Ý Nghĩa Và Cách Bày Mâm Cúng Mùng 1,2,3 đúng Nhất - Cooky
Có thể bạn quan tâm
Cúng mùng 1, mùng 2, mùng 3 là tục lệ tốt đẹp của ông bà ta từ ngàn xưa để cầu mong một năm mới bình an và nhiều may mắn. Tuy nhiên, bạn đã biết ý nghĩa riêng biệt và cách bày mâm cúng 3 ngày Tết này sao cho đúng chưa? Cùng đọc qua bài viết này nhé!
Theo thông lệ từ lâu đời, những ngày Tết là lúc chúng ta bài tỏ lòng thành kính, biết ơn đến thần linh, gia tiên và cầu mong một năm mới bình an, thuận buồm xui gió. Có những tục cúng kiếng quan trọng xung quanh Tết là: đưa ông Táo về trời, cúng 30, cúng giao thừa, cúng mùng 1, mùng 2, mùng 3, cúng khai trương,... Sau đây, cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách bày mâm cúng 3 ngày Tết để có một cái Tết trọn vẹn nhất.
Mâm cúng mùng 1 (Cúng Tết Nguyên Đán, Cúng Ông Bà Tổ Tiên)
Vào 30 Tết, nhà nhà làm mâm cỗ cúng mời Ông Bà, Thần Linh về nhà cùng ăn Tết với con cháu, gia chủ. Vào sáng mùng 1, buổi sáng bắt đầu một năm mới, người ta thường làm một mâm cỗ cúng kiếng, mời bề trên dùng cơm đầu năm để tỏ lòng thành kính.
"Nguyên" có nghĩa là khời đầu, "đán" là buổi sáng sớm. Nguyên Đán được hiểu là buổi sáng khởi đầu một năm mới. Sáng mùng 1, người ta thường làm một mâm cơm trang trọng, mời ông bà dùng cơm và cầu mong những lời tốt đẹp.
Theo sách "Tín ngưỡng Việt Nam" của tác giả Lưu Ánh, vật phẩm cúng mùng 1 Tết gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Có thể là cỗ mặn hoặc chay nhưng món ăn ngày Tết phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm. Tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, mâm cỗ truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa).
Các bát trên mâm cỗ gồm:
- Một bát bóng thả và nước dùng gà hoặc canh rau củ thái hình hoa.
- Một bát miến nấu lòng gà.
- Một bát măng khô ninh thịt lợn.
Các đĩa gồm có:
- Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến nhưng được chuẩn bị từ chiều 30 Tết vì đầu năm, mọi người kiêng sát sinh).
- Đĩa nem
- Đĩa giò xào, giò lụa
- Đĩa xôi gấc
- Đĩa nộm
- Bánh chưng, mứt Tết
Ở miền Trung và miền Nam, mâm cúng mùng 1 có một số thay đổi trong món ăn. Ví dụ như mâm cỗ miền Nam thường có: bánh tét, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang... Còn mâm cỗ miền Trung lại có: bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ...Tùy từng vùng miền mà mâm cỗ có sự linh hoạt thay đổi trong các món nhưng chắc chắn, đây đều là những món ăn truyền thống được chế biến rất kỳ công.
Bộ sưu tập: Món ăn trong âm cúng Tết Nguyên Đán mùng 1
Mâm cúng mùng 2 (Cúng Thần Linh, Gia Tiên)
Sau khi rước Ông Bà về ăn Tết cùng con cháu, cúng mùng 1 thì mùng 2 cũng tương tự như vậy. Cúng mùng 2 cũng mang ý nghĩa mời Thần Linh, Gia Tiên ăn cơm, phù hộ cho con cháu.
Về cơ bản, mâm cúng mùng 2 cũng tương tự như mùng 1 nhưng có thể thêm thắt một chút cho mới lạ và bắt mắt hơn.
