06/09/2019 Lượt xem: 128504 Ý nghĩa các con số dưới đáy chai, hộp nhựa Chai, hộp nhựa được sử dụng hàng ngày trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình. Dưới đáy chai, hộp nhựa đều có ký hiệu riêng, bạn cần biết để phân biệt các loại nhựa. Nhựa nào là an toàn, có thể tái chế và nhựa nào không nên sử dụng nhiều lần. Hiện nay có nhiều loại bao bì nhựa dẻo chủ yếu là các hóa chất cao phân tử (polymer). Các bao bì nhựa dẻo này được phân loại về mức độ an toàn, phạm vi sử dụng theo mã và mã đó được ghi ở phía dưới đáy chai đựng nước, hộp đựng thức ăn hoặc bên trên thân gần đáy chai, Chúng là những ký hiệu vô cùng quan trọng mà ít ai để ý tới, những con số đó có ý nghĩa quan trọng mà nhà sản xuất muốn nói với chúng ta vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Mã được đánh số từ 1 đến 7 và bao quanh con số là ký hiệu hình tam giác với các mũi tên, tức bên trong hình tam giác có một con số cụ thể, dưới đáy tam giác là các chữ viết tắt: PETE, HDPE, V, LDPE, PP, PS, OTHER. Chúng ta cần dựa vào các ký hiệu dưới hộp/chai nhựa để biết đặc tính cũng như phạm vi sử dụng, có nên tái sử dụng hay không để không bị ảnh hưởng sức khỏe. Các mã đó như sau: Mã số 1: polyethylene terephthalate (viết tắt PETE hay PET). Đây là một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói. Ký hiệu số 1 dưới đáy chai, là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể. Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%) vì vậy tốt nhất là dùng xong hãy vứt chúng đi ngay. Mã số 2: high-density polyethylene (viết tắt HDPE). Đây là nhựa nhiệt dẻo mật độ cao, là loại nhựa dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. Do cấu tạo của nó khá cứng và dày hơn PET. Độ an toàn của loại nhựa này khá cao, do đó nó được sử dụng hầu hết để đựng hóa chất, chất tẩy rửa. Loại nhựa này không thải ra chất độc hại nào vì thế, các chuyên gia thường khuyên lựa chọn các loại chai HDP khi mua hàng bởi chúng được coi là an toàn nhất trong tất cả. Mã số 3: polyvinyl chloride (viết tắt PVC), còn gọi nhựa vinyl (V). Đây là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến nhưng chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến hóc-môn cơ thể. Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 810C. Nhựa PVC tương đối rẻ nên được các nhà sản xuất chuyên dùng nhưng đối với người tiêu dùng thì không nên tái sử dụng nó. Mã số 4: low-density polyethylene (LDPE). Đây là nhựa dẻo mật độ thấp khá phổ biến ở hộp mì, vỏ bánh, hộp chứa thực phẩm hay các loại túi nhựa có thể giặt khô và sử dụng lại. Đây được đánh giá là loại nhựa an toàn nhất do không phân giải ra các chất có hại nên bạn có thể tái sử dụng chúng. Tuy nhiên, do nó vẫn là loại nhựa có độ dẻo cao và được sử dụng để sản xuất ra các loại túi hay chai khá mỏng nên khuyến cáo vẫn không nên để ở môi trường có nhiệt độ cao. Mã số 5: polypropylene (PP). Đây là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, thường xuất hiện ở hộp sữa chua, cốc cà phê, chai đựng siro, tương ớt,…. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 1670C nên có thể tái sử dụng. Nhờ những đặc tính này mà nhựa PP thường được sử dụng để đựng đồ ăn nóng, hay được sử dụng để làm nóng thức ăn trong lò vi sóng. Đồng thời nó rất an toàn nên bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng nhiều lần. Mã số 6: polystyrene (PS). Đây là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài. Mã số 7: polycarbonate (PC) hay loại nhựa khác. Loại nhựa này thường có ở các bình đựng nước có dung tích lớn, các can lớn, bình sữa cho trẻ và đặc biệt nó được dùng để sản xuất trong công nghiệp như kính mắt, vỏ điện thoại, DVD… Loại nhựa số 7 này là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất có thể gây ra ung thư và vô sinh BPA, rất nguy hại tới sức khỏe. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không nên tái chế hay sử dụng lại loại nhựa này. Trên là thông tin cần thiết vì có liên quan đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, mọi người nên đặc biệt chú ý những ký hiệu vô cùng quan trọng này, để có sự lựa chọn thích hợp và an toàn cho sức khỏe. (Tổng hợp từ: https://khoahoc.tv/; https://vietnamnet.vn). Văn phòng Sở KH&CN (Trúc Phương) Tweet Tin liên quan - Hội nghị tập huấn “Quản lý sản xuất chuyên nghiệp 4.0” 30/12/2024 (6 Lượt xem )
- Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ 30/12/2024 (230 Lượt xem )
- Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng tổ chức thành công Hội thảo khoa học "Xu hướng ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo vào ngành/lĩnh vực" 23/12/2024 (142 Lượt xem )
- Kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao chất lượng công việc 20/12/2024 (30 Lượt xem )
- Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Cơ hội để doanh nghiệp thành công bền vững 16/12/2024 (52 Lượt xem )
- Hội thảo “Công bố kết quả tư vấn nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng” 29/11/2024 (72 Lượt xem )
- Hội nghị tập huấn Hướng dẫn tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư, quản lý 28/11/2024 (40 Lượt xem )
- Hoàn thiện thể chế KH,CN&ĐMST: Tạo đột phá trong kỷ nguyên mới 27/11/2024 (28 Lượt xem )
- Họp Hội đồng Xác định nhiệm vụ và Tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng 11/11/2024 (156 Lượt xem )
- Hội thảo khoa học “Ứng dụng hệ thống phân tích dữ liệu nâng cao chỉ số dịch vụ công trực tuyến tỉnh Sóc Trăng” 08/11/2024 (69 Lượt xem )
|