Xu Hướng Tiết Kiệm Cận Biên (Marginal Propensity To Save - MPS) Là ...
Có thể bạn quan tâm
Hình minh họa. Nguồn: Investopedia
Xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS)
Định nghĩa
Xu hướng tiết kiệm cận biên trong tiếng Anh gọi là Marginal Propensity to Save, viết tắt là MPS. Xu hướng tiết kiệm cận biên là lượng tiết kiệm tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đơn vị.
Các thuật ngữ liên quan
Tiết kiệm được hiểu là phần vượt quá thu nhập so với chi tiêu tiêu dùng.
Hàm tiết kiệm (Saving Function) phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến với lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.
Công thức xác định
Nếu ta kí hiệu:
ΔS là biến động của mức tiêu dùng trong kì
ΔY là biến động của thu nhập trong kì
Khi đó (ΔS/ΔY ) = MPS
Mối liên hệ giữa MPC và MPS
Các cá nhân trong nền kinh tế không chỉ tiêu dùng mà còn tiết kiệm từ mỗi đơn vị thu nhập khả dụng bổ sung, do đó tiết kiệm và tiêu dùng là hình ảnh phản chiếu của nhau. Đường tiết kiệm có thể xây dựng được từ đường tiêu dùng như được minh họa trong Hình 19.6
Tại mức thu nhập khả dụng bằng 0, tiêu dùng có giá trị là C̅ và tiết kiệm sẽ có giá trị là - C̅. Tại mức thu nhập khả dụng YA, thu nhập vừa đủ trang trải chi tiêu cho tiêu dùng (Yd = C), do đó tiết kiệm bằng 0.
Hộ gia đình không có tích lũy cho tương lai nhưng cũng không phải đi vay hay dùng của cải đã tích lũy được để trang trải cho mức tiêu dùng hiện tại. Các nhà kinh tế thường gọi đó là điểm vừa đủ.
Xuất phát từ công thức S = Yd - C
Ta có:
ΔS = ΔYd - ΔC
Chia cả 2 vế cho ΔYd, ta có:
ΔS/ ΔYd = 1 - (ΔC/ΔYd)
Suy ra: MPS = 1 - MPC
Hay MPS + MPC = 1
Ví dụ: Theo định nghĩa thu nhập khả dụng bằng tiêu dùng cộng tiết kiệm nên khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị, nếu tổng tiêu dùng tăng thêm 0,9 thì tổng tiết kiệm sẽ tăng lên 0,1.
Kết luận:
- Tổng xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) và xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS) luôn bằng 1. Xu hướng tiêu dùng cận biên càng lớn thì xu hướng tiết kiệm cận biên càng nhỏ và ngược lại.
Đặc trưng
- Vì 0 < MPC < 1 mà MPC + MPS = 1 nên xu hướng tiết kiệm cận biên luôn năm trong khoảng từ 0 đến 1 hay 0 < MPS < 1.
- Xu hướng tiết kiệm cận biên chính là độ dốc của hàm tiết kiệm.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính; Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học kinh tế quốc dân)
Từ khóa » Cách Tính Mp Trong Kinh Tế Vi Mô
-
[PDF] KINH TẾ VI MÔ - Topica
-
Chương 4 Lý Thuyết Hành Vi Của Người Sản Xuất - SlideShare
-
Một Số Công Thức Cho Kinh Tế Vi Mô | LouisKun's Blog
-
CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT
-
[PDF] Bài 4 LÝ THUYẾT SẢN XUẤT
-
Bài Giảng Vi Mô - Chương 4 Lý Thuyết Về Hành Vi Của Doanh Nghiệp
-
Lý Thuyết Hành Vi Nhà Sản Xuất Flashcards | Quizlet
-
[PDF] Bài Giảng Kinh Tế Vi Mô - Khoa Kinh Tế - Luật
-
Hàm Năng Suất Biên Là Gì? Quy Luật Năng Suất Biên Giảm Dần?
-
KINH Tế VI Mô Chương 4 Lý Thuyết Hành Vi Của Người Sản Xuất - 123doc
-
Trần Minh Trí
-
Xu Hướng Tiết Kiệm Cận Biên (Marginal Propensity To Save) Là Gì?
-
Công Thức Vi Mô Vĩ Mô - Kinh Tế Vi Mô - StuDocu
-
Ch 5 SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT - Kinh Tế Vi Mô