- Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024
- Đọc nhiều
- Chủ đề sự kiện
- Thông tin tòa soạn
- Danh mục
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Kinh tế
Chính sách
Kết quả nghiên cứu
Doanh nghiệp
Hàng hóa nguyên liệu
Tài chính Đầu tư
Quốc tế hội nhập
Người công thương
Truyền thống Công Thương
Giờ thứ 9
Tuyển sinh
Công nghệ - Tiêu dùng
Công nghiệp ô tô xe máy
Ấn phẩm
Mutimedia
Môi trường Công Thương xanh
Địa phương
Lãi suất - Tỷ giá
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Kinh tế
- Chính sách
- Kết quả nghiên cứu
- Doanh nghiệp
- Hàng hóa nguyên liệu
- Tài chính Đầu tư
- Quốc tế hội nhập
- Người công thương
- Truyền thống Công Thương
- Giờ thứ 9
- Tuyển sinh
- Công nghệ - Tiêu dùng
- Công nghiệp ô tô xe máy
- Ấn phẩm
- Mutimedia
- Môi trường Công Thương xanh
- Địa phương
- Lãi suất - Tỷ giá
Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ đã cho ra đời các thế hệ máy chiếu kỹ thuật số. Điều này đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thế giới của những người say mê ”Nhà hát gia đình”, đồng thời nó cũng gây ra ”cuộc đại chiến” giữa hai trường phái công nghệ là: LDC và DLP. Tất nhiên ”cuộc đại chiến” này luôn dai dẳng và ”bất phân thắng bại”, bởi so sánh hai công nghệ thì ”kẻ tám lạng, người nửa cân”. Có nghĩa là loại nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng, nó đòi hỏi người tiêu dùng phải hiểu biết để tự chọn loại công nghệ phù hợp với nhu cầu sử dụng của riêng mình.Hai loại công nghệ này được mô tả như sau: Máy chiếu LCD thường bao gồm 3 màn LCD riêng biệt. Ba màn hình này, mỗi màn hình cho một màu khác nhau gồm đỏ, xanh đậm và xanh lá cây. Khi ánh sáng đi qua các màn LCD, các phân tử hình ảnh (pixel) sẽ được mở ra, hoặc đóng lại để điều chỉnh ánh sáng, ví như hoạt động của các cửa chớp lật. Nhờ đó mà hình ảnh cùng màu sắc được tạo ra và chiếu trên màn hình. Với công nghệ DLP thì chu trình này khác hẳn. DLP sử dụng các con chíp điện tử với một bề mặt được kết cấu bởi hàng ngàn tấm gương cực nhỏ, thay thế cho hàng ngàn pixel. Khi hoạt động, các tấm gương liên tục đảo qua đảo lại, đưa ánh sáng vào thấu kính để mở pixel, hoặc đưa ra ngoài thấu kính để đóng pixel. Màn hình DLP có hai loại khác nhau, tuỳ vào giá trị sản phẩm. Loại có giá thấp hơn 20.000 USD chỉ có một con chíp duy nhất. Vì vậy nó có thêm một bánh lái chứa các màng lọc màu (đôi khi cả màng lọc trắng). Bánh lái này quay tròn giữa đèn và con chíp để cho các ánh sáng màu luân phiên chiếu vào chíp. Các tấm gương sẽ chiếu các ánh sáng này vào thấu kính, hoặc nghiêng đi tuỳ thuộc vào lượng màu mỗi pixel đòi hỏi tại một thời điểm nhất định. Các hoạt động này giúp điều chỉnh ánh sáng và tạo ra hình ảnh chiếu trên màn hình. Loại còn lại được thiết kế 3 con chíp riêng biệt, mỗi con chíp có chức năng xử lý một màu khác nhau. Tuy nhiên, loại này có giá bán cực đắt.Xét về hình ảnh, công nghệ LCD vượt trội hơn hẳn DLP ở khả năng truyền màu, hình ảnh tạo ra luôn sắc nét, dù ở bất cứ độ phân giải nào. ¦u điểm kế tiếp của LCD là, hiệu quả ánh sáng với hiệu suất ANSI lumen cao hơn hẳn DLP khi sử dụng đèn cùng công suất. Song, bên cạnh đó, LCD không tránh khỏi những điểm yếu, một là công nghệ này thường tạo ra hiệu ứng ”Cửa màn hình”. Đó là người ta có thể nhìn thấy các pixel bằng mắt thường, làm cho có cảm giác đang xem hình ảnh qua một cửa màn hình. Hiệu ứng này liên quan tới hình ảnh video nhiều hơn là hiển thị dữ liệu (máy tính). Điểm yếu thứ hai thể hiện ở độ đen và độ tương phản không cao, làm cho hình ảnh video thiếu đi ấn tượng. Trong khi đó, công nghệ DLP đem lại cho người sử dụng những tiện ích mà các công nghệ khác không có được. Một trong số đó là sự gọn nhẹ do công nghệ này chỉ sử dụng một chip đơn. Nếu tất cả các máy chiếu mini DLP có trên thị trường hiện nay chỉ có trọng lượng 3-pound, thì các máy LCD đều có trọng lượng từ 5-pound trở lên. Về độ tương phản hình ảnh và độ đen, thì màn hình DLP vượt trội hơn hẳn màn hình LCD. ¦u thế cạnh tranh thứ ba của màn hìmh DLP là khả năng giảm hiệu ứng ”Cửa màn hình”. Tuy vậy nhưng công nghệ LCD, DLP cũng mắc những ”căn bệnh trầm kha”. Một trong những ”căn bệnh” đó là hiện tượng màu sắc bị phân thành từng mảng riêng biệt như đỏ, xanh đậm, xanh nhạt mà người ta gọi là hiệu ứng cầu vồng, do việc sử dụng bánh lái màu để tạo ra hình ảnh. Về nguyên lý, đó là tại một thời điểm nào đó, hình ảnh trên màn hình sẽ chuyển đỏ, xanh đậm hoặc xanh nhạt. Tuy nhiên, sự thay đổi này xảy ra liên tục và cực nhanh, nên mắt thường không thể nhìn thấy được. Song thật không may, một số người lại có khả năng phát hiện ra hiệu ứng này, và trong số đó, nhiều người cho rằng nó gây ra đau đầu và nhức mỏi mắt. Trên thương trường, những ưu điểm hoặc điểm yếu của sản phẩm sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh và ngược lại. Vì vậy ”cuộc chạy đua” giữa các nhà sản xuất sử dụng hai công nghệ này đã hình thành và kéo dài vô tận. Trong ”cuộc chiến” này, các nhà sản xuất và phát triển công nghệ LCD lớn nhất là Sony và Epson không có ý định đứng ngoài cuộc, để cho Texas Instrument độc chiếm thị trường với công nghệ DLP. Bởi vậy, các nhà sản xuất đã liên tục cải tiến sản phẩm của mình. Phái sử dụng công nghệ LCD tập trung vào các cải tiến làm giảm hiệu ứng ”cửa màn hình” và tăng độ tương phản của hình ảnh. Thứ nhất là bước tiến trong việc nâng cao độ phân giải, với việc đầu tiên là tăng lên độ phân giải XGA (1124x768). Tiếp đó XGA được nâng lên một bước là WXGA màn ảnh rộng, với độ phân giải tiêu chuẩn 1280x720 hoặc 1365x768. Đây chính là màn ảnh của sản phẩm Sanyo PLV-70 và Epson TW 100. Độ phân giải tiêu chuẩn XGA sử dụng dung lượng pixel tạo hình ảnh lớn hơn 64% so với các máy trước đó, nên đã làm giảm các khoảng trống giữa các pixel. Sau đó, máy chiếu màn ảnh rộng WXGA đạt được bước đột phá mới về số lượng pixel. Trong khi máy chiếu XGA sử dụng khoảng 589.000 pixel để tạo nên một hình ảnh, thì với máy chiếu WXGA, số lượng đó lên đến trên một triệu. Với số lượng pixel dày đặc như vậy, hiệu ứng ”cửa màn hình” hầu như đã mất hẳn ở khoảng cách xem thông thường. Không chỉ dừng ở đó, phái này còn tiến một bước nữa với việc giảm khoảng trống giữa các pixel trên các máy có độ phân giải thấp. Vì vậy ngày nay dù là một máy chiếu LCD rẻ tiền cũng có hiệu ứng ”cửa màn hình” thấp hơn hẳn so với trước. Rõ ràng nhất là với các sản phẩm PT-L300U của Panasonic có độ phân giải trung bình, màn ảnh cỡ 960x540.Phát triển thứ ba của máy chiếu LCD là việc ứng dụng ma trận Micro-Lens (MLA), nhằm nâng cao hiệu quả truyền ánh sáng ở độ phân giải XGA. Đối với các máy có ứng dụng MLA, tiêu cự được đặt lệch đi một chút. Đây là cách giúp làm mờ đi các pixel, nhưng không tổn hại gì đến độ sắc nét của hình ảnh. Nhờ đó, hiệu ứng ”cửa màn hình” đã được giảm thêm một bước.