Xử Lý Thế Nào Khi đăng Ký Vốn điều Lệ Cao Nhưng Không Góp đủ?
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp cần làm gì khi thành viên không góp đủ vốn?
Loại hình | Cách thức thực hiện |
Công ty TNHH 1 thành viên (Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020) | - Phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định trên, chủ sở hữu công ty phải: Đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp thực tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. |
Công ty TNHH 2 thành viên (khoản 3 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020) | - Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Sau 90 ngày, nếu không góp đủ vốn, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, cụ thể: + Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. + Nếu chưa chào bán hết, phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp. |
Công ty cổ phần (Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020) | - Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. - Sau 90 ngày, nếu chưa góp đủ vốn, cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này. |
Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020) | - Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn cũng như chủ doanh nghiệp tư nhân phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. - Riêng đối với thành viên góp vốn công ty hợp danh, trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên |
Xử lý doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ (Ảnh minh hoạ)
Không góp đủ vốn điều lệ bị xử lý thế nào?
1. Trách nhiệm của thành viên, cổ đông công ty
- Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định.
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên: Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
- Đối với công ty cổ phần: Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.
Ví dụ: Ông A cam kết góp 600 triệu đồng, nhưng nếu A thực góp chỉ có 300 triệu đồng. Trong thời gian này, công ty chưa thay đổi vốn điều lệ, nếu công ty phát sinh lỗ phải trả, thì A phải góp thêm 300 triệu đồng nữa để công ty trả nợ.
- Đối với công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân: Đây là các loại hình doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty, vì vậy kể cả có góp đủ vốn hay không đủ vốn thì thành viên, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm với công ty bằng tài sản của mình.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp
Đối với tất cả các loại hình công ty, trường hợp không đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp như đã đăng ký có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP) và buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Đối với trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh, có hai doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; với tổng vốn điều lệ lên đến hơn 500.000 tỷ đồng. Nếu sau thời hạn quy định như trên, thực tế doanh nghiệp không góp đủ số vốn này mà không làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ thì sẽ bị xử phạt hành chính 10 - 20 triệu đồng. Doanh nghiệp buộc phải đăng ký số vốn điều lệ theo số vốn thực góp của các thành viên.
Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>> Năm 2021, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần bằng cách nào?
Từ khóa » Cách Xử Lý Góp Vốn điều Lệ Không đủ
-
Không Góp đủ Vốn điều Lệ Như đã đăng Ký Xử Phạt Thế Nào?
-
Xử Lý Trường Hợp Không Góp đủ Vốn điều Lệ Công Ty - Luật Sư
-
THỜI HẠN GÓP VỐN VÀ CÁCH XỬ LÝ NẾU KHÔNG GÓP ĐỦ ...
-
Giảm Vốn điều Lệ Do Không Góp đủ - AZLAW
-
Không Góp Đủ Vốn Điều Lệ Xử Lý Thế Nào | Luật Hùng Thắng
-
Góp Vốn điều Lệ Không đúng Thời Gian Theo Quy định Thì Doanh ...
-
Không Góp đủ Vốn điều Lệ Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Theo Quy định ...
-
Từ 01/01/2022, Khai Khống Vốn điều Lệ Bị Phạt Tới 100 Triệu đồng
-
Xử Lý Khi Góp Vốn Không đúng Thời Hạn đối Với Doanh Nghiệp
-
Quy định Về Góp Vốn điều Lệ Khi Thành Lập Công Ty, Doanh Nghiệp
-
Bàn Về Xử Lý Vi Phạm Về đăng Ký Vốn điều Lệ đối Với Công Ty Cổ Phần
-
NẾU KHÔNG GÓP VỐN ĐIỀU LỆ ĐÚNG THỜI HẠN HAY ĐÚNG SỐ ...
-
Không Góp đủ Vốn điều Lệ đúng Thời Hạn Có Bị Xử Phạt Không?
-
Cách Xử Lý Góp Tiền Vốn điều Lệ ở Các Doanh Nghiệp