Ý Nghĩa Cây Sanh Và Cách Trồng Tạo Thế Bonsai đẹp - Thích Làm Vườn

Cây sanh là một trong những loại cây cảnh có thể giúp bạn phủ xanh tạo bóng. Ngoài ra bạn còn có thể tạo dáng bonsai cho cây sanh và trang trí ở nhiều vị trí.

  • Cách trồng và chăm sóc cây sen đá tô điểm không gian

Vậy trồng và chăm sóc cây sanh có khó không?

Cây sanh có ý nghĩa gì?

Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để trả lời cho cây hỏi trên nhé.

Đặc điểm của cây sanh

Cây sanh có tên khoa học là Ficus benjamina, là một loài cây thân gỗ thuộc, chi Sung (Ficus), họ Dâu tằm (Moraceae), họ này gồm nhiều cây cảnh quen thuộc như cây duối, cây bàng Singapore, cây vẩy ốc…

thường xuất hiện ở các nước châu Á, trong đó khu vực Đông Nam Á là nhiều hơn cả.

Cây Sanh
Cây Sanh

Là loài sống lâu năm, cây sanh có chiều cao trung bình từ 10 – 20m tùy môi trường sống, xanh mát quanh năm.

Cây sanh có khả năng phân cành nhánh tốt, um tùm, khi phát triển mạnh, trên thân thường hình thành các gờ hay cục bướu.

Thân và cành khá dẻo, nhờ đó mà nhiều người thường uốn nắn cây sanh để tạo dáng bonsai, tăng giá trị và tính thẩm mỹ. Những cây được trồng bonsai sẽ được giới hạn kích thước, thường chỉ cao từ vài chục cm đến hơn 2m.

Rễ cây sanh có loại mọc dưới đất, giúp cây bám chắc, vững vàng, có loại lại hình thành từ các mắt trên thân, cành và cắm xuống đất, tạo nên vẻ đẹp hiếm có.

Cây sanh có nhiều rễ đâm thẳng từ thân cành xuống đất
Cây sanh có nhiều rễ đâm thẳng từ thân cành xuống đất

Lá cây sanh có hình bầu dục, nhọn dần về phía 2 đầu. Lá nhẵn bóng, hơi mỏng và có màu xanh đậm dần khi về già. Các lá này thường tập trung nhiều ở phía đầu cành, giúp cây có dáng vẻ um tùm, phủ bóng mát tốt.

Quả của cây sanh có dạng kép, khi non thì màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng, khi rụng thì hạt bên trong có khả năng nảy mầm thành cây con.

Về đặc tính sinh trưởng, cây sanh thích khí hậu ấm áp, ưa nước, ưa ẩm, có khả năng chịu cả hạn và úng. Cây thích hợp với nhiều loại đất và nên trồng ở những nơi nhiều ánh sáng, khi thiếu nước thì cây sẽ sinh trưởng chậm hơn.

Công dụng của cây sanh

Đầu tiên, là loài cây thân gỗ cao lớn, công dụng chính của cây sanh vẫn là làm cây cảnh công trình, che bóng mát. Với ưu điểm tán rộng, lá dày và xanh quanh năm, nhiều công trình như bệnh viện, công viên, sân vườn biệt thự hay vỉa hè thường chọn cây sanh để trang trí.

Tạo dáng cây sanh trang trí tiểu cảnh
Tạo dáng cây sanh trang trí tiểu cảnh

Không chỉ mang lại bóng mát, cây sanh còn góp phần không nhỏ trong quá trình loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc không khí, mang đến không gian sống trong lành hơn.

Đặc biệt, nhờ dẻo dai, cây có nhiều rễ và mắt mà nhiều người giới hạn chiều cao, uốn nắn tạo thế bonsai cho cây sanh, từ đó tăng giá trị và tính thẩm mỹ lên nhiều lần. Cây sanh bonsai có thể trưng bày ở nhiều nơi như hội trường, sân vườn, tiểu cảnh, thậm chí là trong nhà, trong văn phòng đều rất phù hợp…

Ý nghĩa của cây sanh

Cây sanh không có nhiều ý nghĩa đa dạng, với dáng đứng vững chắc, rễ cây, cành lá um tùm, loài cây này tượng trưng cho thịnh vượng.

Người trồng cây sanh được cho là sẽ mang về nhiều may mắn, phát tài, công việc và cuộc sống luôn thuận lợi.

Cây sanh mang ý nghĩa tài lộc, thịnh vượng
Cây sanh mang ý nghĩa tài lộc, thịnh vượng

Có nên trồng cây sanh trước nhà?

Là một cây cổ thụ, tốt nhất là bạn không nên trồng cây sanh trước mặt nhà, bởi cây cổ thụ thường hút dương khí của ngôi nhà.

