Xưng Hô Trong Tiếng Nhật Như Thế Nào Mới CHUẨN?

Cũng giống như tiếng Việt, xưng hô trong tiếng Nhật tương đối phức tạp và tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể thì sẽ có những cách xưng hô khác nhau. Do đó, học sing du học Nhật Bản cần lưu ý để có thể giao tiếp thật tốt và chuẩn chỉ nhé!

1. Các ngôi nhân xưng trong tiếng Nhật 

  • Ngôi thứ nhất

わたし(watashi):  tôi  - Dùng trong hoàn cảnh thông thường, lịch sự hoặc trang trọng.

わたくし (watakushi): tôi (kính ngữ)

われわれ (ware ware): chúng ta - Bao gồm cả người nghe. 

わたし たち: “chúng tôi”, không bao gồm người nghe.

ぼくboku: tôi, dùng cho nam giới trong các tình huống thân mật 

あたし (atashi): tôi, là cách xưng “tôi” mà phụ nữ hay dùng, mang tính nhẹ nhàng.

おれ:ore: tao, dùng cho trường hợp thân mật giữa bạn bè, với người thân thiết ít tuổi hơn

  • Ngôi thứ hai

あなた:anata: bạn

おまえ:omae: Mày (cách xưng hô suồng sã)

きみ:kimi: em (dùng với nghĩa thân mật, thường sử dụng với người yêu)

  • Ngôi thứ ba

かれ (kare): anh ấy.

かのじょう (kanojou): cô ấy.

かられ (karera) họ.

あのひと (ano hito) / あのかた (ano kata): vị ấy, ngài ấy.

2. Hậu tố xưng hô (đứng sau tên) trong giao tiếp tiếng Nhật

  • さん (san)

San được thêm vào sau tên riêng là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật, có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Cách nói này thường được sử dụng trong những trường hợp bạn không biết phải xưng hô với người đối diện như thế nào.

Chú ý: 

Không được sử dụng “san” sau tên mình, việc này được coi là cực kỳ bất lịch sự trong tiếng Nhật.

Ngoài ra, “san” cũng được thêm vào sau một số danh từ. Ví dụ như Fuji san (núi Fuji), Honya san (cửa hàng sách),… nên tránh nhầm lẫn với tên người.

Nếu có bạn người Nhật chức hẳn bạn sẽ thấy thỉnh thoảng họ sẽ có nickname như Yuki3, Yoshihiro3,… do số 3 phiên âm trong tiếng Nhật là “san”

  • ちゃん (chan)

“Chan” được sử dụng chủ yếu với tên của trẻ con, con gái, người yêu, bạn bè 1 cách thân mật (người cùng trang lứa hoặc kém tuổi).

Tuy nhiên bạn cũng có thể thấy trong một số trường hợp ngoại lệ như: ông Ojiichan, bà Obaachan cách nói này mang ý nghĩa ông bà khi về già không thể tự chăm sóc bản thân nên quay về trạng thái như trẻ em.

  • くん (kun)

“Kun” gọi tên con trai 1 cách thân mật, sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi. Trong lớp học ở Nhật, các học sinh nam thường được gọi theo cách này.

  • さま (sama)

“Sama” sử dụng với ý nghĩa kính trọng (với khách hàng). Tuy nhiên trong một số trường hợp mang ý nghĩa mỉa mai, khinh bỉ đối với những người có tính trưởng giả học làm sang. Đặc biệt không được dùng “sama” sau tên mình. Cách nói này cực kỳ bất lịch sự

  • ちゃま (chama)

“Chama” mang ý nghĩa kính trọng, ngưỡng mộ đối với kiến thức, tài năng một người nào đó, dù tuổi tác không bằng

  • せんせい (sensei)

“Sensei” được dùng với những người có kiến thức sâu rộng, mình nhận được kiến thức từ người đó (hay dùng với giáo viên, bác sĩ, giáo sư…)

  • どの (dono)

“Dono” dùng với những người thể hiện thái độ cực kỳ kính trọng. Dùng với ông chủ, cấp trên. Tuy nhiên các nói này hiếm khi sử dụng trong văn phong Nhật Bản

  • し (shi)

“Shi” từ này có mức độ lịch sự nằm giữa san và sama, thường dùng cho những người có chuyên môn như kỹ sư, luật sư

