Ý Nghĩa Chữ Phúc, Lộc, Thọ, Đức, An, Tâm Tiếng Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa các chữ trung quốc Phúc, Lộc, Thọ, Nhẫn, Đức..v.v.. thường được người Việt lẫn người Trung quan tâm và yêu thích. Nhiều người yêu chữ còn viết thư pháp các chữ hán việt này và treo trong nhà, vừa để làm đẹp vừa để răn dạy bản thân và con cái. Vậy thì các chữ này mang ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.
Vậy, các chữ Trung Quốc trên là như thế nào có vai trò và ý nghĩa ra làm sao. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu qua những chữ Hán thông dụng. Thường được dùng trong thư pháp này nhé.
Xem thêm: Sách tiếng trung cần có cho người tự học
Nội Dung
- Ý nghĩa chữ Phúc 福
- Cách viết chữ phúc
- Chữ phúc trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Lộc (祿)
- Cách viết chữ Lộc
- Chữ lộc trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Thọ (寿)
- Cách viết chữ thọ
- Chữ Thọ trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Nhẫn (忍)
- Cách viết chữ nhẫn
- Nhẫn trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Đức (徳)
- Cách viết chữ Đức
- Chữ Đức trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ An (安)
- Cách viết chữ An
- Chữ An trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Tâm (心)
- Cách viết chữ Tâm
- Chữ tâm trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Vượng (旺)
- Cách viết chữ vượng
- Thư pháp chữ vượng
- Ý nghĩa chữ Vinh (荣)
- Cách viết chữ vinh
- Chữ Vinh thư pháp
- Ý nghĩa chữ Duyên (缘)
- Cách viết chữ duyên
- Chữ duyên trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Hiếu
- Cách viết chữ hiếu
- Thư pháp chữ Hiếu
- Ý nghĩa chữ Phát
- Cách viết chữ phát
- Thư pháp chữ Phát
- Ý nghĩa chữ Tuệ (慧)
- Cách viết chữ Tuệ
- Tuệ trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Tĩnh (静)
- Cách viết chữ tĩnh
- Thư pháp chữ Tĩnh
- Ý nghĩa chữ Cát (吉)
- Cách viết chữ Cát
- Chữ cát trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Hỷ (喜)
- Cách viết chữ hỷ
- Chữ hỷ thư pháp
- Ý nghĩa chữ Tài (才)
- Cách viết chữ Tài
- Chữ tài trong thư pháp
- Ý nghĩa chữ Vạn (卍)
Ý nghĩa chữ Phúc 福
Phúc hay còn gọi là Phước chỉ sự tốt lành, hạnh phúc, trong quá khứ thời xưa chữ Phúc đại diện cho sự may mắn no đủ. Ngày nay khi nhắc đến chữ Phúc chúng ta ngầm hiểu đó chính là hạnh phúc, là sự vui mừng. Cho dù theo nghĩa xưa hay nay thì Phước thể hiện sự khao khát về một cuộc sống và tương lai tốt đẹp. Mỗi dịp tết đến xuân về, nhiều gia đình lại dán chữ phúc ngược lên cửa, lên tường. Cầu mong cho một năm mới bình an, sung túc.
Cách viết chữ phúc
Phúc – Fú – 福 (bên trái là bộ thị 礻, bên phải gồm nhất 一, bộ khẩu 口 và bộ 田 – trên mặt chữ chỉ sự mong mỏi có đủ gạo cho vào miệng, hàm ý ấm no là phúc).
Tại sao người ta hay dán chữ Phúc ngược lên cửa: Trong tiếng Trung, chữ đến là “到“ – hán việt là Đáo. Chữ ngược là 倒 – cũng có cách đọc như chữ đến. Vì thế khi dán chữ phúc ngược lên cửa, người khác sẽ thốt lên “福倒” – nghe thành “福到”. Nghĩa là Phúc đến rồi, phúc đến rồi.
Các chữ trung quốc ghép với từ phúc đều mang hàm ý tốt lành: Phúc khí (福气), phúc vận (福运), hạnh phúc (幸福), phúc phận (福分)
Các thành ngữ liên quan tới chữ phúc: Phúc không đến hai lần – họa không tới một lượt, Hồng Phúc tề thiên, Phúc như đông hải, Trong họa có phúc, phúc tinh cao chiếu, có phúc cùng hưởng – có họa cùng chia, …
Xem thêm: Phần mềm dịch tiếng trung Quick Translator
Chữ phúc trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Lộc (祿)
Chữ Lộc nghĩa là tài lộc và những lợi ích tốt đẹp mà con người nhận được. Trong thời xưa lộc là bổng lộc được vua ban thưởng, bao gồm tiền tài lợi ích. Ngày nay lộc cũng dùng để chỉ những thứ tốt đẹp như tiền tài vật chất, điều may mắn tốt lành. Trong văn hóa Trung Quốc, Lộc còn là một vị tinh tú trong bộ ba Phúc – Lộc – Thọ được dân gian thờ phụng tín ngưỡng.
Cách viết chữ Lộc
Lộc – Lù – 禄 (bên trái là bộ thị 礻, bên phải là chữ lục 录). Các bạn có thể xem thêm thứ tự viết ở hình bên dưới. Tìm hiểu thêm về cách viết các nét chữ Hán cơ bản ở đây.
Lộc trong cuộc sống hàng ngày còn chỉ lộc non trên cây, chỉ những sự may mắn và những khoản lợi ích không được công khai. Ví dụ người ta hay nói có lộc chính là có lợi ích, có lộc ăn chính là được ăn nhiều, ăn ngon. Có lộc ngầm hiểu là có tiền bạc, có lợi.
Đầu năm người ta hay lên chùa hái lộc. Cho thấy trong tín ngưỡng người dân luôn mong muốn cả năm nhận được nhiều lợi ích, nhiều may mắn. Nhất là về tiền tài, vật chất.
Chữ lộc trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Thọ (寿)
Chữ Thọ đại diện cho mong muốn sống lâu, trường thọ của con người. Thọ tinh chính là một biểu tượng cho sự sống lâu, cho khát vọng trường tồn cùng thời gian của dân gian và văn hóa Hoa hạ. Tiệc mừng sinh nhật của người cao tuổi người ta hay gọi là mừng thọ, người sống lâu thì gọi là trường thọ, thọ mệnh là số sống được cao tuổi…
Thọ mang theo mong ước và khát khao của con người. Chẳng những vậy mà từ thời xa xưa các vị hoàng đế luôn tìm mọi cách để luyện đơn chế dược. Mong mỏi tìm ra được phương thuốc kéo dài tuổi thanh xuân. Kéo dài tính mạng trường tồn cùng trời đất.
Trong các câu chúc cũng thể hiện sự mong muốn này như: Phúc như đông hải – thọ tỉ nam sơn, tùng kiểu chi thọ, tam tiết lưỡng thọ…
Cách viết chữ thọ
Thọ – shòu – 寿 . Đầu tiên viết chữ tam 三 sau đó viết thêm nét phẩy, và cuối cùng là bộ thốn 寸 ở bên phải.
Chữ Thọ trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Nhẫn (忍)
Nhẫn là sự chịu đựng bao hàm sự thong dong không vội vàng, không nóng nảy. Thể hiện tính cách bền bỉ, nén lại cái đang xảy ra không để tác động đến hành động của mình. Nhẫn đối lập với hành xử xốc nổi vội vàng, không thấu đáo. Từ xa xưa chữ Nhẫn đã là một trong những chữ được mọi người xăm lên mình nhiều nhất. Đa phần là để răn đe mình phải biết nhẫn nại. Phải biết nhịn trong đó có cả nhịn nhục, nhịn đau, nén đựng sự thúc đẩy hành động.
Nhẫn còn bao gồm một hàm nghĩa nữa là nỡ lòng nào để làm những việc đau lòng. Thường hay gọi là đành lòng, nhẫn tâm.. Nhẫn tâm làm điều trái với lương tâm của mình.
Đọc tiếp: Mẫu chữ ký đẹp theo tên mang lại tài lộc may mắn
Cách viết chữ nhẫn
Nhẫn – rěn – 忍. Bên trên là chữ nhận (mũi nhọn) gồm chữ đao 刀 cùng 1 điểm 刃, bên dưới là chữ tâm 心. Mũi nhọn đâm vào tim nhưng vẫn chịu đựng được gọi là Nhẫn.
Nhẫn trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Đức (徳)
Chữ Đức mang trong mình nét đẹp của tính cách con người hiền lành, thiện lương, sống theo đạo làm người. Chỉ một chữ đức nhưng bao hàm sự trắc ẩn, có trật tự nề nếp, biết trên dưới trước sau, biết đúng sai phải trái. Đức là đạo đức là thiện, là nét đẹp của sự bình yên không có chấp niệm làm trái với luân thường đạo lý.
Đức còn là ân đức là được thụ ơn người khác, được người ta giúp đỡ thì phải biết nhớ lấy. Phải biết giúp lại người khác, đó chính là sống phải có đức, phải tích đức.
Ngày nay phạm trù đạo đức bao hàm rất nhiều vấn đề. Nhưng tựu chung lại đạo đức luôn có một chữ tình, luôn lấy tình người làm trọng. Sống trên đời không theo lý lẽ, không hợp tình người là không có Đức.
Cách viết chữ Đức
Đức – Dé – 徳 . Bao gồm bộ xích 彳 ở bên trái, bên phải gồm chữ thập 十 rồi bộ võng 罒, sau đó là chữ tâm 心。Chúng ta thường học cách ghi nhớ chữ Đức qua câu thơ: Chim chích mà đậu cành tre Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm. Thì bộ xích có hình ảnh giống con chim đậu trên cành.
Chữ Đức trong thư pháp
Ý nghĩa chữ An (安)
Chữ An (hay còn gọi là Yên) là sự an toàn, không bị quấy nhiễu không bị phiền lòng, không có nguy hiểm. An bao hàm sự tĩnh lặng, không khuấy động và cũng không có mối đe dọa nào. Vậy nên cuộc sống con người ai cũng mong mỏi có được một chữ AN, là an tâm hay là an toàn, cũng có thể là an nhiên. Để cuộc sống có thể bình lặng trôi qua, thanh nhàn không phiền phức. Cuộc sống vốn xô bồ, để được An đôi khi phải biết Nhẫn, nên an nhiên đâu phải tự dưng mà có được. Vậy nên vốn dĩ chữ AN cũng đã chứa đựng sự bao bọc, bao dung. Khoan dung độ lượng thì mới có được sự an tâm.
Cách viết chữ An
An – Ān – 安. Bao gồm trên là bộ miên (chỉ mái nhà), dưới là chữ nữ (chỉ người con gái). Người con gái ở trong nhà mình lúc nào cũng được chở che, được bao bọc, được bình an.
Chữ An trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Tâm (心)
Tâm là tấm lòng là con tim, chữ tâm biểu thị cho tấm lòng của con người. Sống có lòng bao dung, có sự độ lượng luôn biết nghĩ cho người khác. Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và hành xử cho đúng thì gọi là sống có Tâm. Tâm còn cho thấy tính cách chu toàn, làm việc hành xử chu đáo gọi là làm việc có tâm.
Những người yêu chữ thường treo chữ Tâm trong nhà để tự dạy bảo mình phải luôn là một người có tâm, sống phải có tấm lòng. Con người thiếu đi chữ Tâm khác gì là kẻ mất lương tri…
Cách viết chữ Tâm
Tâm – Xīn – 心. Chữ tâm gồm 4 nét, trên là phẩy, dưới gồm phẩy trái nét móc giữa và phẩy phải.
Chữ tâm trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Vượng (旺)
Chữ vượng thể hiện sự phát triển đi lên, phàm bất kỳ cái gì liên quan đến tăng trưởng, sinh sôi nảy nở đều là tốt đẹp. Vượng chính là hưng thịnh là sáng sủa. Trong cuộc sống ai cũng mong muốn có được sự thịnh vượng, tài lộc, tình cảm đi lên. Vậy nên Vượng cũng đại diện cho sự phát đạt nhiều lộc lá.
Cách viết chữ vượng
Vượng – Wàng – 旺. Bên trái là bộ Nhật, bên phải là bộ Vương. Chỉ mặt trời mà làm vua trên bầu trời thì là mặt trời chói chang nhất, tốt đẹp nhất.
Thư pháp chữ vượng
Ý nghĩa chữ Vinh (荣)
Vinh nghĩa là có được sự vẻ vang hiển đạt. Vinh cũng chỉ sự thịnh vượng và tốt tươi. Thông thường người ta hay dùng từ phồn vinh để miêu tả sự phát triển đi lên. Những người đạt được khen thưởng, tăng thêm dể diện, tài lộc thì hay được gọi là vinh hiển, vinh dự, vinh hoa.
Cách viết chữ vinh
Vinh – Róng – 荣. Bên trên là bộ thảo đầu 艹chỉ cây cỏ, dưới là bộ mịch 冖 như cái khăn chùm, sau đó là bộ mộc 木.
Chữ Vinh thư pháp
Ý nghĩa chữ Duyên (缘)
Duyên có nghĩa là nguyên cớ là có mối quan hệ nào đó giữa người này với người kia. Vì vậy, phật giáo luôn có câu vạn sự tùy duyên, nghĩa là sự vật sự việc phải dựa vào nguyên cớ riêng của nó. Có duyên ắt có nguyên cớ, vô duyên thì vô cớ. Duyên còn nghĩa là số phận, là định mệnh đã sắp đặt hay còn gọi là hữu duyên, có duyên phận.
Chữ duyên được sử dụng nhiều trong nhà phật để chỉ nhân duyên của con người. Mọi thứ để có số mệnh hay gọi là có duyên, có duyên ắt gặp, vô duyên thì có cưỡng cầu cũng không được.
Cách viết chữ duyên
Duyên – Yuán – 缘. Bên trái là bộ mịch纟là sợi dây để quấn lại, bên phải là chữ thoán 彖 – lời giải trong kinh dịch. Khi đi xem quẻ thì có lời thoán, lời thoán có phán về duyên phận được kết nối lại với nhau bằng dây buộc. Vậy đó là chữ duyên.
Chữ duyên trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Hiếu
Hiếu là lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Hiếu còn là thể hiện sự biết ơn với những người đã nuôi nấng ta nên người. Thể hiện rõ đạo lý làm người phải biết ghi nhớ công lao, biết phụng dưỡng đấng sinh thành. Ở thời xưa chữ Hiếu được nho gia rất coi trọng. Hiếu chính là cái gốc làm người, sống trên đời nhất định phải tránh điều bất hiếu lớn nhất: Không có con cái nỗi dõi tông đường (bất hiếu có ba, không con cái là lớn nhất).
Cách viết chữ hiếu
Hiếu – Xiào – 孝. Bên trên là 1 phần của bộ lão 耂, bên dưới là chữ tự. Nghĩa là con cái phải nằm xuống trên mặt đất để nghe bố mẹ răn dạy. Đó chính là có hiếu.
Thư pháp chữ Hiếu
Ý nghĩa chữ Phát
Chữ phát thường được sử dụng trong nghĩa phất lên nhận được nhiều tiền tài trở nên giàu có. Vì thế chữ phát hay được đi kèm chữ tài mà chúng ta thường gặp gọi là phát tài. Trong nhà treo chữ phát hàm ý mong muốn cuộc sống được phất lên trở nên sung túc, giàu sang phú quý. Trong tiếng Trung, chữ Phát thường được đại diện bằng số 8. Để hiểu thêm về ý nghĩa các con số, vui lòng xem thêm mật mã tình yêu qua các con số. Ở Trung Quốc khi mà năm mới tết đến, người ta cũng chúc nhau phát tài, cung hỉ phát tài. Ý nghĩa năm mới nhận nhiều tin vui, đạt nhiều tài lộc.
Cách viết chữ phát
Phát – Fā – 发. Trên là nét gấp khúc, sau đó viết nét phẩy, chấm ở trên và cuối cùng là bộ hựu 又. Để hoàn thành chữ trung quốc 发.
Thư pháp chữ Phát
Ý nghĩa chữ Tuệ (慧)
Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn. Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người. Các bạn có thể xem thêm tên tiếng trung hay để hiểu rõ hơn nhé.
Cách viết chữ Tuệ
Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.
Tuệ trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Tĩnh (静)
Tĩnh hay còn gọi là tịnh là từ chỉ sự yên lặng ổn định không phát ra ồn ào không tranh giành, không có sự xáo trộn hay phun trào. Chữ Tĩnh cho thấy ổn định chờ thời, không tranh đua nhưng chắc chắn bình ổn nhưng không thấp kém nhu nhược. Người mà treo chữ Tĩnh chắc chắn cuộc sống đã trải quá nhiều biến cố, đôi khi chỉ mong được sống trong trời yên biển lặng. Sống cuộc đời không cần bon chen với thế sự.
Cách viết chữ tĩnh
Tĩnh – Jìng – 静. Bên trái là chữ thanh 青 nghĩa là màu xanh, bên phải là chữ tranh 争 của tranh giành tranh đoạt.
Thư pháp chữ Tĩnh
Ý nghĩa chữ Cát (吉)
Cát chỉ sự tốt lành, là điềm lành mang đến sự may mắn, bao hàm cả những việc vui mừng. Thường thì ta hay gọi là cát tường chỉ sự vui vẻ. Ngược lại với cát chính là hung (từ chỉ sự việc xấu, không may mắn).
Cách viết chữ Cát
Cát – Jí – 吉. Trên là chữ sĩ 士 chỉ người có học vấn, dưới là chữ 口 chỉ cái miệng. Người có học thức thì luôn nói từ tốt đẹp.
Chữ cát trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Hỷ (喜)
Hỷ mang ý nghĩa có việc vui mừng, chữ hỷ thường đi hai chữ song song thành cặp còn gọi là song hỷ. Ngụ ý có hai việc mừng xảy đến cùng một lúc. Tâm nguyện con người, ai chẳng muốn có nhiều chuyện vui mừng và bớt chuyện đau thương. Nên chữ hỷ thường được dùng là chữ song hỷ 囍.
Trong tiếng Trung, chữ 喜 được dùng phổ biến với nghĩa là thích 喜欢. Ở Việt Nam thì chữ Hỷ dùng phần đa trong những việc vui mừng như cưới xin, dạm ngõ, mừng tân gia…
Cách viết chữ hỷ
Hỷ – Xǐ – 喜. Trong chữ hỷ đã bao hàm cả chữ cát, vậy nên hỷ phải là niềm vui và cả may mắn.
Chữ hỷ thư pháp
Ý nghĩa chữ Tài (才)
Chữ tài chỉ tài năng, có năng lực thiên phú hơn người bình thường trong phạm trù nào đó. Tài cũng chỉ tiền bạc của cải vật chất. Người ta thường nói hòa khí sinh tài, cũng chính là chỉ hòa khí sẽ sinh ra tiền bạc, tài lộc. Người có tài chỉ người có năng lực làm việc tốt, mẫn cán. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta có thể xếp chữ Đức trên chữ Tài. Nhưng nếu thiếu đi Tài thì sẽ rơi vào trường hợp cư dân mạng hay nói vui đùa – Nhiệt tình cộng ngu dốt bằng phá hoại.
Cách viết chữ Tài
Tài – Cái – 才. Chữ tài này viết rất đơn giản, dễ viết.
Chữ tài trong thư pháp
Ý nghĩa chữ Vạn (卍)
Chữ vạn thường được giải thích là 12 tướng tốt của phật giáo, một số người cho rằng chữ Vạn đại biểu cho sự rộng lớn quảng đại của phật pháp. Bên cạnh đó chữ Vạn cũng có ý nghĩa cho sự chở che bảo hộ và nhận được may mắn. Nói tóm lại, cả quan niệm phật giáo hay văn hóa đông tây đề tồn tại chữ Vạn, nhưng trước nay để không nhất quán về giải thích ý nghĩa. Việc xoay chiều chữ Vạn cũng có nhiều quan điểm và học thuyết khác nhau để giải thích. Ví dụ: Xoay thuận chiều kim đồng hồ là đại biểu cho sức mạnh của Phụ Thần, còn xoay ngược chiều kim đồng hồ thì là đại biểu cho sức mạnh của Mẫu Thần.
Vạn – Wàn – 卍 , bộ thập ở giữa, sau đó viết thêm các gạch nối.
Trên đây, các bạn vừa cùng HOCTIENGTRUNGTUDAU tìm hiểu qua về một số chữ trung quốc có ý nghĩa nhất như Phúc Lộc Thọ…. Các bạn thích chữ nào, hãy để lại bình luận để nhiều người cùng đọc nhé.
Từ khóa » Chữ Phát Trong Tiếng Trung
-
Ý Nghĩa Chữ Phát... - Nhớ Hán Tự Thông Qua Chiết Tự Chữ Hán
-
Tra Từ: Phát - Từ điển Hán Nôm
-
Top 8 Chữ Phát Trong Tiếng Hán - Blog Của Thư
-
Phát Tài Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
[Top Bình Chọn] - Chữ Phát Tài Trong Tiếng Hán - Vinh Ất
-
Tìm Hiểu Chữ Lộc Tiếng Trung | Ý Nghĩa & Cách Viết Chính Xác
-
Cách Đọc & Viết TẤT CẢ Số Đếm Tiếng Trung Đầy Đủ Nhất 2022
-
Chữ Tài Tiếng Hoa 【財】Tài Là Gì? - Truyền Thông
-
Viết Chữ Phát Trong Tiếng Hán | Tiếng Trung| Chinese Writting
-
Phát - Wiktionary Tiếng Việt
-
不 - Wiktionary Tiếng Việt
-
Chữ Hán Tiếng Trung (Hán Tự) - SHZ
-
Chữ Hán – Wikipedia Tiếng Việt