Bạn vẫn có thể trồng trước cửa nhà, nhưng với điều kiện là trồng từ 2 cây trở lên để cân bằng âm dương. Nhưng tốt nhất là bạn nên trồng ở bên góc, tránh xa cổng hay đối diện cửa nhà ra là được.

Đối với cây sanh bonsai, bạn có thể trang trí ở bất cứ đâu, bởi dáng vẻ nhỏ gọn của cây không ảnh hưởng đến dương khí trong nhà.

Cách trồng cây sanh

Có sức sống tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, cây sanh rất dễ nhân giống và trồng. Phương pháp chủ yếu vẫn là gieo từ hạt nếu muốn số lượng nhiều và giâm cành nếu chỉ trồng ít.

Chuẩn bị đất trồng

Dù có thể sinh sống ở nhiều loại đất, nhưng đối với cây con bạn nên chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng một chút, có thể trộn thêm phân chuồng. Ngoài ra, bạn cũng cần trộn thêm ít xơ dừa, mùn để tăng độ tơi xốp và khả năng thoát nước.

Trồng cây sanh từ hạt

Để trồng cây sanh từ hạt, đầu tiên bạn chọn những quả đã chín già, lọc lấy hạt rồi để nơi khô thoáng cho khô.

Khi hạt đã khô thì bạn gieo trực tiếp lên phần đất đã chuẩn bị từ trước, phủ đất sơ lại rồi tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho đất.

Khoảng 2 tuần là hạt sẽ nảy mầm, bạn chăm sóc tiếp khoảng 3 tháng là cây có thể đạt kích thước tương đối, lúc này có thể tách ra và trồng trong chậu hoặc vị trí mong muốn.

Trồng cây sanh từ cành

Bạn nên tiến hành giâm cành cây sanh vào đầu mùa mưa, khi đó cây sẽ có điều kiện tốt hơn để sinh trưởng.

Chọn các cành bánh tẻ đã hóa gỗ, có lá đầy đủ, sau đó cắt một đoạn khoảng 15 – 20cm. Các lá bạn cắt chừa lại 1/3.

Ngâm cành trong dung dịch kích rễ, sau đó cắm xuống phần đất đã chuẩn bị từ trước, tưới đẫm nước trong lần đầu tiên, những ngày sau tiếp tục tưới đều để duy trì độ ẩm.

Khoảng vài tuần là cành sẽ bén rễ, đâm chồi mới, với cách này cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn, sau khoảng 1 – 2 tháng là bạn có thể tách ra trồng vào vị trí mong muốn rồi.

Bạn có thể trồng cây từ hạt hoặc giâm cành
Bạn có thể trồng cây từ hạt hoặc giâm cành

Cách chăm sóc cây sanh

Nhờ khả năng chịu hạn, chịu úng, lại phù hợp với nhiều loại đất nên quá trình chăm sóc cây sanh khá đơn giản, dưới đây là vài lưu ý chính.

Tưới nước: cây sanh lớn thì bạn hầu như không cần tưới nước hoặc tưới mỗi tuần một lần là đủ. Đối với cây sanh còn nhỏ, bạn nên duy trì đều đặn tưới 3 lần mỗi tuần, giữ cho đất luôn ẩm bởi đây là điều kiện để cây sinh trưởng nhanh. Có một lưu ý là nếu trông bonsai, sau khi đã tạo hình cây thì bạn hạn chế tưới nước, bởi sinh trưởng nhanh sẽ làm bể dáng của cây.

Ánh sáng: là loài cây ưa sáng, bạn nên trồng cây sanh ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Khi cây còn nhỏ thì bạn nên hạn chế ánh nắng gay gắt từ mặt trời, chuẩn bị một cái mái che di động là rất cần thiết.

Đảm bảo ánh sáng và lượng nước tưới cho cây
Đảm bảo ánh sáng và lượng nước tưới cho cây

Nhiệt độ và độ ẩm: cây sanh ưa độ ẩm cao và chịu được biên độ nhiệt lớn, khá phù hợp với môi trường ở Việt Nam nên bạn không cần quá lo lắng.

Dinh dưỡng: tương tự như tưới nước, bạn chỉ cần bón phân khi cây sanh còn nhỏ, khoảng 3 – 4 tháng bón một ít phân NPK là được. Nếu trồng bonsai thì hạn chế bón phân để giữ dáng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh: cây sanh ít khi bị sâu bệnh nên bạn không cần quá lo lắng. Thay vào đó hãy thường xuyên cắt tỉa, lại bỏ cành lá hư thối. Nếu phát hiện sâu rệp thì mua thuốc về phun ngay là được.

Một loài cây khỏe mạnh, xanh mát, lại nhiều công dụng và ý nghĩa, còn chờ gì nữa mà không trồng một chậu sanh bonsai thật đẹp để trang trí ngôi nhà của mình.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có đủ kinh nghiệm để thực hiện điều đó.

Từ khóa » Cây Sanh Bonsai đẹp