Ý Nghĩa Của Các Ký Hiệu Màu Sắc Trên Bản đồ, Bản Vẽ Quy Hoạch

Hiện nay, việc xác định đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người đang sở hữu và sử dụng đất đó bao gồm: Xác định căn cứ thuế nhà đất để thực hiện nghĩa vụ, Xác định điều kiện chứng nhận quyền sử dụng đất hay thu hồi đất, Xác định giá đất bồi thường theo từng loại đất khi nhà nước thu hồi, Chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất,…Do vậy nắm rõ các quy định về phân loại đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc áp dụng các quy định của pháp luật đất đai, đảm bảo tốt quyền lợi của người sử dụng, chiếm hữu và sở hữu đất.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Phân loại đất đai:
    • 1.1 1.1. Nhóm đất nông nghiệp:
    • 1.2 1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp:
    • 1.3 1.3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng:
  • 2 2. Giải thích bảng ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính:

1. Phân loại đất đai:

Căn cứ theo Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định về việc phân loại đất theo mục đích sử dụng đất như sau:

1.1. Nhóm đất nông nghiệp:

Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

+ Đất trồng cây lâu năm;

+ Đất rừng sản xuất;

+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng đặc dụng;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất làm muối;

+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp:

+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

1.3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng:

Những loại đất không thuộc các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sẽ thuộc về loại đất chưa xác định mục đích sử dụng này.

2. Giải thích bảng ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính:

Người sở hữu đất đai có thể nhìn và mã ký hiệu loại đất trên giấy chứng nhận quyền sở hữu và thắc mắc loại đất ODT, lNK, DTL, BHK, NTD, ODT, ONT, SKC, HNK là đất gì? Thực tế đó là bảng ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính để quản lý được các loại đất tốt nhất. Đối với người sở hữu sẽ nhìn vào ký hiệu loại đất và biết được đất đang sử dụng, sở hữu quyền sử dụng là loại đất nào để tìm hiểu về quyền nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Dưới đây là giải thích các mã ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính sẽ căn cứ vào quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về bản đồ địa chính như sau:

– Mỗi ký hiệu được đánh số thứ tự gọi là mã số ký hiệu. Số thứ tự của phần giải thích ký hiệu trùng với mã số của ký hiệu đó.

– Kích thước, lực nét vẽ bên cạnh ký hiệu tính bằng mi li mét. Ký hiệu không có ghi chú lực nét thì dùng lực nét 0,15 mm để vẽ. Ký hiệu không chỉ dẫn kích thước thì vẽ theo hình dạng ký hiệu mẫu.

– Ký hiệu thể hiện ranh giới thửa đất, nhà, công trình xây dựng và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, đường bình độ và các đối tượng ghi chú theo quy định như sau:

– Ranh giới thửa đất, ranh giới nhà, công trình xây dựng vẽ liên tục, khép kín; ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất vẽ liên tục.

– Thể hiện màu đối tượng bản đồ trên bản đồ dạng số như sau:

+ Thể hiện bằng màu đen, mã màu = 0, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 255, Blue = 255 đối với ranh giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng, ranh giới nhà và công trình xây dựng, ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là đường giao thông bộ, đê điều và địa vật; địa giới hành chính; khung bản đồ; điểm khống chế và ghi chú;

+ Thể hiện bằng màu xanh, mã màu = 5, có chỉ số màu đồng thời Red = 0, Green = 255, Blue = 0 đối với ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là sông, suối, kênh, rạch và đối tượng thủy hệ khác và tên đối tượng;

+ Thể hiện bằng màu nâu, mã màu = 38, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 117, Blue = 0 đối với đối tượng đường bình độ và ghi chú độ cao;

+ Thể hiện bằng màu đỏ mã màu = 3, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 0, Blue = 0 đối với ranh giới thửa đất theo giấy tờ pháp lý, ranh giới thửa đất theo quy hoạch và ranh giới chỉnh lý.

– Thể hiện ký hiệu nhà

+ Ranh giới nhà vẽ bằng các nét gạch đứt, ghi chú loại nhà, số tầng. Khi tường nhà nằm trùng với ranh giới thửa đất thì vẽ nét liền của ranh giới thửa đất. Đối với vị trí tường tiếp giáp mặt đất thì đường nét đứt thể hiện bằng các đoạn thẳng ngắn; đối với hình chiếu thẳng đứng của các kết cấu vượt ra ngoài phạm vi tường nhà tiếp giáp mặt đất, hình chiếu của các kết cấu nhà nằm trên cột thì đường nét đứt được thể hiện bằng các điểm chấm.

+ Các ký hiệu phân loại nhà theo vật liệu xây dựng được quy định như sau: b – là nhà có kết cầu chịu lực bằng bê tông; s – là nhà có kết cầu chịu lực bằng sắt thép; k – là nhà bằng kính (trong sản xuất nông nghiệp); g – là nhà có kết cầu chịu lực bằng gạch, đá; go – là nhà có kết cầu chịu lực bằng gỗ.

Số tầng của nhà thể hiện bằng các chữ số ghi kèm theo loại nhà đối với nhà từ 2 tầng trở lên (nhà 1 tầng không cần ghi chú số 1). Vật liệu để phân biệt loại nhà bê tông, gạch đá, tre gỗ là vật liệu dùng để làm tường, không phân biệt bằng vật liệu dùng để lợp mái.

Khi nhà nằm trên cột chìa ra ngoài mặt nước hoặc có một phần nổi trên mặt nước thì phần chìa ra ngoài hoặc nổi trên mặt nước vẽ phân biệt bằng nét đứt, đường bờ và đường mép nước vẽ liên tục cắt qua nhà theo đúng thực tế.

– Thể hiện ranh giới thửa đất: Ranh giới thửa đất theo hiện trạng được vẽ bằng nét liền liên tục, ranh giới thửa đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (thể hiện được) khác với hiện trạng thể hiện bằng nét đứt.

Trong trường hợp ranh giới thửa trùng với các đối tượng dạng đường của thủy hệ, đường giao thông, các đối tượng hình tuyến khác thì không vẽ ranh giới thửa đất mà coi các đối tượng đó là ranh giới thửa đất và phải giải thích ký hiệu sông, suối, đường giao thông.

– Thể hiện đường giao thông và các đối tượng liên quan

+ Đường sắt: hành lang đường sắt vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Vẽ ký hiệu quy ước của đường sắt bằng nét đứt đặt vào trục tâm của vị trí đường ray.

+ Đường bộ, đê: giới hạn sử dụng của đường vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Phần lòng đường (mặt đường, vỉa hè hoặc phần có trải mặt) khi vẽ được theo tỷ lệ thì vẽ bằng ký hiệu nét đứt. Khi độ rộng giới hạn sử dụng của đường nhỏ hơn 1,5 mm trên bản đồ thì được phép không vẽ phần lòng đường.

Đường có độ rộng tại thực địa từ 0,5 m trở lên trên bản đồ phải vẽ bằng 2 nét (vẽ theo tỷ lệ). Nếu đường nằm trong thửa đất lớn và thuộc phạm vi khuôn viên của thửa đất đó (ví dụ: đường nội bộ trong khuôn viên khu triển lãm, khu công viên…) vẽ bằng nét đứt và chỉ vẽ phần mặt đường. Đường ô tô và đường phố trong mọi trường hợp đều phải ghi chú; đường ô tô phải ghi tên đường, chất liệu rải mặt; đường phố phải ghi tên phố. Nếu đường không có trải mặt, đường phố không có tên thì phải ghi chú chữ “đường” vào phạm vi đối tượng để dễ phân biệt nội dung theo nguyên tắc: khi lòng đường đủ rộng thì ghi chú vào bên trong, khi không đủ rộng thì bố trí ghi chú ra ngoài, bên cạnh ký hiệu sao cho dễ đọc và không nhầm lẫn. Khi ghi chú, tùy theo độ rộng, chiều dài của đường mà dùng cỡ chữ và phân bố chữ cho thích hợp theo phạm vi của đối tượng, đường kéo dài trên bản đồ phải dùng ghi chú lặp lại cách nhau từ 20 – 25 cm để dễ phân biệt và không nhầm lẫn.

+ Cầu: thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ hoặc không tùy theo tỷ lệ bản đồ và phải ghi chú tên riêng (không phân biệt vật liệu xây dựng hay cấu trúc).

+ Bến cảng, cầu tầu, bến phà, bến đò: đối tượng nằm hoàn toàn trong thửa mà không ảnh hưởng tới nội dung khác của thửa đất, khi đó vẽ đầy đủ cả hình dạng mặt bằng và thể hiện ký hiệu quy ước.

+ Đê: được thể hiện bằng ký hiệu 2 nét vẽ theo tỷ lệ hoặc nửa theo tỷ lệ kèm theo ghi chú “đê” để phân biệt với các loại đường giao thông khác. Khi đê là đường ô tô phải ghi chú như đường ô tô.

– Thể hiện thủy hệ và đối tượng có liên quan

+ Đường mép nước, đường bờ và dòng chảy ổn định, kênh, mương… có độ rộng lớn hơn 0,5 m trên thực địa thì thể hiện bằng 2 nét theo tỷ lệ, có độ rộng nhỏ hơn 0,5 m trên thực địa được thể hiện bằng 1 nét trùng với vị trí trục chính của yếu tố. Khi thể hiện đối tượng thủy hệ không được ngắt tại vị trí cầu, cống trên bản đồ.