  • せんぱい (senpai)

“Senpai” dùng cho đàn anh, người đi trước

  • こうはい (kouhai)

kouhai: dùng cho đàn em, người đi sau

3. Một số cách xưng hô trong tiếng Nhật tùy vào từng ngữ cảnh

3.1 Cách xưng hô trong gia đình 

Cách xưng hô trong gia đình tiếng nhật

Trong gia đình: bố mẹ thường gọi tên con cái. Ví dụ như Natsuki, Kano, Yuki hoặc thêm ちゃんchan/ くんkun sau tên Natsuki chan/ Kano kun. Khi dùng ちゃん chan mang nghĩa thân mật hơn.

  • Con trai: むすこ musuko
  • Con gái: むすめ musume
  • Bố: おとうさん otousan/ ちち chichi
  • Mẹ: おかあさん okaasan/ はは haha
  • Bố mẹ: りょうしん ryoushin
  • Ông: おじいさん ojisan/ おじいちゃん ojiichan
  • Bà: おばあさん obaasan/ おばあちゃん obaachan
  • Cô, dì: おばさん obasan/ おばちゃん obachan
  • Chú, bác: おじさん ojisan/ おじちゃん ojichan
  • Anh: あに ani
  • Chị: あね ane
  • Em gái: いもうと imouto
  • Em trai: おとうと otouto

Khi nói về thành viên trong gia đình người khác:

  • Bố mẹ: りょうしん ryoushin
  • Con trai: むすこさん musukosan
  • Con gái: むすめさん musumesan
  • Anh: おにいいさん oniisan
  • Chị: おねえさん oneesan
  • Em gái: いもうとさん imoutosan
  • Em trai: おとうとさん otoutosan

3.2 Cách xưng hô với bạn bè

Khi giao tiếp với bạn bè, bạn có thể xưng là watashi/boku hoặc xưng tên của mình (thường con gái), ore (tao) và có thể gọi người khác bằng tên riêng/ tên + chan, kun (bạn trai), kimi (đằng ấy, cậu : dùng trong thường hợp thân thiết, Omae (mày), Tên + senpai (gọi các anh chị khoá trước).”

3.3 Cách xưng hô với thầy cô

Trò với thầy :

  • Bạn có thể xưng là watashi/ boku (tôi dùng cho con trai khi rất thân), thầy là Sensei/ tên giáo viên + sensei/ senseigata : các thầy cô/kouchou sensei (hiệu trưởng)

Thầy với trò:

  • Thầy là sensei (thầy)/ boku (thầy giáo thân thiết)/ watashi, với học sinh sẽ là tên/tên + kun/ tên + chan/ kimi/ omae

3.4 Cách xưng hô giữa những người yêu nhau

Có 3 cách xưng hô với người yêu trong tiếng nhật phổ biến mà các cặp đôi có thể dùng để xưng hô với nhau :

  • Tên gọi + chan/kun : phổ biến ở cặp đôi trong độ tuổi khoảng 20

  • Gọi bằng nickname (cặp đôi trong độ tuổi khoảng 30, nhưng ít hơn cách trên)
  • Gọi bằng tên (không kèm theo chan/kun) : phổ biến ở độ tuổi khoảng 40
  • Gọi bằng tên + san : phổ biến ở độ tuổi 40 nhưng ít hơn cách trên

Ngoài ra, khi yêu nhau các bạn trẻ thương gọi người yêu là omae, tự xưng mình là ore mà không hề có nghĩa thô tục. 

3.5 Cách xưng hô tại nơi làm việc

Xưng hô tiếng Nhật tại công ty là kiến thức mà du học sinh và thực tập sinh cần nắm chắc để giao tiếp thuận lợi khi làm việc tại Nhật Bản. Tùy vào cấp bậc của người giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp mà thực tập sinh cần chọn cách xưng hô hợp lý

Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku/Ore (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)

Ngôi thứ hai: 

  • Tên riêng (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
  • Tên + san (dùng với cấp trên hoặc senpai)
  • Tên + chức vụ (dùng với cấp trên)
  • Chức vụ (VD: Buchou, Shachou...)
  • Tên + senpai (dùng với người vào công ty trước/tiền bối)
  • Omae (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
  • Kimi (dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới) 

