Ý Nghĩa Của Các Loại Bằng Lái Xe ÔTô B1,B2,C,E,F Cần Phải Biết

Bạn cần lấy bằng lái xe ô tô, vậy loại bằng nào bạn muốn đăng ký học? Có 5 loại bằng lái xe ô tô như B1, B2, C, D và E. Có 1 trong 5 bằng này sẽ được lái các loại xe hạng gì? Ý nghĩa của các loại bằng lái xe ôtô là gì? Bao nhiêu tuổi sẽ được học và thi sát hạch, thời hạn của bằng lái xe ô tô là được bao nhiêu năm?… Bài viết ngay sau đây sẽ là nội dung thông tin chính, chú trọng đến các vấn đề cơ bản quan trọng về các loại bằng lái xe ô tô hiện hành giúp mọi người hiểu và học đúng nhu cầu.

Ý Nghĩa Của Các Loại Bằng Lái Xe ÔTô
Ý Nghĩa Của Các Loại Bằng Lái Xe ÔTô

Tính đến nay hiện có 5 loại bằng lái xe ô tô như B1, B2, C, D, E và ý nghĩa các loại bằng lái xe này ở Việt Nam là:

1. Bằng lái xe ô tô B1, B2 

Đây là bằng lái xe phổ biến nhất hiện nay. Bằng lái xe ô tô hạng B được quy định quyền điều khiển, người có giấy phép lái xe hạng B sẽ được điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe tải và được điều khiển xe đầu kéo rơ mooc dưới 3500 kg.

Bằng lái xe hạng B được chia ra làm hai loại, đó là: hạng B1 và B2, xét về quyền điều khiển là như nhau. Vậy thì, B1 và B2 mỗi loại sẽ được lái những lái xe nào?

1.1. Bằng lái xe ô tô hạng B1 

Bằng lái xe hạng B1 số tự động, được cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô số tự động, chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi cho người lái xe);
  • Ô tô tải và kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • Ô tô được dùng cho người khuyết tật.
Bằng lái xe ô tô B1, B2
Bằng lái xe ô tô B1, B2

1.2. Bằng lái xe ô tô hạng B2 

Ý nghĩa bằng lái xe ôtô hạng B2 được cấp cho người chuyên hành nghề lái xe, chủ yếu điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chuyên dùng thường có tải trọng thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Các loại xe quy định được giấy phép lái xe hạng B

Nhìn chung, B1 chỉ khác B2 ở chỗ: B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe và ngược lại. Cụ thể: nếu muốn lái xe taxi thương mại, dịch vụ thì phải học để lấy bằng lái xe hạng B2.

Khuyến nghị: Hiện nay hầu hết học viên đều được khuyến nghị chọn học bằng lái xe hạng B2 thay vì hạng B1, lý do là bằng lái xe hạng B2 có thời hạn lâu hơn. Thời hạn của bằng lái B2 là 10 năm trong khi bằng B1 là 5 năm. Bên cạnh đó là chi phí học và lệ phí thi hai loại là như nhau. Hiện nay có thể bạn sẽ thấy có hơi ít hoặc hầu như không có trung tâm đào tạo bằng lái xe hạng B1.

→ Độ tuổi nào được thi lấy bằng B1,B2: Theo quy định của Bộ giao thông quy định, người có độ tuổi là đủ 18 tuổi tính đến ngày thi sát hạch.

2. Bằng lái xe ô tô hạng C 

Bằng lái xe ô tô hạng C
Bằng lái xe ô tô hạng C

Bằng lái xe hạng C sẽ được cấp cho đối tượng điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô tải (kể cả các loại ô tô tải chuyên dùng) có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg;
  • Máy kéo, có cơ cấu là kéo một rơ moóc với trọng tải thiết kế từ 3.500 kg;
  • Các loại xe nằm trong quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Như vậy, ý nghĩa bằng lái xe ôtô hạng C sẽ lái được hầu hết các loại xe tải, ngoại trừ Container. Cần nhớ: vì quyền điều khiển của bằng lái xe hạng C cao hơn chính vì thế mà yêu cầu để lấy được bằng giấy phép lái xe hạng C cũng sẽ cao hơn so với bằng B1, B2.

→ Độ tuổi nào được thi lấy bằng lái xe hạng C: BGTVT đã quy định ở độ tuổi là 21 tính đến ngày thi sát hạch.

Thời hạn của bằng lái xe hạng C là 05 năm kể từ ngày cấp, không phụ thuộc vào độ tuổi của người đã được cấp giấy phép.

3. Bằng lái xe ô tô hạng D, E, F, FC

  • Bằng lái xe hạng D: Được điều khiển các loại xe theo quy định ở hạng C: từ 10 – 30 chỗ ngồi.
  • Bằng lái xe hạng E: Để điều khiển các loại xe theo quy định ở hạng D: từ trên 30 chỗ ngồi.
  • Bằng lái xe hạng F: Được dành cho người lái xe đã có giấy phép B2, D, E – dùng để điều khiển các loại xe theo quy định & khi kéo rơ moóc hoặc các xe ô tô chở khách nối toa.
  • Hạng FC: được cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng C & chuyên lái các loại xe theo quy định cho hạng C khi xe có kéo rơ moóc, đầu kéo dùng để kéo semi rơ moóc.

→ Độ tuổi nào được thi lấy bằng lái xe hạng D, E, F: yêu cầu người lái xe phải có kinh nghiệm lái và quy định số km an toàn nhất định. Bằng lái xe hạng D, E và các hạng F có thời hạn là: 03 năm kể từ ngày cấp.

KẾT LUẬN

Bài viết mà top10truonghoc.com chia sẽ sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa các loại bằng lái xe ô tô B1,B2, C, E, F, về độ tuổi lấy bằng cũng như thời hạn của các loại bằng lái xe. Chúc bạn sớm thi đỗ bằng lái xe đã chọn – chúc các bác tài thượng lộ bình an!

XEM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

  • Hướng Dẫn Thi Thử Lý Thuyết Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng B2 Chắc Chắn Đậu

Từ khóa » Bằng Lái Có Nghĩa Là Gì