Ý KIẾN TRAO ĐỔI BÀN VỀ BỐ CỤC TRONG TRANH
Có thể bạn quan tâm
Để nắm vững được mục đích, yêu cầu của môn học và giúp cho sinh viên tìm hiểu những thủ pháp chính về xây dựng một bố cục tranh và giảm bớt những mày mò không cần thiết, tạo thêm thời gian cho công cuộc sáng tạo cho sinh viên. Bài viết này không phải là giáo khoa ở đây tôi chỉ bày tỏ ý kiến cá nhân của mình thông qua những học hỏi kinh nghiệm của bản thân, với mong muốn tiết kiệm sức lực, tăng khả năng sáng tạo học tập trong việc vẽ tranh cho sinh viên.
“Bố cục” là một từ Hán Việt mà chúng ta có thể hiểu đó là sự bố trí, sắp xếp thành một tác phẩm, hay một “cục diện” nào đó. Đây là một từ hàm ý về động tác kỹ thuật. Vì vậy, điều chúng ta bàn ở đây chủ yếu trên phương diện kỹ thuật chứ không bàn tới giá trị nhân văn của một tác phẩm.
Bố cục của một bức tranh là sự kết hợp thỏa mãn bởi những đối tượng mà người vẽ đã lựa chọn nhờ sự giúp sức của óc sáng tạo. Sự kết hợp này không bao giờ được tách rời nhau vì đó là những ý tưởng cao nhất, ý định tài tình nhất, để tạo nên bố cục có giá trị, khi chúng ta trình bày một sự kiện, một câu chuyện, mô tả một sự vật nhằm bộc lộ một tư tưởng, tình cảm, sự xúc động nào đó. Nhưng việc đó có gợi cảm cho chúng ta hay không? có thành một tác phẩm nghệ thuật không là do chúng ta sắp xếp chúng thành một nhịp điệu ra sao. Bởi nhịp điệu trong tranh mới chính là cái in sâu vào tâm thức người xem. Hơn nữa không chỉ với hội họa mà nhịp điệu chính là cái chứa đựng nội dung của tất cả các bộ môn nghệ thuật, tuy hình thái, ngôn ngữ của chúng có khác nhau…vậy hội họa là bô môn nghệ thuật được nhận thức bằng thị giác, thông qua ngôn ngữ tạo hình,vì vậy việc nắm vững những đặc điểm nhận thức của thị giác tác động đến cảm giác, tạo nên cảm xúc là vô cùng cần thiết. Vì vậy, để bố trí, sắp xếp bố cục cho các đối tượng người ta thường áp dụng nguyên tắc “chia ba” tức là tỉ lệ thường gặp cũng vào khoảng 2/3 và thậm chí của những điểm lưu mắt vô tình của người xem cũng dừng ở vị trí khoảng 2/3 của mỗi chiều, mỗi hướng, tạo thành 4 “đường lợi mắt” mà họa sĩ thường lợi dụng đặt những đối tượng cần lưu ý tại đó, những trục tung, trục hoành, đường chéo được gọi là đường cấu trúc. Chúng sẽ là những trục chuẩn để mắt căn cứ vào đó để nhận thức các đối tượng
Chúng ta tham khảo bức tranh “Cô gái bên hoa Huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân, có thể thấy những đường tròn uốn lượn, bao bộc nhau tạo nên vẻ mềm mại, ấm cúng cho tác phẩm. Với hình tượng người thiếu nữ và hoa Huệ, sự trong trắng, sức sống đang dâng tràn trong một phong thái thùy mị đã được người họa sĩ tài ba thể hiện trong một bố cục rất giản dị, chặt chẽ nhưng nhẹ nhàng làm cho bức tranh như đang tỏa sáng.
Cô gái bên hoa Huệ, chất liệu sơn dầu. Tô Ngọc Vân
Lối tả khối đơn giản, màu sắc sáng nhẹ làm chủ đạo trong bức tranh và ứng dụng yếu tố màu “nóng lạnh” để giảm thiểu sự nặng nề của đậm nhạt mà vẫn tạo sự căng tròn của khối, những đường cong mềm mại làm trục phát triển của nhịp điệu. Cho nên, cái đẹp của bố cục tranh phụ thuộc vào sự sắp xếp, với tất cả những yếu tố đó người học vẽ phải sáng tạo nhằm giải quyết một cách thỏa đáng những yếu tố trong bố cục. Từ ý nghĩa đó có thể coi bố cục là khâu quan trọng trong quá trình học vẽ.
Tóm lại, bố cục bức tranh là cách chúng ta sắp xếp, trình bày những “nguyên liệu” để chúng tạo thành nhịp điệu làm rung cảm người xem, thuyết phục họ đồng cảm với vấn đề chúng ta đặt ra. Tuy vậy, thành tố tạo thành nhịp điệu là vô cùng lớn và phức tạp, chúng có thể là những yếu tố thuần chất tạo hình, có khi là sự vật, sự kiện xúc động của đời sống, có thể là những biểu tượng mang tính quy ước…Hơn nữa chúng ta lại xen kẽ ảnh hưởng làm tăng hay giảm hiệu quả của nhau tùy theo cách sắp đặt, nên thông thường người vẽ có thể kiểm chứng bằng cảm giác trực tiếp khi chúng được vẽ ra. Với việc làm phác thảo hoặc mày mò một cách trực tiếp trên bài vẽ của mình là tất yếu. Thậm chí, khi có một phác thảo tốt vẫn chưa phải là đủ để đoán định hiệu quả cho bài “vẽ tranh” của mình, vì còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc, khả năng diễn tả trong thời điểm đó của người vẽ, chất liệu sử dụng và còn tùy theo kinh nghiệm thẩm mĩ, kinh nghiệm thị giác của từng cá nhân.