Một số chức danh trong tiếng Nhật:

しゃちょう

社長

Giám đốc

ぶちょう

部長

Trưởng phòng

リーダー

 

Nhóm trưởng hoặc Phó phòng

セブリーダ

 

Phó nhóm (dưới nhóm trưởng)

しゃいん

社員

Nhân viên

ふくぶちょう

副部長

Phó phòng

ふくしゃちょう

副社長

Phó giám đốc

ワーカー

 

Công nhân

さんよ

参与

Cố vấn

してんちょう

支店長

Giám đốc chi nhánh

ひしょ

秘書

Thư kí

かんさやく

監査役

Kiểm toán viên

とりしまりやく

取締役

Chủ tịch

4. Một số câu hỏi đặc biệt về cách xưng hô trong tiếng Nhật của bạn đọc

Chồng yêu trong tiếng Nhật là gì?

Chồng yêu trong tiếng Nhật là ai otto (愛夫), đây là cách gọi thân mật của người vợ đối với chồng mình.

SS có nghĩa là gì?

SS viết tắt của từ sensei có nghĩa là thầy – cô giáo người dạy học cho mình hay cho người thân – bạn bè của mình.

Ví dụ: Người nhật hay gọi là Tokuda sensei có nghĩa là Thầy tokuda…

Bạn thân trong tiếng Nhật là gì?

Bạn thân trong tiếng Nhật là 親友 (shinyuu). Ví dụ : Bạn thân tôi đang ở Nhật : shinyuu ha nihon ni iru.

Bạn bè trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật, chúng ta có 4 từ để nói về tình bạn: 友達(Tomodachi), 友人 (Yuujin), 仲間 (Nakama) và 親友 (Shinyuu).

Tomodachi và Yuujin có nghĩa tương tự nhau, là bạn bè thông thường. Tuy nhiên cách dùng thứ 2 có phần lịch sự hơn. Shinyuu ý chỉ người bạn thân thiết của bạn, là những người bạn mà bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi họ ở trong khoảng cách riêng tư của bạn. Trong khi đó, Nakama thường chỉ một nhóm bạn có cùng đặc điểm, sở thích, sự quan tâm đến vấn đề gì đó.

Trên đây là một số cách xưng hô trong từng ngữ cảnh giao tiếp tiếng Nhật. Để hiểu rõ thêm về tiếng Nhật và có thể sử dụng thành thạo nó, bạn có thể đăng ký ngay khóa học tiếng Nhật Online của Thanh Giang tại đây. Đặc biệt khóa học này hoàn toàn MIỄN PHÍ Thanh Giang  muốn dành tặng đến tất cả các bạn yêu mến tiếng Nhật và văn hóa xứ Phù Tang.

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

  • DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
  • XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon

Bài viết cùng chủ đề học tiếng Nhật

  • Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, Katakana, Kanji, Romaji và cách học ĐƠN GIẢN NHẤT
  • Dịch cảm ơn sang tiếng Nhật trong vòng một nốt nhạc!!!
  • Học tiếng Nhật cơ bản dành cho người mới bắt đầu
  • Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và cách ghi nhớ đơn giản nhất
  • Tự học tiếng Nhật có khó không? Bật mí 5 tuyệt chiêu học tiếng Nhật dễ như ăn kẹo
  • Xin lỗi tiếng Nhật được nói như thế nào? "Học" ngay 10 câu ĐƠN GIẢN nhất
  • App học tiếng nhật HIỆU QUẢ nhất định phải biết trong thời đại 4.0
  • Tên tiếng Nhật của bạn là gì? Dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật như thế nào?
  • 20+ lời tạm biệt tiếng Nhật THÔNG DỤNG nhất
  • Cố lên tiếng Nhật và 10 cách nói thường gặp nhất
  • JLPT là gì? 7 điều cần biết về kỳ thi năng lực tiếng Nhật theo quy định MỚI NHẤT
  • TOP 7 cuốn sách học tiếng Nhật DỄ HIỂU cho người mới bắt đầu
  • Học tiếng Nhật có khó không? Làm sao để vượt qua những giai đoạn chán nản nhất?
  • Cách học tiếng Nhật hiệu quả, chia sẻ từ những "tấm chiếu cũ"
  • Ngày trong tiếng Nhật và những quy tắc khi viết cần LƯU Ý
  • Số trong tiếng Nhật được dùng như thế nào cho CHUẨN?
  • Trường âm trong tiếng Nhật - TỔNG HỢP những điều cần biết
  • 214 bộ thủ Kanji - những mẹo hay giúp bạn ghi nhớ NHANH và HIỆU QUẢ
  • Có bao nhiêu âm ghép trong tiếng Nhật? - Học tiếng Nhật
  • Những câu tiếng Nhật hay chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai
  • Trường Nhật ngữ là gì? 5 tiêu chí lựa chọn trường Nhật ngữ
  • Nên học tiếng Nhật hay tiếng Trung: Lựa chọn nào tốt hơn cho người Việt?
  • Cách học từ vựng tiếng Nhật để HIỂU và NHỚ lâu nhất
  • Phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật sao cho CHUẨN?
  • 20+ Lời chúc may mắn tiếng Nhật Ý NGHĨA nhất
  • Phỏng vấn tiếng Nhật và những kinh nghiệm khi đi xin việc
  • 2022 RỒI! Người Việt nên học tiếng Hàn hay tiếng Nhật?
  • 100 Phó từ trong tiếng Nhật phổ biến và cách dùng CƠ BẢN
  • Liên từ trong tiếng Nhật THƯỜNG GẶP và lưu ý khi sử dụng
  • Học tiếng Nhật mất bao lâu để đi du học? Bí quyết học tiếng Nhật hiệu quả
  • Tính từ tiếng Nhật: Cách chia tính từ đuôi i và tính từ đuôi na
  • Cách dùng trợ từ trong tiếng Nhật sao cho chuẩn? - Học tiếng Nhật
  • Học tiếng Nhật làm nghề gì? TOP 8 việc làm tiếng Nhật LƯƠNG CAO hiện nay
  • Luyện nói tiếng Nhật trôi chảy cần "bỏ túi" những BÍ KÍP nào?
  • Cách phát âm tiếng Nhật chuẩn như “người bản xứ”
  • Bằng N3 tiếng Nhật JLPT là gì? Có thực sự quan trọng khi học tiếng Nhật
  • Học N3 trong bao lâu? Kinh nghiệm ôn thi N3 hiệu quả
  • Nên học tiếng Anh hay tiếng Nhật: lựa chọn nào SÁNG SUỐT hơn?
  • 2022 rồi, Người trẻ Việt có nên học tiếng Nhật không?
  • 80+ từ láy tiếng Nhật thông dụng nhất và bí quyết học sao cho DỄ HIỂU
  • TỔNG HỢP đề thi N3 các năm gần đây và cấu trúc đề thi N3 cần nắm
  • Biến âm tiếng Nhật là gì, HIỂU RÕ Các quy tắc sử dụng biến âm
  • Tài liệu N2 JLPT MỚI CẬP NHẬT - Tài liệu ôn thi tiếng Nhật
  • Trạng từ tiếng Nhật – 50 trạng từ thường có trong kỳ thi JLPT
  • Trọng âm trong tiếng Nhật và BÍ KÍP nói tiếng Nhật tự nhiên hơn
  • Những cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật THƯỜNG GẶP nhất
  • Các loại chữ tiếng Nhật: Hiragana, Katakana, Kanji và Romaji
  • Những điều cần biết khi học tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu
  • Trong những năm tới học tiếng Nhật có dễ xin việc không?
  • Học tiếng Nhật trong bao lâu có thể giao tiếp được?
  • Tiếng Nhật giao tiếp CẤP TỐC và 5 quy tắc vàng cần nhớ để có thể chinh phục
  • 20+ mẫu câu tiếng Nhật giao tiếp trong nhà hàng THÔNG DỤNG nhất
  • 5 BÍ KÍP tiếng Nhật giao tiếp trong công việc CẦN NẮM
  • Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày cho người mới bắt đầu
  • Học nghe tiếng Nhật - 5 TUYỆT CHIÊU dành cho người mới
  • 10 cách dùng của trợ từ ga trong tiếng Nhật が (GA)

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

Từ khóa » Các Bạn Trong Tiếng Nhật