Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn

Không bao giờ và cũng không ở thời kì nào, văn học lại vừa có sự chân thành, giản dị nhưng lại đẫm chất triết lý như trong văn học dân gian. Là viên ngọc kết tinh từ hồn người lao động, ta có thể dễ dàng nhận ra những mơ ước của họ gửi gắm trong những tác phẩm của mình. Dù là trong nước hay nước ngoài, văn học dân gian vẫn thường có một mô típ quen thuộc, đặc biệt là đối với truyện cổ tích. Trong đó, câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là tác phẩm phổ biến nhất thế giới, tuy là truyện cổ tích, song tác phẩm vẫn có những triết lí nhân sinh sâu sắc không phải ai cũng biết.

  • Thông điệp và ý nghĩa truyện Cô bé bán diêm
  • Ý nghĩa giáo dục truyện cô bé quàng khăn đỏ
  • Thông điệp và ý nghĩa truyện Cô bé bán diêm

Ý nghĩa truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Vài nét về tác phẩm

Truyện nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn kể về một nàng công chúa từ khi mới sinh ra đã xinh đẹp tuyệt trần, không ai sánh bằng. Nàng có nước da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen như gỗ mun, chính vì thế mà nàng được phụ vương và mẫu hậu đặt tên là Bạch Tuyết. Sau một thời gian, thì hoàng hậu qua đời, phụ vương của nàng lấy thêm một người vợ mới. Hoàng hậu mới là một người tuy xinh đẹp nhưng kỳ quái, bà ta hay đứng trước một cái gương thần để hỏi về sắc đẹp của mình. Trong lần hỏi gương thần “Gương kia ngự ở trên tường, nước này ai đẹp được dường như ta”. Nhưng lần này gương thần lại đáp “Thưa hoàng hậu, ở đây bà đẹp tuyệt trần. Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn”.

Câu trả lời lần này của gương thần đã khiến cho hoàng hậu mới tức giận, phẫn nộ. Từ đó, hoàng hậu mới luôn khó chịu và ghen ghét với Bạch Tuyết. Bà hoàng hậu tìm đủ mọi cách để giết Bạch Tuyết, nhưng đều thất bại. Cho đến khi bà ta đã cố tình đi ngang qua nhà của bảy chú lùn và dụ Bạch Tuyết ăn trái táo có tẩm thuốc độc. Vì ăn phải táo độc, Bạch Tuyết đã ngã xuống đất và bất tỉnh. Thấy vậy, các chú lùn cho rằng Bạch Tuyết đã chết và quyết định đóng quan tài bằng kính cho nàng. Tình cờ thay, một vị hoàng tử đi mang qua và say mê nhan sắc của nàng Bạch Tuyết. Hoàng tử đã thuyết phục các bảy chú lùn để càng chôn cất quan tài của Bạch Tuyết. Trong quá trình mang quan tài của Bạch Tuyết đi chôn cất, các thị vệ vấp phải rễ cây và khiến cho miếng táo độc trong cổ họng của nàng bắn ra ngoài. Sau đó, Bạch Tuyết tỉnh lại và chấp nhận tình cảm của hoàng tử.

Ý nghĩa truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Ý nghĩa của tác phẩm

* Bài học về cái ác luôn tồn tại xung quanh chúng ta

Truyện cổ tích được viết bằng những yếu tố thần kì nhưng dựa trên hiện thực cuộc sống, vì quá đau khổ họ mới viết lên những tác phẩm này để thay họ nói lên tiếng nói của mình. Vì vậy ta có thể thấy, truyện cổ tích được xây dựng trên hai thái cực, hai kiểu nhân vật rất tách biệt, đó là giữa một bên là nhân vật tượng trưng cho cái thiện, một bên tượng trưng cho cái ác. Phe phản diện luôn luôn xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích và “nàng bạch tuyết và bảy chú lùn” cũng không ngoại lệ. Trong tác phẩm, nhân vật phản diện là bà hoàng hậu, hội tụ đầy đủ những tính cách xấu xa nhất của con người, ích kỉ, ghen tuông và độc ác, sẵn sàng làm mọi thứ để tiêu diệt những kẻ ngáng đường mình. Bà hoàng hậu lại chính là mẹ kế của Bạch Tuyết, ta có thể thấy cái ác tồn tại rất gần, rất quen thuộc trong một lớp vỏ bọc hòa nhoáng, không dễ phát hiện. “Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn” đưa ra bài học về sự hiện diện của cái ác, luôn luôn đẹp và khó phát hiện, nhưng lại dễ chi phối người khác. Tác phẩm đã xây dựng mâu thuẫn xã hội cơ bản giữa mẹ kế, và con chồng, mối quan hệ bao đời này đều không tốt đẹp khi mẹ kế luôn tìm cách để hành hạ con chồng.

Sự xuất hiện của bà hoàng hậu nhưng có trái tim của một phù thủy là hiện diện của cái ác đạt ở mức độ cao nhất, mưu mô và cực kì tàn nhẫn, khiến tất cả người đọc phải rùng mình. Bởi vậy, dẫu là con người với nhau, họ vẫn đối xử với đồng loại của mình một cách tàn bạo.

* Bài học về niềm tin chiến thắng của cái thiện

Niềm tin về sự chiến thắng của cái thiện có thể nói là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các tác phẩm cổ tích, là kim chỉ nam và định đến cuối cùng của mọi cốt truyện. Bởi đó vừa là niềm tin, vừa là mong ước mãnh liệt nhất của những người đã viết tác phẩm. Đọc nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, bạn dễ nhận thấy Bạch tuyết đối xử tốt với nhiều người. Chính vì đức tính hiền lành này, khi gặp nguy hiểm, nàng được thợ săn tha mạng, được bảy chú lần cho ở lại nhà,… Truyện cho người đọc thấy ở liền rồi sẽ gặp lành. Trước nàng công chúa xinh đẹp và có trái tim thánh thiện thì mọi kẻ thù đều bị khuất phục và mọi âm mưu tội lỗi đều thất bại. Dù mụ Hoàng Hậu luôn muốn giết hại Bạch Tuyết nhưung không bao giừo đạt được mục đích. Vì ngay đến cả Người thợ săn phải đi làm nhiệm vụ của Đao phủ cũng chẳng thể xuống tay mà lại tìm cách giúp nàng bỏ trốn.

Sự giúp đỡ của mọi người và những lần thoát chết trong gang tấc của Bạch Tuyết là lời khẳng định đanh thép rằng dù cái ác vẫn còn đang tồn tại mạnh mẽ, luôn lớn hơn sức mạnh của cái thiện thì cái đẹp, chân thiện mỹ vẫn sẽ chiến thắng và không bao giờ có thể bị đẩy lùi. Tác phẩm đặt ra chân lý muôn thuở, cái ác chắc chắn sẽ bị tiêu diệt và không thể tồn tại lâu.

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là tác phẩm kinh điển, tác phẩm khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ lẫn nha, cảnh giác với cái ác luôn tồn tại và tiềm ẩn, đặc biệt giữ vững niềm tin mãnh liệt rằng cái thiện sẽ chiến thắng.

Thảo Nguyên

Từ khóa » Viết Chú Lùn