Ý Thức Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Cơ Cấu Của ý Thức Pháp Luật?

Mục lục

Toggle
  • 1 – Ý thức pháp luật là gì?
  • 2 – Đặc điểm của ý thức pháp luật
  • 3 – Cơ cấu của ý thức pháp luật
    • a – Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, học thuyết, trường phái pháp lý.
    • b – Tâm lý pháp luật là tổng thể những tình cảm, tâm trạng, thói quen, xúc cảm đối với pháp luật

Ý thức pháp luật là gì? Phân tích khái niệm, đặc điểm và cơ cấu của ý thức pháp luật?

Ý thức pháp luật là gì? Phân tích khái niệm, đặc điểm và cơ cấu của ý thức pháp luật?

  • Vai trò của ý thức pháp luật đối với xây dựng và thực hiện pháp luật
  • Các yếu tố đánh giá ý thức pháp luật của một chủ thể
  • Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
  • Luận bàn về trách nhiệm pháp lý, kỷ luật và kỷ luật lao động
  • Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
  • [SO SÁNH] Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác
  • Tính quyền lực nhà nước của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý
  • Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
  • Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật

1 – Ý thức pháp luật là gì?

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể.

Tương tự như các hình thái ý thức xã hội khác (ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo…), ý thức pháp luật được thể hiện ở từng cá nhân, từng nhóm, từng cộng đồng xã hội. Ý thức pháp luật luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố như nền tảng kinh tế, kết cấu xã hội, tương quan so sánh lực lượng giữa các lực lượng xã hội, quan điểm, tư tưởng của lực lượng cầm quyền, xu thế thời đại…

2 – Đặc điểm của ý thức pháp luật

– Ý thức pháp luật là tiền đề, là cơ sở để tạo nên pháp luật, để xây dựng các giá trị, chuẩn mực pháp lý đối với xã hội. Cụ thể: Phải trên cơ sở ý thức pháp luật, hiểu biết về vai trò, tầm quan trọng của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền xây dựng pháp luật mới xác định được trong thực tế có cần ban hành pháp luật để điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nào đó hay không, nếu có thì với khả năng và yêu cầu hiện hữu nên xây dựng loại văn bản quy phạm pháp luật nào, phạm vi điều chỉnh đến đâu, từ đó mới lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng loại văn bản đó.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Vai trò của ý thức pháp luật đối với xây dựng và thực hiện pháp luật
  • Các yếu tố đánh giá ý thức pháp luật của một chủ thể

– Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội nên nó chịu sự quyết định của tồn tại xã hội, song nó có tính độc lập tương đổi với tồn tại xã hội, điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

+ Ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, do vậy, các tàn dư tư tưởng cũ vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại.

+ Ý thức pháp luật có tính tiên phòng, có thể đi trước sự phát triển của tồn tại xã hội.

Ví dụ: Nhờ có tư tưởng đổi mới, xây dựng nền kinh tế mở cửa mà làm xuất hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta.

+ Ý thức pháp luật có tính kế thừa, trong ý thức pháp luật ở xã hội ta hiện nay có kế thừa nhiều yếu tố tiến bộ của ý thức pháp luật trong các giai đoạn trước.

+ Ý thức pháp luật có tác động trở lại tồn tại xã hội và các hình thái ý thức xã hội khác: Ý thức chính trị, ý thức đạo đức…

3 – Cơ cấu của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật có hai bộ phận cấu thành là tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

a – Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, học thuyết, trường phái pháp lý.

– Tư tưởng pháp luật là bộ phận ở cấp độ lý luận có tính khái quát, tính hệ thống cao được hình thành một cách tự giác. Tư tưởng pháp luật phản ánh sâu sắc những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, đó là sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội.

