Xương Bị Di Lệch Sau Khi Lành, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục?
Có thể bạn quan tâm
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh - Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115
Nguyên nhân xương gãy đã lành nhưng bị di lệch?
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh trả lời:
Trường hợp xương gãy đã lành nhưng bị di lệch có thể xảy ra ở tất cả các xương, vì việc gãy xương và di lệch xương phụ thuộc vào vấn đề bất động để giúp lành xương.
Tuy nhiên, ở bệnh nhân bảo tồn, tức là bó bột sẽ dễ bị di lệch thứ phát sau khi lành xương. Bởi sau khi gãy xương phần gãy bị sưng, phù nề nhiều, dù cho kỹ thuật viên hay bác sĩ có nắn chỉnh tốt đến đâu và có sự cố định bằng bột nhưng vẫn có khả năng di lệch thứ phát.
Nguyên nhân thứ nhất là do vấn đề co cơ, tức là ngoài xương sẽ có cơ cử động làm ổ gãy di lệch. Thứ 2, do lúc bó bột, bột sẽ được áp chặt vào chi bất động nhưng theo thời gian phần phù nề và sưng sẽ giảm đi làm lỏng bột dẫn đến nguy cơ di lệch.
Còn đối với trường hợp kết hợp xương thì không bị tình trạng xương gãy đã lành nhưng bị di lệch.
Xương di lệch gây ảnh hưởng gì cho bệnh nhân?
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh trả lời:
Xương di lệch sẽ ảnh hưởng nhất định đối với phần xương gãy. Có 2 trường hợp di lệch không chấp nhận được (nghĩa là khả năng không lành xương) và dị lệch chấp nhận được (ít ảnh hưởng đến chức năng)
Sau khi bót bột, nếu bệnh nhân bị di lệch thì nên điều trị bằng cách phẫu thuật.
Một số trường hợp khác bệnh nhân không biết hoặc điều trị sai, ví dụ trong trường hợp gãy thân xương chày, sự di lệch sẽ làm lệch trục giữa xương chày và xương sên, về lâu dài ảnh hưởng gây hư khớp.
Hoặc gãy 2 xương mắt cá bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đến hoạt động như thể thao chẳng hạn.
Trường hợp xương di lệch có thể cải thiện?
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh trả lời:
Thường xương gãy di lệch nếu không chấp nhận được thì sẽ chuyển qua phương pháp khác là phẫu thuật để điều trị di lệch đó.
Còn một số trường hợp di lệch chấp nhận được và có sự bù trừ của cơ thể giúp bệnh nhân có thể hoạt động thì một thời gian sau bệnh nhân sẽ quen dần.
Để khắc phục xương di lệch sẽ xảy ra 2 tình huống:
Thứ nhất là giai đoạn can xương chưa chắc chắn, thì bệnh nhân khắc phục bằng cách từ sử dụng phương pháp bảo tồn sẽ chuyển sang phương pháp phẫu thuật.
Thứ 2: bệnh nhân bị can lệch, nghĩa là xương đã lành nhưng bị lệch ngắn chi hoặc lệch gập góc. Về nguyên tắc vẫn có thể chỉnh sửa được bằng cách kết hợp xương bên trong, kết hợp xương bên ngoài hoặc cắt xương sửa trục.
Di lệch xương sau tai nạn đã nhiều năm, điều trị thế nào?
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh trả lời:
Trường hợp xương di lệch sau nhiều năm gọi là can lệch, do đó về nguyên tắc bác sĩ vẫn có thể cải thiện cho bệnh nhân bằng cách phẫu thuật.
Đối với phẫu thuật trường hợp này thì việc cắt xương sửa trục sẽ được sử dụng nhiều hơn là kết hợp xương.
Khắc phục xương di lệch có được BHYT thanh toán không?
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh trả lời:
Trong phẫu thuật phá can kết hợp xương để khắc phục xương di lệch thì bệnh nhân vẫn được BHYT thanh toán.
Để tránh di lệch xương bệnh nhân cần lưu ý gì?
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh trả lời:
Bệnh nhân cần phải quan tâm 2 vấn đề:
Thứ nhất, đối với trường hợp điều trị bảo tồn: sau khi bó bột thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho chụp phim kiểm tra sau 1 tuần và nếu kết quả đạt thì tiếp tục duy trì bảo tồn tuần thứ 2. Đến tuần này sự phù nề có thể giảm và làm lỏng bột, bác sĩ có thể thay bột rồi theo dõi cho đến khi lành xương.
Để tránh di lệch bệnh nhân nên tuân thủ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm theo dõi nếu có sự di lệch thì sẽ nắn chỉnh kịp thời. Nếu không cải thiện bác sĩ sẽ chuyển qua phương pháp phẫu thuật.
Thứ 2 trong trường hợp phẫu thuật kết hợp xương, bệnh nhân vẫn phải tuân thủ sự theo dõi và chăm sóc của bác sĩ. Thường sẽ 1 tuần hoặc sau đó mỗi tháng theo dõi 1 lần, mục đích để theo dõi việc lỏng đinh, nẹp hoặc lành xương giúp bác sĩ can thiệp kịp thời nhằm đạt kết quả tốt hơn.
Đồng thời dù bó bột hay phẫu thuật thì vấn đề quan trọng nhất đối với bệnh nhân đó là vấn đề chức năng, nghĩa là dù cho điều trị chi lành hẳn nhưng chức năng hoạt động không có thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đối với cuộc sống của bệnh nhân.
Do đó, ngoài sự theo dõi di lệch xương, bệnh nhân cần tái khám đều đặn để được bác sĩ hướng dẫn và tập vật lí trị liệu nhằm phục hồi chức năng tốt hơn giúp bệnh nhân nhanh trở về cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày.
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Từ khóa » Bó Bột Tay Bị Cong
-
Sau Bó Bột Tay Còn Cong | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2
-
Tay Bị Cong Sau Bó Bột Phải Làm Sao? - Vinmec
-
Sau Gãy Tay Xương Còn Lệch Và Cong Nên Làm Gì? - Vinmec
-
Tay Bị Cong Sau Khi Tháo Bột Có Nguy Hiểm? Cách Khắc Phục
-
Sau Bó Bột, Xương Vẫn Bị Cong, Chữa Ra Sao?
-
Tay Bị Cong Sau Bó Bột Phải Làm Sao? - Mới Nhất 2022
-
Làm Gì Khi Tay Cong Sau Cắt Bột? | Báo Dân Trí
-
Gãy Xương Bó Bột Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm | TCI Hospital
-
Gẫy Tay Bao Lâu Tháo Bột? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bó Bột Sau Gãy Xương Và Những điều Bạn Cần Lưu ý
-
Tay Trẻ Bị Cong Sau Khi Bó Bột Gãy Xương Cành Tươi, Chữa Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV
-
Bó Bột: Khái Niệm, Quy Trình Thực Hiện Và Kết Quả • Hello Bacsi
-
Tay Teo Sau Khi Bó Bột Do Gãy Xương - VnExpress Sức Khỏe
-
Phục Hồi Vận động Sau Bó Bột
-
Gãy Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị