Ý Nghĩa Của 9 đèn Báo Lỗi Phổ Biến Trên ô Tô - VietNamNet

Không hiểu ý nghĩa của những đèn báo lỗi bộ lọc hạt dầu diesel, túi khí, phanh hay động cơ là vấn đề mà nhiều tài xế hiện gặp phải.

Ô tô xuất hiện đèn đỏ này, tài xế cần hết sức chú ý kẻo cháy xe Vượt đèn đỏ, người đi xe đạp bị húc văng lên trời Độ đèn cho ô tô - Thú chơi nguy hiểm Cách sử dụng đèn xi nhan đúng luật khi tham gia giao thông

Khi một đèn báo lỗi hiện lên trên bảng đồng hồ, phản ứng đầu tiên của nhiều tài xế là hoảng sợ. Nguyên nhân là do họ không biết ý nghĩa của biểu tượng báo lỗi đó.

Theo nghiên cứu của ứng dụng "bắt bệnh" ô tô Engie, 50% người tham gia không hề biết ý nghĩa của đèn cảnh báo áp suất lốp hay lỗi bộ lọc muội than. Trong khi đó, 38% người tham gia khảo sát không hiểu ý nghĩa của đèn báo lỗi động cơ. Tỷ lệ tương ứng của những người không hiểu đèn báo lỗi phanh là 36%.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích ý nghĩa của 9 đèn báo lỗi thường gặp trên ô tô. Đây là những loại đèn báo hiệu cho bạn biết đến lúc cần phải mang xe đến gặp thợ.

1. Đèn báo lỗi bộ lọc muội than

{keywords}

Nếu đèn này nhấp nháy trên bảng đồng hồ, điều đó có nghĩa là cơ cấu lọc muội than ở hệ thống xả của xe gặp vấn đề. Nói cách khác, xe của bạn đang thải ra khí độc hại hơn bình thường.

Đừng lờ đi khi thấy đèn này bật sáng trên bảng đồng hồ. Bộ lọc muội than bị tắc có thể làm hỏng động cơ xe của bạn. Đến lúc đó thì chi phí sửa chữa sẽ cao hơn rất nhiều.

2. Đèn báo lỗi túi khí

{keywords}

Túi khí sinh ra là để giảm thiểu thương vong cho người ngồi bên trong ô tô. Do đó, bạn chắc chắn sẽ không muốn túi khí của mình bị lỗi.

Khi nhìn thấy đèn báo này bật sáng trên bảng đồng hồ, bạn cần hiểu rằng túi khí của xe gặp trục t rặc. Đừng đợi cho đến khi gặp tai nạn để xem túi khí còn hoạt động hay không. Thay vào đó, hãy nhanh chóng mang xe đến gara để thợ kiểm tra túi khí.

3. Đèn báo lỗi vô lăng trợ lực điện

{keywords}

Đèn báo này cho thấy vô lăng trợ lực điện của xe gặp vấn đề. Khi vô lăng trợ lực điện bị lỗi, bạn sẽ thấy tay lái rất nặng và khó xoay. Điều này có thể gây nguy hiểm khi xe đang chạy ở tốc độ cao.

4. Đèn báo lỗi phanh

{keywords}

Tương tự túi khí, đừng bao giờ lờ đi đèn báo lỗi hệ thống phanh. Nếu không, bạn có thể sẽ phải trả giá rất đắt.

5. Đèn cảnh báo nước làm mát

{keywords}

Nước làm mát đóng vai trò quan trọng đối với ô tô, nhất là vào mùa hè. Đúng như tên gọi, tác dụng của loại nước này chính là làm mát động cơ xe. Nếu không có đủ nước làm mát trong hệ thống, động cơ xe sẽ bị quá nóng và ngừng chạy.

Khi nhìn thấy đèn này trên bảng đồng hô, bạn cần phải đổ thêm nước làm mát cho động cơ.

6. Đèn báo lỗi động cơ

{keywords}

Động cơ chính là "trái tim" của một chiếc xe. Bạn có thể sẽ cảm thấy động cơ của mình có vấn đề trước cả khi nhìn thấy đèn này trên bảng đồng hồ. Bạn nên mang xe đến ngay gara để thợ kiểm tra trước khi vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra.

7. Đèn cảnh báo áp suất lốp

{keywords}

Nếu nhìn thấy đèn báo này bật sáng trên bảng đồng hồ, bạn có thể hiểu là lốp xe bị thủng hoặc non hơi. Tuy nhiên, chỉ có những dòng xe đời mới được trang bị đèn báo cảnh báo này. Do đó, nếu sở hữu ô tô đời cũ, bạn nên tự mình thường xuyên kiểm tra lốp xe.

8. Đèn báo lỗi ắc-quy

{keywords}

Trong một số trường hợp, đèn báo lỗi ắc-quy sẽ bật sáng khi bạn lần đầu tiên khởi động máy. Sau vài giây, đèn này sẽ tắt đi. Nếu đèn không tắt sau vài giây có nghĩa là xe của bạn bị lỗi ắc-quy hoặc dây nối.

Nếu hệ thống điện của xe bị trục trặc, tốt hơn hết là không cố gắng khởi động máy lần nữa trước khi vấn đề được giải quyết.

9. Đèn cảnh báo dầu

{keywords}

Khi nhìn thấy đèn này sáng lên trên bảng táp-lô, bạn cần hiểu là nhiệt độ dầu quá cao hoặc lượng dầu/áp suất trong bình quá thấp. Hết dầu có thể dẫn đến hỏng động cơ. Vì vậy, bạn nên kiểm tra bằng que thăm dầu và đổ đầy khi cần

(Theo Autopro)

Từ khóa » đèn Báo Lỗi Vô Lăng Trợ Lực điện