XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG PHẦN MỀM "CRACK" (BẺ ...
Có thể bạn quan tâm
CÂU HỎI:
Tôi thấy nhiều khách hàng hiện nay ngại bỏ tiền ra mua phần mềm có bản quyền, thay vào đó họ tự mình cài đặt hoặc ra các cửa hàng khác nhờ chuyên viên cài đặt phần mêm crack (phần mềm đã bẻ khóa). Đây là hoạt động bán phần mềm lậu và nó ảnh hưởng đến những người kinh doanh chân chính như tôi. Không biết đây có phải là kinh doanh trái pháp luật không và pháp luật có quy định xử phạt như thế nào? Nhờ Tư vấn Như Ý tư vấn giúp tôi. Cảm ơn.TRẢ LỜI:
Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến, TƯ VẤN NHƯ giải đáp những băn khoăn của bạn thông qua bài viết sau:
Khá nhiều người dùng máy tính tại Việt Nam hiện nay vẫn có thói quen sử dụng phần mềm máy tính được bẻ khóa (hay còn gọi là "crack") hoặc nôm na là dùng phần mềm lậu.
Khi sử dụng các phần mềm này, bên cạnh những rủi ro tìm ẩn là máy tính của bạn có thể dễ bị hacker xâm nhập và tống tiền hơn, phần mềm không được nâng cấp kịp thời và không được hỗ trợ khắc phục khi phần mềm xảy ra lỗi, hành vi sử dụng các phần mềm này thực chất là đang vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Phần mềm máy tính, chương trình máy tính là "tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể". Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, tức nó là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Do đó, phần mềm máy tính cũng có thể được bảo hộ bản quyền và những hành vi xâm phạm quyền này sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ, cụ thể như sau.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thì hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (nếu thực hiện các hành vi tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự có yếu tố cấu thành tội phạm.
Đối với biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
Nếu cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ như sau thì có thê bị xử phạt theo hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền:
- Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.”
Mức phạt tiền được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức (doanh nghiệp) phải nộp phạt là gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cá nhân: cá nhân nào có hành vi sử dụng, kinh doanh phần mềm máy tính, chương trình máy tính "lậu" thì áp dụng chế tài được quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, cụ thể: “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
“1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng);
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Lưu ý là với hành vi sử dụng, kinh doanh phần mềm lậu, ngay cả khi chủ của quyền sở hữu trí tuệ không khởi kiện thì cơ quan chức năng vẫn có cơ sở để chủ động xử lý.
Việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những chủ thể sử dụng phần mêm lậu không chỉ gây hậu quả xấu về mặt tài chính mà còn để lại danh tiếng không tốt cho doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và đối tác. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình khi sử dụng các phần mềm, chương trình máy tính, cũng như để công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và minh bạch, chúng ta nên tuân thủ các quy định và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đối với phần mềm, chương trình máy tính.
Trên đây là những nội dung TƯ VẤN NHƯ Ý trả lời cho câu hỏi của bạn. Mong rằng bạn và những người kinh doanh khác sẽ thuận lợi trong công việc kinh doanh của mình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:
Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm
Hotline: (028) 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96
Email: nhuylawfirm@gmail.com
Tác giả bài viết: Ngọc Huyền.
Từ khóa » Cài Phần Mềm Lậu
-
Tác Hại Của Việc Dùng Phần Mềm Lậu Là Gì? - Tinhte
-
Dùng Phần Mềm Lậu ở Hàn Quốc Thì Bị Phạt Như Thế Nào?
-
Kết Quả Tìm Kiếm: Cài đặt Phần Mềm Lậu
-
Đây Là Lý Do Bạn Không Nên Sử Dụng Phần Mềm Crack Hoặc Lậu
-
Crack Là Gì? Tại Sao Lại Không Nên Xài Game, Phần Mềm Crack
-
Phần Mềm Lậu | BIZFLY, Tin Tức Công Nghệ Mới, CHUYÊN SÂU Về ...
-
Cài Phần Mềm Lậu Vào Máy Tính “trống” Là Vi Phạm Bản Quyền
-
Anh Em Xài Phần Mềm Crack Cần Nên Xoá Ngay Lập Tức - Oxii
-
Lý Do Bạn Nên Hạn Chế Sử Dụng Phần Mềm Crack Và Bẻ Khóa Phần ...
-
Chỉ Có 10% Người Dùng Việt Nam đang Sử Dụng Phần Mềm Có Bản ...
-
PHẦN MỀM LẬU Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Crack (phần Mềm) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Crack Phần Mềm Có Vi Phạm Pháp Luật Hay Không?
-
Bị Kết án Tù Vì Cài đặt Và Sử Dụng Windows Không Có Bản Quyền