để cải thiện môi trường.

Koikeya The Nori Seaweed & Salt Potato Chips and Koji Malt Salt Potato Chips là sản phẩm đầu tiên của thương hiệu có bao bì giấy được ra mắt. Ngoài ra, thương hiệu còn tung ra một phim hoạt hình được cho là giúp trẻ em và người lớn tìm hiểu về các sáng kiến của SDG.

Cơ hội

Tiêu dùng tại nhà tiếp tục là cơ hội chính mà các thương hiệu nhắm đến. Bằng cách cung cấp hương vị và màu sắc độc đáo, thú vị cho các đồ ăn nhẹ, các nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi ích hơn từ việc ăn vặt tại nhà. Khi xã hội Nhật Bản dần chuyển sang mô hình bền vững hơn, các thương hiệu đồ ăn nhanh có thể tận dụng cơ hội này bằng cách giáo dục và thu hút người tiêu dùng và góp phần hướng tới một tương lai thân thiện hơn với môi trường.

Mời bạn đánh giá

Related posts:

  1. Xu hướng sử dụng mì ăn liền ở Nhật Bản năm 2022
  2. Xu hướng hương vị hàng đầu của đồ uống, nước giải khát năm 2022
  3. Xu hướng tương lai và tiềm năng phát triển trong việc sử dụng gellan gum – Phần 2
  4. Xu hướng tương lai và tiềm năng phát triển trong việc sử dụng gellan gum – Phần 1
  5. Cải tiến xốt ướp thịt nướng – Phần 1. Sử dụng hương vị khói
  6. Nhân tạo hay tự nhiên, xu hướng nào cho màu thực phẩm dùng trong kẹo
  7. Chất bảo quản thực phẩm Nisin – Phần 3. Các yếu tố ảnh hưởng
  8. Xu hướng thực phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng

Từ khóa » Cách đặt đồ ăn Nhanh ở Nhật