Ý Nghĩa Hội Nghị Diên Hồng, Hội Nghị Bình Than - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị Diên Hồng là một trong những sự kiện lịch sử trọng đại của Việt Nam. Hội nghị Diên Hồng đã đưa ra các quyết sách quan trọng quyết định đến vận mệnh cũng như tương lai của nước ta sau này. Cùng tìm hiểu hoàn cảnh, diễn biến, chức năng, tác dụng cũng như ý nghĩa của Hội nghị Diên Hồng qua bài viết sau đây của DINHNGHIA.VN
Nội dung chính Show- Hoàn cảnh diễn ra hội nghị Diên Hồng là gì?
- Diễn biến hội nghị Diên Hồng
- Chức năng và tác dụng của hội nghị Diên Hồng
- Ý nghĩa của hội nghị Diên Hồng là gì?
- Video liên quan
Hoàn cảnh diễn ra hội nghị Diên Hồng là gì?
Quân Mông Nguyên qua thất bại ở lần 1 năm 1258 đã có sự chuẩn bị vô cùng cẩn thận. Chúng trang bị lực lượng quân chiến đấu lên đến hơn 50 vạn, bao gồm quân từ Tống xuống, từ Chiêm Thành lên. Trước sức mạnh khủng khiếp ấy nhà Trần triệu tập Hội nghị Diên Hồng nhằm nghị sự về cuộc kháng chiến sắp tới.
Trước khi triệu tập hội nghị, nhà Trần đã cho điều tra rõ tình hình của quân Nguyên. Sau đó cho triệu tập hội nghị – Bình Than vào năm 1282. Hội nghị đã bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và quân nhà Trần. Cũng từ hội nghị nhà Trần nhận định muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ của nhà Nguyên, cần có sự tham gia của nhân dân.
Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh đế quốc Nguyên Mông vừa mới tiêu diệt đội quân Nam Tống. Chúng ráo riết muốn chinh phạt và biến nước ra thành thuộc địa của chúng. Quân Tống thường xuyên đưa ra các yêu sách đòi hỏi các vua Trần sang chầu. Trước yêu sách của hoàng đế Đại Nguyên Hốt Tất Liệt các vua Trần đề nhất quyết cự tuyệt.
Hội nghị Diên Hồng diễn ra ở đâu? – Nó được diễn ra tại điện Diên Hồng nằm trong kinh thành Thăng Long ( Hiện nay là thủ đô Hà Nội). Hội nghị được tiến hành năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp. Thành viên tham dự hội nghị là các bô lão trong cả nước.
Mục tiêu của hội nghị là để trưng cầu dân ý. Muốn thông qua ý kiến của các bô lão về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông. Khi nhà Nguyên đang lăm le ý định sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Hình ảnh về hội nghị Diên HồngDiễn biến hội nghị Diên Hồng
Hội nghị Diên Hồng diễn ra năm 1284 tại Thăng Long do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp cùng với các bô lão trên cả nước. Các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước tham dự Hội nghị. Tại Hội nghị Thượng hoàng đích thân ban yến tiệc cũng như hỏi ý kiến các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa.
Các vị bô lão một đời thân phận thấp hèn, tay lấm chân bùn, được triều đình mời vào hoàng cung để bàn quốc gia đại sự nên ai nấy đều phấn chấn tinh thần. Khi được hỏi nên đánh hay nên hòa các phụ lão điều nói “đánh”, muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng. Hội nghị gây được tiếng vang lớn các bô lão đã thay lời của nhân dân đồng lòng đứng lên chống trả ngoại xâm.
Chức năng và tác dụng của hội nghị Diên Hồng
Hội nghị Diên Hồng có tác dụng thăm dò cũng như xác định mức độ căm phẫn của nhân dân đối với kẻ thù. Từ đó có thể nhận ra được mức độ nhân dân ủng hộ chính quyền. Qua đó đo lường được nội lực, sức mạnh của quân và dân ta trước khi vạch ra chiến lược chiến tranh.
Bên cạnh đó, hội nghị còn thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão qua động thái mời các trưởng lão đến tham dự yến hội. Điều này cũng khẳng định tầm quan trọng của “lão quyền” và “dân quyền” đối với Đại Việt cũng như xã hội Việt Nam sau này.
Không những thế, hội nghị còn có tác dụng đoàn kết nhân dân dân cả nước. Củng cố và làm lớn mạnh mối quan hệ nhân dân – chính quyền. Cho thấy dù người dân có địa vị thấp nhưng tiếng nói và sức mạnh của họ vẫn được triều đình trọng dụng. Cũng như muốn bảo toàn được nước non bờ cõi nhà vua vẫn phải dựa vào con dân của chính mình.
