Xuất Huyết Dưới Kết Mạc Có đáng Ngại? - Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
Có thể bạn quan tâm
Một ngày nào đó, bỗng dưng mắt bạn có biểu hiện vỡ mạch máu ở trong mắt, sau đó toàn bộ lòng trắng bị nhuốm đỏ. Thực ra, trong nhãn khoa, hiện tượng trên được gọi với tên “xuất huyết dưới kết mạc”. Vậy, hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc có đáng ngại?
Xuất huyết dưới kết mạc thường không có triệu chứng
Kết mạc là lớp màng ngoài cùng bao bọc nhãn cầu. Kết mạc chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Bình thường rất khó quan sát các mạch máu này vì chúng rất nhỏ. Nhưng khi có viêm nhiễm, các mạch máu giãn nở ra, người ta mới quan sát được chúng.
Do cấu trúc rất thanh mảnh, các mạch máu ở mắt đôi khi bị vỡ gây hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc; Máu ở kết mạc chảy ra khỏi lòng mạch không tạo dòng hay nhỏ giọt ra ngoài mà sẽ len vào khoảng không giữa kết mạc và củng mạc tạo một vệt như vết dầu loang hoặc đội vồng kết mạc lên.
Lượng máu mất đi cũng rất ít, chỉ tối đa 2 ml. Quá trình tiêu máu tự nhiên sẽ làm vùng xuất huyết thu gọn và thay đổi màu sắc. Vết đỏ rực sẽ đổi sang màu vàng cam, sau đó là vàng và biến mất trong khoảng 2 tuần.
Xuất huyết dưới kết mạc thường không có triệu chứng báo trước. Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Nhiều người bị biết mình bị xuất huyết khi soi gương hoặc khi có người khác nói. Chỉ một số người thấy hơi vướng, cộm, nhói khẽ ở mắt bên xuất huyết.
Nguyên nhân xuất huyết dưới kết mạc
Một số nguyên nhân sau có thể gây xuất huyết dưới kết mạc:
– Chấn thương mắt.
– Các bệnh lý rối loạn đông máu.
– Tai biến sau lặn sâu, lặn biển đi kèm với quá trình giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở.
– Chấn thương vùng đầu mặt.
– Bệnh tăng huyết áp.
– Sau phẫu thuật LASIK có dùng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm.
– Viêm kết mạc do Enterovirus 70 và Coxsackie A.
– Nhiễm Leptospira (một loại xoắn khuẩn).
– Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt, trong đó có mắt (xảy ra trong quá trình nôn, ho, hắt hơi, xì mũi, gắng sức do mang vác, rặn đẻ…)
– Thiếu vitamin C, thiếu yếu tố đông máu XIII, thiếu vitamin K…
– Đang dùng các thuốc chông đông máu cho các bệnh tim mạch như Aspirine, Wafarine
Lưu ý: Trong đa số các trường hợp, xuất huyết do vỡ mạch máu nhỏ không có nguyên nhân rõ ràng.
Cần làm gì khi bị xuất huyết dưới kết mạc?
Khi xảy ra xuất huyết dưới kết mạc, bệnh nhân nên gặp bác sĩ nội khoa để trình bày vấn đề của mình. Trong trường hợp này, bác sĩ nội khoa sẽ cho kiểm tra sức khỏe toàn thân như đo huyết áp, xét nghiệm máu… để phát hiện các bệnh có thể gây ra xuất huyết và điều trị.
Nếu bạn đang dùng các thuốc chống đông máu, bác sĩ nội khoa sẽ cân nhắc để dừng, giảm liều, hoặc chuyển đổi các thuốc chống đông đang sử dụng.
Phát hiện xuất huyết dưới kết mạc, bệnh nhân không nên day dụi mắt; chỉ nên chườm đá, nghỉ ngơi để vết xuất huyết khỏi lan rộng. Thông thường sau khoảng 10 – 14 ngày xuất huyết sẽ tan, mắt không còn đỏ nữa (tuy nhiên rất có thể xuất huyết sẽ quay lại cũng ở vị trí cũ nếu điều kiện thuận lợi được lặp lại).
Thông thường sau 1-2 tuần xuất huyết sẽ tan, một số ít có thể tan trong 2-3 tuần. Xuất huyết dưới kết mạc không có tiên căn chấn thương không cần điều trị, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo cho những trường hợp có kích thích nhẹ
Nếu xuất huyết dưới kết mạc kèm theo với một trong các biểu hiện / yếu tố như:
– Mắt đau nhức
– Mắt nhìn mờ, nhìn đôi, khó nhìn
– Có tiền sử tăng huyết áp
– Có tiền sử các bệnh gây xuất huyết
– Xuất huyết kèm theo chấn thương vùng đầu mặt…, bệnh nhân cần đi khám ngay lập tức.
Xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm?
Thực ra, trong xuất huyết dưới kết mạc, máu thường tự tiêu hết mà không cần phải điều trị gì. Thị lực và các phần khác của mắt không bị ảnh hưởng. Bệnh không nguy hiểm trừ trường hợp xuất hiện sau chấn thương có thể kết hợp với tổn thương khác của mắt.
Tuy vậy, nếu sau 2 tuần, xuất huyết không biến mất, thậm chí có xu hướng lan rộng hơn; Xuất huyết ở cả 2 mắt kèm với xuất huyết ở cơ quan khác như chảy máu chân răng, chảy máu mũi… thì là điều đáng lo ngại, cần khám xét cẩn thận để xác định nguyên nhân.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
BS. Bùi Hải Yến
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/eye-health/bleeding-in-the-eye#1
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/subconjunctival-hemorrhage/symptoms-causes/syc-20353826
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3702240/
https://medlineplus.gov/ency/article/001616.htm
Từ khóa » Tơ Máu Trong Mắt
-
Tia, Gân Màu đỏ Trong Mắt: Nguyên Nhân Là Gì? | Vinmec
-
Chảy Máu ở Lòng Trắng Mắt Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Lòng Trắng Mắt Có Nhiều Tia Máu đỏ Là Do Bệnh Gì? | Medlatec
-
Lòng Trắng Mắt Có Nhiều Tia Máu đỏ Có Nguy Hiểm Không?
-
Tia Máu Trong Mắt Là Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Gân Màu đỏ Trong Mắt Là Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ai Có Nguy Cơ Bị Xuất Huyết Mắt? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đỏ Mắt (Xuất Huyết Dưới Kết Mạc) Có Nguy Hiểm Hay Không? - YouMed
-
Tia Máu Trong Mắt Là Bệnh Gì? - Zing
-
Mắt Bị Nổi Gân Máu đỏ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Gân Màu đỏ Xuất Hiện Trong Mắt Là Bệnh Gì?
-
Hiện Tượng Chảy Máu ở Lòng Trắng Của Mắt Có Nguy Hiểm Không?
-
Những Biểu Hiện Trên đôi Mắt Giúp Phát Hiện Sớm Nhiều Bệnh Nguy ...