Ý Nghĩa Của đường Trung Tính Trong Thiết Kế Và Chế Tạo Kim Loại Tấm

Rate this post

Khi vật liệu bị kéo căng, đường nơi xảy ra quá trình chuyển đổi từ nén sang kéo gọi là đường trung tính của vật liệu. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của đường trung tính trong thiết kế và chế tạo kim loại tấm với Mr Đỗ Văn Tiến, chuyên gia kỹ thuật SOLIDWORKS – ViHoth Corporation.

Ý nghĩa của đường trung tính trong thiết kế kim loại tấm

Trong quá trình chế tạo chi tiết kim loại tấm, khi kim loại được uốn cong, vật liệu dọc theo bán kính uốn cong bên trong sẽ bị nén và vật liệu dọc theo bán kính uốn cong bên ngoài sẽ bị kéo căng. Đường nơi xảy ra quá trình chuyển đổi từ nén sang kéo được gọi là đường trung tính của vật liệu. Đường trung tính là nơi vật liệu không kéo ra cũng không bị nén. Do đó, chiều dài của đường trung tính không đổi trước và sau khi hoạt động uốn.

Vị trí của đường trung tính: K-Factor

Vị trí của đường trung tính khác nhau và dựa trên đặc tính vật lý của vật liệu và độ dày của nó. Điều quan trọng là phải biết vị trí của đường trung tính đối với một tấm kim loại cụ thể vì tất cả các phép tính được thực hiện dựa trên đường trung tính để tính toán các mô hình trải phẳng. Vị trí của đường trung tính đối với một tấm kim loại cụ thể được xác định bởi một hệ số gọi là K-Factor. K-Factor là tỷ lệ biểu thị vị trí của đường trung tính đối với độ dày của chi tiết kim loại tấm và phụ thuộc vào vật liệu, độ dày và bán kính uốn cong. K-Factor (K) có thể được định nghĩa như sau:

K=t/T

T là khoảng cách từ mặt trong đến đường trung tính. K-Factor được sử dụng khi bạn không biết quy trình máy sẽ được sử dụng để uốn tấm. K-Factor nên kiểm tra lại bằng thực nghiệm

https://vihoth.com/wp-content/uploads/2020/09/duong-trung-tinh-trong-thiet-ke-kim-loai-tam.png

Bend Allowance (BA)

Bend Allowance (BA) là chiều dài cung của phần uốn cong được đo dọc theo đường trung tính của vật liệu. Khi tấm kim loại được thực hiện quá trình uốn cong, kim loại xung quanh chỗ uốn bị biến dạng và kéo dài. Bend Allowance (BA) được định nghĩa là vật liệu bạn sẽ phải thêm vào chiều dài ban đầu của tấm phẳng để đạt đến chiều dài của chi tiết đã tạo hình.

https://vihoth.com/wp-content/uploads/2020/09/duong-trung-tinh-trong-thiet-ke-kim-loai-tam1.png

https://vihoth.com/wp-content/uploads/2020/09/duong-trung-tinh-trong-thiet-ke-kim-loai-tam2.png

Chiều dài tổng thể = Chiều dài 1 + Chiều dài 2 + BA

Bend Deduction

Bend Deduction được định nghĩa là vật liệu bạn sẽ phải loại bỏ khỏi tổng chiều dài của hình trải phẳng để có được kích thước của chi tiết. Chiều dài tổng thể = Chiều dài 1 + Chiều dài 2 + BA Chiều dài tổng thể = (Chiều dài 1 – OSSB) + (Chiều dài 2 – OSSB) + BA Chiều dài tổng thể = Chiều dài 1 + Chiều dài 2 – (2*OSSB – BA) Bend Deduction = 2*OSSB – BA

https://vihoth.com/wp-content/uploads/2020/09/duong-trung-tinh-trong-thiet-ke-kim-loai-tam3.png

Mối liên hệ giữa Bend Allowance, Bend Deduction và K-Factor

https://vihoth.com/wp-content/uploads/2020/09/duong-trung-tinh-trong-thiet-ke-kim-loai-tam4.png

Trên đây, bạn đã tìm hiểu về ý nghĩa của đường trung tính trong thiết kế và chế tạo kim loại tấm, và các công thức tính toán liên quan đến đường trung tính của vật liệu. https://vihoth.com/wp-content/uploads/2020/09/do-tien.jpg Mr. Đỗ Văn Tiến Sinh năm 1993, Mr Đỗ Văn Tiến hiện là chuyên gia kỹ thuật SOLIDWORKS hàng đầu tại Việt Nam. Hơn 5 năm công tác tại ViHoth Corporation, cùng một danh sách thành tích chứng chỉ quốc tế SOLIDWORKS đáng nể, Mr Đỗ Văn Tiến, đảm nhiệm chức vụ SOLIDWORKS Mutil Product Manager, phụ trách hỗ trợ kỹ thuật chính về các giải pháp phần mềm SOLIDWORKS.

Liên hệ ViHoth Corporation nếu bạn muốn đăng ký khóa đào tạo về SOLIDWORKS Sheet Metal, SOLIDWORKS Simulation hoặc các khóa đào tạo chuyên ngành về SOLIDWORKS.

ViHoth Corporation – Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển Kỹ thuật cao ViHoth

Trụ sở: Số 17 – Lô 5, Khu đô thị Xuân Phương, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: +84-24-3797 0256 – Hotline: 0982 018 497 – Email:media@vihoth.com

Website: https://www.camsolutions.vn | https://www.vihoth.com| https:www.gstarcad.vn

Từ khóa » Hệ Số K Factor Là Gì