Hội nghị Diên Hồng cũng đảm bảo hoạt động chính quyền minh bạch sau này. Tạo niềm tin cũng như sự ủng hộ chính quyền cho người dân. Gây dựng sự chính danh cho chính quyền khi quyết định cuộc chiến. Dù cuộc chiến có thất bại thì sẽ không phải lỗi do chính quyền.
Hội nghị cũng đã biết sử dụng bô lão, tầng lớp có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội thay thế chính quyền làm người tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương của bậc quân Vương. Được các bô lão đả thông tư tưởng, quần chúng nhân dân tự nguyện cống hiến cho nhà nước. Từ đây tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội.
Ý nghĩa của hội nghị Diên Hồng là gì?
Hội nghị Diên Hồng chính là hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Đây chính là cuộc trưng cầu dân ý, nơi mà mọi người dân, mọi tầng lớp không phân biệt sang hèn đều có thể nói lên tiếng nói của mình. Vua Trần khéo léo sử dụng sức mạnh của dân chủ và đoàn kết dân tộc từ thế kỷ 13.
Đây cũng là công cụ đắc lực trong việc nắm lòng dân, củng cố thêm sức mạnh cầm quyền của vua Trần. Hội nghị giống như hội nghị của nhân dân, nơi mà nhân dân được đóng góp ý kiến vào vận mệnh tương lai của mình. So với việc sống dưới chân thiên tử tính mạng do vua quyết định thì để họ tự bảo vệ chính mình bằng con đường đứng lên kháng chiến sẽ khiến dân chúng phấn khởi hơn.
Hội nghị Diên Hồng mang đến ý nghĩa lớn cho thắng lợi của nhân dân Địa Việt trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Hội nghị giống như lời hiệu triệu của cả dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước và ý chí không khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào.
DINHNGHIA.VN đã cung cấp đến bạn thông tin về hoàn cảnh, diễn biến, tác dụng cũng như ý nghĩa Hội Nghị Diên Hồng. Mong rằng kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề hội nghị Diên Hồng, đừng quên để lại câu hỏi bên dưới để Dinhnghia.vn hỗ trợ giải đáp nhé.
Please follow and like us:
Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
Đề bài
Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào sgk trang 58, 59 để đánh giá, nhận xét.
Lời giải chi tiết
- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng tại Thăng Long.
+ Thành phần: các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước
+ Mục đích: bàn cách đánh giặc.
=> Việc chưng cầu ý kiến của các bậc phụ lão cho thấy: nhà Trần rất tôn trọng các bậc phụ lão, họ là những người đi trước và có kinh nghiệm.
- Tác dụng:
+ Động viên toàn dân tham gia đánh giặc, trai tráng lên đường ra trận, nhân dân tích cực sản xuất để cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc kháng chiến.
+ Thể hiện tinh thần kiên quyết chống giặc, trên dưới một lòng. Trong Hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi kế đánh giặc, “các phụ lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một”.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay
“Khi nạn nhân bị bắn, tôi chỉ đi qua và nghe tiếng súng nổ từ trên đồi dội xuống”, sát thủ Lường Văn Minh (tỉnh Điện Biên) quả quyết tại phiên tòa. Tuy nhiên, kết luận giám định của Phòng 3, Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã chứng minh điều ngược lại.
Hội nghị Diên Hồng là hội nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long[1] do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyễn Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Phù điêu Hội nghị Diên Hồng tại Đền thờ Đức Thánh Trần, Quận 1. Trong đó khắc họa rõ nét cảnh các vị bô lão thể hiện ý chí quyết đánh quân Nguyên
Đối với các định nghĩa khác, xem Diên Hồng.
Hội nghị diễn ra sau khi đế quốc Nguyên vừa tiêu diệt Nam Tống và đang ráo riết chuẩn bị chinh phạt Đại Việt. Hốt Tất Liệt, hoàng đế Đại Nguyên, đã nhiều lần ra yêu sách đòi các vua Trần sang chầu, nhưng đều bị cự tuyệt.
Trước khi Hội nghị bắt đầu, nhà Trần thăm dò và biết được quân Nguyên huy động một lực lượng rất lớn. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: số quân nhà Nguyên điều là 50 vạn[2] từ phương Bắc tràn xuống; kết hợp với cả gần 10 vạn quân của Toa Đô từ phía Nam (Champa) đánh lên; tin rằng với sức mạnh như vậy sẽ nhanh chóng bóp nát nước Đại Việt. Đối phó với đạo quân hùng mạnh như vậy, nhà Trần khôn khéo triệu tập hội nghị - đầu tiên là Bình Than (1282) bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và quân nhà Trần.Ý thức được rằng, muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ của nhà Nguyên, cần có sự tham gia của nhân dân[3].
Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường.
Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư quyển 5:
Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói "đánh", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các bô lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.