– Tư tưởng pháp luật soi sáng cho tâm lý pháp luật, định hướng các hành vi pháp luật đối với các chủ thể. về mặt nội dung, tư tưởng pháp luật có thể có những nhân tố mang tính khoa học hoặc cũng có thể là phản khoa học. Tư tưởng pháp luật khoa học phản ánh đúng đắn các mối quan hệ vật chất của xã hội và quy luật phát triển khách quan của xã hội. Ngược lại, tư tưởng pháp luật phản khoa học cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội nhưng đó là sự phản ánh sai lầm, xuyên tạc và thiếu tính khách quan.

– Tư tưởng pháp luật được xây dựng trên một nền tảng tri thức pháp lý có tính kế thừa qua các giai đoạn phát triển. Tri thức pháp lý được hiểu là tổng thể sự hiểu biết khoa học về pháp luật bao gồm cả phương diện lý luận, thực tiễn và đời sống pháp lý. Tri thức pháp lý được hình thành thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học; thông qua quá trình đào tạo chuyên ngành; thông qua hoạt động thực tiễn…

b – Tâm lý pháp luật là tổng thể những tình cảm, tâm trạng, thói quen, xúc cảm đối với pháp luật

Tâm lý pháp luật là tổng thể những tình cảm, tâm trạng, thói quen, xúc cảm đối với pháp luật được hình thành ở từng người, từng nhóm người hoặc cả giai cấp dưới ảnh hưởng của pháp luật và sự tác động điều chỉnh của pháp luật.

Nói tóm lại, tâm lý pháp lý là tất cả các trạng thái tâm lý của con người (tình cảm, tâm trạng, xúc cảm) đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý.

– Tình cảm pháp luật được hình thành qua giao tiếp hàng ngày, thể hiện sự ủng hộ, tôn trọng pháp luật, tin tưởng vào pháp luật hay coi thường, chống đối pháp luật, hoài nghi về tính đúng đắn, hợp tình, hợp lý của pháp luật.

– Tâm trạng, xúc cảm pháp luật thể hiện sự phẫn nộ hay sự thờ ơ trước hành vi vi phạm pháp luật; thể hiện sự xúc động, chua xót, thương cảm hay sự bàng quan, vô cảm trước cảnh mất mát, hư hỏng của trẻ em do cha mẹ ly hôn…

– Tâm lý pháp luật có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực:

+ Xúc cảm và niềm tin pháp lý được coi như cầu nối giữa cái bên ngoài (pháp luật, thực tiễn pháp lý…) với cái bên trong là nội tâm của chủ thể. Xúc cảm tích cực và niềm tin pháp luật đối lập với trạng thái thờ ơ, vô cảm, trống rỗng, thiếu niềm tin với pháp luật và đời sống pháp lý hiện thực. Nếu chủ thể có sự hiểu biết đầy đủ, có quá trình xúc cảm, niềm tin tích cực sẽ là nền tảng cho việc hình thành ý chí, tỏ rõ thái độ tích cực trong thực hiện hành vi.

+ Thái độ pháp lý thể hiện sự phản ứng trên cơ sở nhận thức của chủ thể đối với quy định của pháp luật hoặc các hiện tượng pháp lý khác. Thái độ pháp lý có thể biểu đạt trạng thái tích cực hoặc tiêu cực. Nếu nhận thức của chủ thể sai hoặc thiếu chính xác thì biểu hiện của thái độ pháp lý cũng không đúng, tiêu cực hoặc không phù hợp mức độ cần thiết. Nếu nhận thức của chủ thể sâu, rộng và đầy đủ nhưng vô cảm, bàng quan thì khó hình thành một thái độ pháp lý đúng đắn.

Tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật là hai cấp độ, hai phương thức khác nhau của ý thức pháp luật nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó tâm lý pháp luật góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố tư tưởng pháp luật. Tư tưởng pháp luật làm cho tâm lý pháp luật thêm sâu sắc. Tư tưởng pháp luật soi sáng cho tâm lí pháp luật, định hướng các hành vi pháp luật đối với các chủ thể pháp luật.

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » đặc Trưng Của ý Thức Pháp Luật