Điểm yếu chính so với công nghệ DLP của LCD là độ tương phản của hình ảnh. Bởi vậy gần đây, nhiều cải tiến đã góp phần nâng cao độ tương phản của máy chiếu LCD. Với độ tương phản ít nhất là 800:1, hình ảnh trở nên sinh động hơn, độ sắc nét, độ đen và độ bóng tốt hơn nhiều so với các máy chiếu đã bán ra thị trường những năm trước. Mặc dù vậy, đây vẫn là điểm yếu của LCD so với các màn hình công nghệ DLP.Texas Instrument cùng các doanh nghiệp sử dụng công nghệ DLP cũng tăng cường cho cuộc chạy đua, với việc vượt qua vấn đề của hiệu ứng cầu vồng. Trước đây, các thế hệ máy chiếu DLP sử dụng bánh lái màu có tốc độ quay 60 lần/giây, hay còn được gọi là 60Hz, hoặc 3.600RPM. Có nghĩa là cứ mỗi giây, các màu được cập nhật 60 lần. Tốc độ này được gọi là tốc độ quay 1x.Sau khi thế hệ máy chiếu đầu tiên được tung ra thị trường, các nhà sản xuất nhận thấy rằng, có một số người nhìn thấy hiệu ứng cầu vồng. Do đó, thế hệ máy chiếu thứ hai tốc độ quay của bánh lái màu được tăng lên 2x. Việc tăng gấp đôi tốc độ cập nhật màu đã làm giảm, thậm chí loại bỏ hẳn hiệu ứng cầu vồng đối với nhiều người.Hiện nay, rất nhiều máy chiếu DLP sử dụng bánh lái màu sáu mảng, với hai chuỗi màu đỏ, xanh đậm, xanh nhạt. Điều này đồng nghĩa với việc bánh lái màu vẫn duy trì ở tốc độ quay 2x, nhưng màu sắc được cập nhật hai lần trong mỗi chu trình quay. Do đó, tốc độ quay thực tế đã được nâng lên thành 4x. Một lần nữa, số người nhìn thấy hiệu ứng cầu vồng lại được giảm đi một nửa. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, thì vấn đề này vẫn cứ là điểm yếu của công nghệ DLP đối với một số người xem.Vậy là ”cuộc chiến” này vẫn cứ tiếp diễn, nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu hưởng thụ của người tiêu dùng, đồng thời cũng là để nâng cao lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất thuộc hai trường phái công nghệ. Đây thực sự là cuộc ”đại chiến công nghệ” thật có ích và cũng thật đáng hoan nghênh.
Xem nhiều
- 1
Sẽ vận hành Hệ thống KRX và hợp đồng tương lai VN100 trong năm 2025
- 2
Giá cà phê hôm nay 19/12: Có thể tăng cao hơn nữa
- 3
Giá phân bón DAP neo cao, DAP-VINACHEM (DDV) thắng lớn
- 4
Tổng Công ty Viglacera (VGC): Lãi quý 4 ước tăng 46 lần, sắp trình phương án thoái vốn nhà nước
- 5
Giá cà phê hôm nay 18/12: Thị trường Trung Quốc còn nhiều dư địa tăng trưởng
- 6
Volkswagen Tiguan 2025: Nâng cấp toàn diện
Cùng chuyên mục
Chắp thêm niềm tin cho nhà đầu tư nhờ rating
PV GAS: Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao
PV GAS: Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao
Những biến tấu của món phở cho ngày se lạnh
Giá vàng trong nước tiếp tục giảm
Đài Loan dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu tạm thời đối với sản phẩm dầu mỡ có nguồn gốc từ Việt Nam
Quy định về quá cảnh hàng hóa của nước CHND Trung Hoa qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam
Cấp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ Lào
TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG - CƠ QUAN THÔNG TIN LÝ LUẬN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 196/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/6/2023. Tổng Biên tập: Đặng Thị Ngọc Thu Phó Tổng Biên tập: Ngô Thị Diệu Thúy, Phạm Thị Lệ Nhung
- Thông tin tòa soạn
- Đăng ký bài viết
- Đăng ký quảng cáo
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.208.8856
Email: [email protected]
Ghi rõ nguồn "Tạp chí Công Thương" khi phát hành từ Website này.
Trang chủ Bài mới Xem nhiều Multimedia Tạp chí