Đối tượng thủy hệ có dòng chảy đều phải vẽ mũi tên chỉ hướng nước chảy, đối tượng thủy hệ kéo dài trên bản đồ phải vẽ nhắc lại khoảng 15 cm một lần để dễ xác định và không nhầm lẫn.

+ Cống, đập trên sông, hồ, kênh, mương…: thể hiện cống, đập quan trọng có ý nghĩa định hướng trên bản đồ và ghi chú tên riêng nếu khoảng hở trên bản đồ cho phép (không phân biệt loại vật liệu xây dựng).

– Thể hiện dáng đất và đối tượng có liên quan

+ Điểm độ cao, đường bình độ: các trường hợp dáng đất được đo vẽ hoặc chuyển vẽ chính xác thì dùng các ký hiệu đường bình độ chính xác để thể hiện. Trường hợp đo vẽ không chính xác hay chuyển vẽ dáng đất từ bản đồ địa hình hoặc các tài liệu khác lên bản đồ địa chính mà độ chính xác không cao thì dùng đường bình độ vẽ nháp để thể hiện.

+ Sườn đất dốc: ký hiệu này dùng chung để thể hiện các sườn đất dốc có độ dài từ 1 cm trên bản đồ trở lên mà không thể hiện được bằng đường bình độ, không phân biệt sườn dốc tự nhiên hay nhân tạo.

+ Bãi cát, đầm lầy: thể hiện các bãi cát tự nhiên và các bãi lầy, đầm lầy không phân biệt lầy ngọt hay lầy mặn khi chúng có diện tích từ 16 mi li mét vuông trở lên trên bản đồ.

– Khung bản đồ địa chính

+ Phần bảng chắp mảnh ngoài khung bản đồ địa chính thể hiện 9 mảnh theo nguyên tắc thể hiện mảnh chính là mảnh chứa đựng nội dung bản đồ ở giữa và 8 mảnh xung quanh. Cách vẽ và đánh số mảnh theo mẫu khung quy định cho bản đồ địa chính.

+ Khi chỉnh lý biến động cho bản đồ địa chính cần lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý”. Bảng này có thể bố trí vào các vị trí trống thích hợp bên ngoài hoặc bên trong khung bản đồ địa chính.

Cột TT: Đánh theo thứ tự từ 1 đến hết các thửa đất mới xuất hiện và thửa đất bị bỏ đi trên mảnh bản đồ địa chính do biến động.

Cột Số thứ tự thửa đất thêm: Ghi theo số thứ tự thửa đất mới xuất hiện trên mảnh bản đồ địa chính do biến động theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Số thứ tự thửa đất lân cận: Ghi theo số thứ tự thửa đất kề cạnh các thửa đất biến động thêm để dễ tìm vị trí thửa đất biến động trên bản đồ.

Số thứ tự thửa đất bỏ: Ghi số thứ tự thửa đất bị bỏ đi trên mảnh bản đồ địa chính để theo dõi.

Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính:

STT

Loại đất

I

NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP

1

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

2

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

3

Đất lúa nương

LUN

4

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

5

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

6

Đất trồng cây lâu năm

CLN

7

Đất rừng sản xuất

RSX

8

Đất rừng phòng hộ

RPH

9

Đất rừng đặc dụng

RDD

10

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

11

Đất làm muối

LMU

12

Đất nông nghiệp khác

NKH

II

NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

1

Đất ở tại nông thôn

ONT

2

Đất ở tại đô thị

ODT

3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

4

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

5

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

6

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

7

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

8

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

DTT

9

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

10

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

11

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

12

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

13

Đất quốc phòng

CQP

14

Đất an ninh

CAN

15

Đất khu công nghiệp

SKK

16

Đất khu chế xuất

SKT

17

Đất cụm công nghiệp

SKN

18

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

19

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

20

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

21

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX

22

Đất giao thông

DGT

23.

Đất thủy lợi

DTL

24

Đất công trình năng lượng

DNL

25

Đất công trình bưu chính, viễn thông

DBV

26

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

27

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

28

Đất chợ

DCH

29

Đất có di tích lịch sử – văn hóa

DDT

30

Đất danh lam thắng cảnh

DDL

31

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

32

Đất công trình công cộng khác

DCK

33

Đất cơ sở tôn giáo

TON

34

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

35

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

36

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

37

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

38

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

III

NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

3

Núi đá không có rừng cây

NCS

Như vậy, pháp luật không quy định rõ ý nghĩa màu sắc trên bản đồ để xác định loại đất. Việc xác định loại đất trên bản đồ địa chính sẽ dựa vào các ký hiệu bằng chữ cái in hoa theo điểm 13 Mục III Phụ lục I Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Để biết chính xác ý nghĩa của các màu sắc trên bản đồ địa chính có thể xem thêm phần chú thích của bản đồ.

Từ khóa » đất Odt Màu đỏ