Các tỉnh miền Bắc thường rất xem trọng việc cúng kiếng vào 3 ngày đầu năm thế nên mâm cỗ có phần thịnh soạn hơn, thường có:
- Một con gà luộc
- Bánh chưng
- Dưa món
- Một đĩa đồ xào hoặc nộm
- Một bát canh rau củ
- Nem rán, giò thủ hoặc chả lụa
Bộ sưu tập: Những món ngon cúng Thần Linh và Gia Tiên mùng 2 Tết
Mâm cỗ miền Trung và miền Nam có vẻ linh động hơn tùy theo vùng miền. Thông thường, người ta dâng những món ăn Tết truyền thống như canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu hoặc bò rim, gỏi - nộm, giò, dưa hấu đỏ,... Có có nhà bày mâm cỗ mùng 2 giống như một mâm cơm gia đình thịnh soạn, mời bề trên về cùng ăn với con cháu. Ngoài ra, người ta còn cúng thêm trà rượu và một lọ hoa tươi.
Mâm cúng mùng 3 (Cúng tiễn chân gia tiên, cúng hóa vàng)
Cúng mùng 3 còn được gọi là cúng hóa vàng hay cúng tiễn chân gia tiên sau 3 ngày Tết đầm ấm ở cùng con cháu. Có rất nhiều gia đình xem trọng tục cúng mùng 3 này bởi nó chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ, hanh thông.
Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thường những món lễ vật dưới đây:
- Một mâm cỗ mặn tùy nhà mà có bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, nem rán, giò chả, canh, thịt kho, rượu,...
- Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít
- Mâm ngũ quả
- Hoa tươi
- Hương
- Bánh kẹo, mứt
- Trầu cau, thuốc lá
- 2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Bộ sưu tập: Món ăn thành kính đưa chân Gia Tiên mùng 3 Tết
Theo thời gian, những mâm cỗ ngày Tết có phần thay đổi và biến tấu hơn để phù hợp với điều kiện từng nhà nhưng chung quy cần phải trang trọng và thành tâm nhất để thể hiện được lòng thành kính. Bạn có thể linh động bày biện mâm cỗ cúng 3 ngày Tết theo những thông tin trên và điều kiện gia đình mình sao cho tốt nhất. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Chúc bạn và gia đình có một mùa Tết an nhiên và nhiều may mắn nhé!
Từ khóa » Cách Cúng Ba Ngày Tết
-
Tục Cúng Gia Tiên Ba Ngày Tết Của Người Việt
-
Văn Khấn Chuẩn đón ông Bà Tổ Tiên Về Nhà ăn Tết Vào Ngày 29
-
Mùng 3 Tết Là Ngày Gì? Cách Cúng Hóa Vàng Mùng 3 Tết 2022
-
Những Nguyên Tắc Cơ Bản Khi Cúng Lễ Ngày Tết – Mega Story
-
Nên Cúng Gia Tiên Ngày Tết Như Thế Nào?| VTC14 - YouTube
-
3 Ngày Tết Cúng Bao Nhiêu Lần Mới Đủ ? Cúng Thế Nào Cho Đúng
-
Tục Cúng Gia Tiên Ba Ngày Tết Của Người Việt
-
Phong Tục Tết: Những Lễ Cúng Ngày Tết Quan Trọng - Du Lịch Hoàn Mỹ
-
Mùng 3 Tết Cúng Gì - Hướng Dẫn 2 Bài Cúng đúng Nhất Hiện Nay
-
Tìm Hiểu Về Phong Tục Hóa Vàng Ngày Tết
-
Chiều 30 Tết Bày Mâm Cúng Tất Niên Thế Nào để đón Năm Mới Sung ...
-
Các Lễ Cúng Trong Ngày Tết Nguyên Đán
-
Văn Khấn Mùng 5 Tháng 5 Năm Nhâm Dần, Bài Cúng Tết Đoan Ngọ ...
-
Sắp Mâm Cỗ Cúng 3 Ngày Tết Cổ Truyền Các Miền Khác Nhau Thế Nào?