Thứ nhất, hội nghị này sẽ có tác dụng thăm dò, đo lường mức độ căm phẫn của nhân dân đối với kẻ thù, mức độ nhân dân ủng hộ chính quyền, từ đó đánh giá được nội lực trước khi vạch ra chiến lược chiến tranh.
Thứ hai, hội nghị này là một động thái thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão - vốn được hưởng cái gọi là "lão quyền" trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Hội nghị này có tác dụng đoàn kết các sắc dân, củng cố mối quan hệ nhân dân - chính quyền. Mặc dầu địa vị người dân lúc đó rất thấp nhưng tài lực cho cuộc chiến thì nhà vua vẫn phải dựa vào họ.
Thứ ba, hội nghị này sẽ làm cho hoạt động của chính quyền trở nên minh bạch hơn, tạo niềm tin cao hơn cho người dân; gầy dựng sự chính danh cho chính quyền khi quyết định cuộc chiến. Nếu giữa chừng của cuộc chiến có điều gì bất lợi, thì hội nghị này ngay từ đầu đã loại bỏ sự đổ lỗi từ phía xã hội cho chính quyền.
Thứ tư, chính quyền đã biết sử dụng bô lão là tầng lớp có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội làm người tuyên truyền phổ biến đường lối của tầng lớp cầm quyền. Các bô lão khi đã "đả thông tư tưởng" thì trở thành những người tuyên truyền tự nguyện cho nhà nước, góp phần tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội.
Như vậy, trưng cầu dân ý với tư cách là quyền của người dân thì chưa hề xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, nhưng bốn chức năng chính trị nêu trên của trưng cầu dân ý đã được vua Trần khéo léo sử dụng từ thế kỷ 13.
Bên cạnh góc độ quyền của người dân - một thiết chế bảo đảm dân chủ, thì đứng về phía những người cầm quyền, trưng cầu dân ý rất có lợi cho chính quyền, sẽ là công cụ để nắm lòng dân, củng cố sự cầm quyền[4].
Nhà sử học Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư quyển 5:
"Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy."
Hai chữ Diên Hồng đã trở thành biểu trưng cho ý chí thống nhất của một dân tộc, thể hiện sự đồng lòng nhất trí giữa nhà nước với người dân trong mối quan hệ vua-tôi, trên-dưới… Hội nghị Diên Hồng cũng mang ý nghĩa như một nguyên lý tạo nên sức mạnh dân tộc trước những thử thách của lịch sử và trong chừng mực nào đó cũng biểu hiện nhân tố cận dân, thân dân như một giá trị truyền thống mang ý niệm "dân chủ" sau này được xác lập trong thời kỳ lịch sử cận và hiện đại
"Diên Hồng" đã được đặt tên cho phòng họp chính của toàn thể đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp thường niên trong Tòa nhà Quốc hội mới. Bên cạnh đó, "Tân Trào" cũng được đặt tên cho phòng họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.[5]
- Hội nghị Bình Than
- Trần Hưng Đạo
- Nhà Trần
- Kháng chiến chống Nguyên Mông
- ^ “Sai, hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng khác nhau”. VnExpress. 12 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2018.
- ^ Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 5, tờ 43
- ^ Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm (1975), Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 177.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015.
- ^ “"Tân Trào" và "Diên Hồng" vào Nhà Quốc hội mới”.
- Hội nghị Diên Hồng tại Từ điển bách khoa Việt Nam
Bài viết về chủ đề lịch sử Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hội_nghị_Diên_Hồng&oldid=68353608”
Từ khóa » Hội Nghị Diên Hồng Là Gì
-
Hội Nghị Diên Hồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "hội Nghị Diên Hồng" - Là Gì?
-
Hội Nghị Diên Hồng - Sức Mạnh Của Sự đồng Thuận
-
THEO DÒNG SỬ VIỆT - HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG - Facebook
-
Hội Nghị Diên Hồng Và Lời Hẹn Thề Non Sông
-
Tinh Thần Diên Hồng Sống Mãi - Tuổi Trẻ Online
-
Cho Mình Hỏi: Ý Nghĩa Của Hội Nghị Diên Hồng Là Gì? - Hoc24
-
Hội Nghị Diên Hồng Diễn Ra Ở Đâu
-
Việt Sử Giai Thoại: Hội Nghị Diên Hồng - Báo Đại Biểu Nhân Dân
-
Hội Nghị Diên Hồng: Hoàn Cảnh, Diễn Biến, Ý Nghĩa Và Tác Dụng
-
Hội Nghị Bình Than Và Hội Nghị Diên Hồng Là Một đúng Không?
-
Hào Khí Hội Nghị Diên Hồng :: Đoàn Luật Sư Tp. Hồ Chí Minh
-
Những Hội Nghị Diên Hồng Về Văn Hóa Và Khát Vọng Non Sông
-
Theo Em, Hội Nghị Diên Hồng Có Tác Dụng Như Thế Nào đến Việc ...