Xương Sườn Cấu Tạo, Chức Năng Ra Sao Và Thường Gặp Vấn đề Gì?

Việc hiểu về cấu tạo, chức năng và những vấn đề thường gặp của xương sườn sẽ giúp chúng ta bảo vệ và có biện pháp xử trí đúng đắn khi gặp chấn thương hoặc có những biểu hiện bất thường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bộ phận cơ thể này qua bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu chung về xương sườn

xương sườn

Xương sườn bao gồm các xương xuất phát ở cột sống, uốn cong bao quanh cơ thể, gắn với xương ức để tạo thành lồng ngực. Những xương này có trọng lượng rất nhỏ, khả năng hồi phục sau tổn thương cao và đảm nhiệm vai trò rất quan trọng đó là bảo vệ những cơ quan trong lồng ngực.

Đa số chúng ta đều sẽ có 24 cái xương sườn tạo thành 12 đôi xương. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp sinh ra đã có nhiều hơn 24 cái xương sườn, những xương đó được xếp vào nhóm xương thừa. Ngược lại cũng có những người có không đủ 24 cái xương sườn, đây là tình trạng thiếu xương sườn.

Các xương sườn được chia thành 2 loại chính đó là:

  • Xương sườn thật: Xương sườn thật bao gồm 7 đôi xương đầu tiên. Các xương này gắn với các đốt sống ngực tại cột sống phía sau và gắn với xương ức nhờ sụn liên sườn ở phía trước.
  • Xương sườn giả: Bao gồm các đôi xương sườn từ 8 đến 10. Các xương này không gắn vào xương ức mà được liên kết với các xương sườn phía trên nhờ sụn sườn.những xương này vẫn gắn với đốt sống ngực tại cột sống phía sau.
Cấu tạo, chức năng và một số vấn đề thường gặp về đầu gối

Hai đôi xương sườn 11, 12 là các xương sườn cụt, chúng chỉ liên kết với các đốt sống ngực ở phía sau.

Cấu tạo của xương sườn

cấu tạo xương sườn

Về mặt cấu trúc, xương sườn được phân thành 2 nhóm là xương sườn không điển hình và điển hình. Nhóm xương điển hình giống nhau về mặt cấu trúc, trong khi đó các xương không điển hình sẽ có một số khác biệt nhỏ.

Cấu tạo xương sườn điển hình

Xương sườn được chia làm 3 phần:

  • Phần đầu: Phần đầu xương là khớp cung đốt sống, liên kết xương sườn và đốt sống với nhau.
  • Phần cổ: Phần này sẽ gắn đầu xương với phần trục. gọi là cổ vì phần này hơi thu hẹp lại và chứa những khớp cung tương ứng. Các khớp nối đó được gọi với tên khớp dịch chuyển ngang.
  • Phần trục: Đây là phần xương phẳng và cong. Mỗi xương có 1 rãnh nhỏ phía trong để bảo vệ các động mạch, dây thần kinh đi dọc theo các xương này.

Cấu tạo xương sườn không điển hình

Đôi xương sườn số 1, số 2, số 10 và số 12 được xếp vào nhóm không điển hình, vì có cấu tạo không giống với những xương sườn khác.

Đôi xương số 1 to và ngắn. Phần đầu xương chỉ có 1 khớp mặt gắn với đốt sống ngực thứ nhất. Bề mặt xương có 2 rãnh nhỏ, là nơi động mạch, dây thần kinh và tĩnh mạch dưới đòn đi qua.

Đôi xương số 10 có phần đầu chỉ gắn với đốt sống thứ 10 ở một mặt. Xương này bao quanh cơ thể và gắn với một dải sụn cùng với đôi xương số 8 và 9 phía trên chứ không trực tiếp gắn với xương ức.

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson là gì? có nguy hiểm không

Đôi xương số 11, 12 được xếp vào nhóm không điển hình vì chúng không gắn với xương ức mà chỉ bao quanh lồng ngực, không kết nối với điểm nào, vì vậy chúng còn được gọi với tên xương sườn cụt.

Xương sườn có chức năng gì?

Chức năng chính của xương sườn bao gồm:

  • Duy trì khoảng không gian ở trong khoang ngực để phổi có thể nở ra và co vào trong quá trình hô hấp. Sự di chuyển của xương sườn giúp lồng ngực giãn ra, khi đó áp suất không khí bên trong và ngoài cơ thể có sự chênh lệch, nhờ vậy không khí bên ngoài sẽ đi vào phổi để thực hiện trao đổi khí. Để đẩy khí ra ngoài, xương sườn sẽ di động xuống dưới sau khi giãn cơ hoành làm tăng áp lực trong khoang ngực.
  • Bảo vệ cơ quan nội tạng bên trong khoang ngực gồm thực quản, khí quản, phổi, tim, một phần của lá lách và gan, cơ hoành, các dây thần kinh, cơ, mạch máu. Đây cũng là chức năng chính và quan trọng nhất của bộ phận này.

Một số vấn đề gây ảnh hưởng tới xương sườn

Rất nhiều bệnh lý và vấn đề có thể làm ảnh hưởng tới xương sườn. Để biết chính xác nguyên nhân, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra.

Một số vấn đề thường gặp có thể làm xương sườn bị ảnh hưởng là:

Tai nạn, chấn thương

tai nạn xương sườn

Các chấn thương vùng ngực do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, va chạm khi chơi thể thao, té ngã là những căn nguyên phổ biến nhất gây ra đau ngực. Chấn thương loại này có thể làm:

  • Nứt xương sườn
  • Gãy xương sườn
  • Căng cơ
Lao cột sống là gì, có lây không? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Viêm sụn chêm

Đây là hiện tượng viêm sụn liên kết xương sườn và xương ức với nhau. Quá trình viêm này có thể kéo theo cơn đau giống như các vấn đề liên quan đến tim.

Những dấu hiệu có thể gặp là:

  • Đau vùng bên trái xương ức
  • Cơn đau như lồng ngực bị nén hoặc có lực lớn đè ép lên
  • Đau tăng lên khi ho hoặc hít thở mạnh, sâu

Trật khớp

Trật khớp tại xương sườn thường xảy ra sau tai nạn, chấn thương khiến bệnh nhân đau, khó thở và khó cử động. Tuy nhiên, tình trạng này có tỷ lệ mắc không cao. Những dấu hiệu của tình trạng này bao gồm:

  • Cảm giác mất ổn định hoặc trượt ở xương sườn
  • Đau nhói thành từng cơn tại khu vực lưng hoặc bụng trên
  • Khó thở
  • Đau tăng lên khi vươn vai, hít thở sâu, hắt hơi, cúi đầu hoặc xoay người khi nằm.

Loãng xương

Chứng loãng xương là hiện tượng xương bị phá vỡ cấu trúc, mất khối lượng khiến chúng giòn, yếu và dễ gãy. Chứng bệnh này có thể gây ảnh hưởng tới bất kì xương nào và xương sườn cũng không ngoại lệ.

Nếu có triệu chứng khó thở, co thắt cơ vùng thắt lưng, đau khu vực gần xương ức rất có thể bạn đã gặp vấn đề về xương sườn. Khi đó, hãy tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo, chức năng quan trọng của xương sườn cũng như các vấn đề thường gặp để có thể bảo vệ xương và phòng tránh các chấn thương nghiêm trọng.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Giải Phẫu Xương Sườn Người