Vì vậy, đây là vấn đề không có quy tắc chung. Muốn sắp xếp cho tốt, tạo ra một nhịp điệu tạo hình của bức tranh như chúng ta mong muốn, việc đầu tiên là phải xác định rõ nội dung bức tranh mà mình muốn thể hiện. Nó sẽ hướng dẫn cho chúng ta tất cả những động tác thực hiện vẽ tranh sau này.
“Xóm Ven Đê” chất liệu khắc gỗ Nguyễn Văn Truyện
Tất nhiên,“nội dung” ở đây phải hiểu rộng hơn, vì nhiều người cho rằng nội dung phải bộc lộ tính tư tưởng, đạo đức rõ ràng, nhưng một tác phẩm không bao giờ ẩn chứa một tư tưởng, một khái niệm đạo đức nào đó, dù tác giả có ý thức điều đó hay không, nhưng không phải lúc nào cũng hiện ra bề mặt của tác phẩm. Một vẽ đẹp tự nhiên, một cảm xúc trong đời sống… nhiều khi là rất trừu tượng, nhưng nó chính là cái chúng ta cần chuyển tải tới người xem, cái mà chúng ta muốn bộc lộ, bởi chúng ta hiểu được tư tưởng, quan niệm sống mà bản thân mỗi cá nhân chấp nhận. Theo tôi, nội dung chính là sự rung động bên trong, cái bức bách mà chúng ta phải vẽ. Sự rung động càng lớn, càng sâu sắc thì cơ hội bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ càng nhiều. Vì vậy, trước khi vẽ chúng ta phải “ thai nghén” điều mà ta định phát biểu bằng hội họa và chúng thường là cái quanh ta, có khi không cầu kỳ, cao xa bởi những “cái gần” ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tinh thần của chúng ta. Vì chúng thân thuộc gần gũi nên ta càng dễ bộc lộ chúng một cách thành thục và sâu sắc. Nếu trong khi vẽ không xác định được nội dung thì chúng ta không có việc gì để làm, nếu có vẽ cũng giống như cơ thể chúng ta chán ăn vậy. Nhưng sự sâu sắc của nội dung thì người vẽ phải có văn hóa. Điều đó thường đòi hỏi người vẽ phải có vốn sống lớn, một kiến thức rộng, vì vậy, chúng ta cần rèn luyện chúng trong cuộc sống và theo suy nghĩ của cá nhân tôi, mọi tư tưởng dù lớn, nhỏ cũng đều xuất phát từ trong cuộc sống.
Để nâng cao kiến thức, tích lũy tri thức và tăng cường nhận thức những đặc trưng cơ bản của bố cục, mở rộng tầm nhìn và tư duy, rèn luyện kỹ năng, trau dồi phương pháp trong quá trình học vẽ tranh nhằm mục đích tạo ra cái đẹp và phong cách nghệ thuật riêng. Hơn nữa với cách học mĩ thuật, không đơn giản là đọc mà chủ yếu là thực hành. Chỉ trên cơ sở thực hành suy ngẫm và thể hiện mới thấy hết được những gì mình đã được học ở phần lý thuyết. Vì vậy, khâu giải quyết bài tập là vô cùng quan trọng ở cách học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ký họa và Bố cục. Tạ Phương Thảo – Nguyễn Lăng Bình. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998
2. Giáo trình Bố cục. Đàm Luyện. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 1998
3. Mĩ thuật và Phương phương pháp dạy học Mĩ thuật. Nguyễn Quốc Toản. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
Từ khóa » Bố Cục Là Cái Gì
-
Bố Cục Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Bố Cục Là Gì? 7 Bố Cục Chụp ảnh Nổi Tiếng Nhất Trong Nhiếp ảnh - Unica
-
Bố Cục Của Văn Bản Là Gì? - Thư Viện Khoa Học
-
Bố Cục - Mỹ Thuật MS
-
Bố Cục Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "bố Cục" - Là Gì? - Vtudien
-
Bố Cục Trong Văn Bản Là Gì? - Toploigiai
-
Bố Cục Là Gì - Nghĩa Của Từ Bố Cục - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi
-
(GÓC KIẾN THỨC) LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC - MEO STUDIO
-
Bố Cục Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Lỗi Về Bố Cục Là Gì - Học Tốt
-
Bố Cục Là Gì ? Cần Phải Biết Để Chụp Ảnh Đẹp Hơn Bằng Điện ...
-
Bố Cục Của Văn Bản Theo Quy định Thế Nào? - Luật Minh Gia
-
Bài 1: Bố Cục Trong Nhiếp ảnh Có Nghĩa Là Gì
-
9 Quy Tắc Cơ Bản Về Bố Cục Nhiếp ảnh để Có được Bức ảnh đẹp
-
Nghị Luận Là Gì? Văn Nghị Luận Là Gì? Bố Cục Bài Văn Nghị Luận?