[Youth Confessions] Cách Phân Bổ Thời Gian Hợp Lí Của Cựu Sinh ...

Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
Nguyễn Huê

~100.000 followers

Theo dõi Nhắn tin
Thông tin
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích

Chưa có thông tin

Cần tim bạn

Chưa có thông tin

  • Đang cập nhật...
Nguyễn Huê@Kỹ Năng

public3 năm trước

1

[Youth Confessions] Cách Phân Bổ Thời Gian Hợp Lí Của Cựu Sinh Viên FTU

MÌNH ĐÃ HỌC THẾ NÀO ĐỂ TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG DÙ VẪN CÓ THỜI GIAN VÔ ĐỊCH VÀI CUỘC THI, HỌC 3 NGOẠI NGỮ, INTERN Ở P&G VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA?

Note: Bài này mình từng share trên facebook cá nhân, do team Mentori nhờ nên mình share lại vào group, mong có thể mang lại những thông tin hữu ích với mọi người ^^

Mọi người follow Tiktok của mình để xem thêm mẹo học, ứng tuyển, làm quản lý tại P&G, làm việc ở Nhật và Sing, làm dịch giả sách, kinh doanh và cùng học đầu tư nhaaa:

https://www.tiktok.com/@linhm.nguyen

________

Hôm qua dọn nhà, thấy tấm bằng tốt nghiệp Đại học nên tự nhiên nổi hứng muốn viết về bí quyết học hành một chút :">

Thỉnh thoảng mình lại bị mọi người trêu là toàn tự kêu lười mà hồi xưa tốt nghiệp xuất sắc =)) Thật ra thì mình đúng là lười thật, và dù cũng tạm hài lòng với con GPA 3.74/4 nhưng mình cũng không quá tự hào vì xung quanh mình có quá nhiều siêu nhân, như anh bạn với GPA cao kỷ lục trong lịch sử FTU lúc anh ý tốt nghiệp, hay các anh chị em du học sinh Ivy League, GPA 4.0 các kiểu =))

Mình thấy mình quá nhỏ bé nên cũng không hó hé gì nhiều về mẹo học ở trường =)) Nhưng nghĩ lại thì ưu điểm của mình là thích hệ thống hóa mọi kiến thức, kinh nghiệm của mình và chịu khó chia sẻ lại, và mình không phải thiên tài xuất chúng nên mẹo của mình chắc chắn sẽ dễ thực hiện (chứ thiên tài thì có khi không có mẹo gì, họ chắc học 1 hiểu 10 rồi…).

Thế nên, mình quyết định viết một bài về mẹo học nhanh của mình, mong có thể giúp mọi người học hiệu quả hơn, cả ở trường và cả với những kỹ năng mới :”>

1. Đặt mục tiêu SMART

Dù làm bất cứ việc gì thì đều cần đặt mục tiêu SMART: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Attainable (khả thi), Relevant (thích hợp), and Time-Bound (mốc thời gian). Để tốt nghiệp xuất sắc thì GPA sau 4 năm học của mình cần trên 3.6.

1.1. Chia nhỏ điểm mục tiêu cho từng môn

Từ target 3.6, mình bắt đầu “chia để trị”, làm rõ mục tiêu cho từng môn. Mình tính xem mình có tất cả bao nhiêu tín chỉ, và trong số đó mình cần ít nhất bao nhiêu môn được A, và bao nhiêu môn được phép B và C để đạt 3.6. Mình làm theo quy trình Plan – Do – Check – Act, lên kế hoạch – thực thi – kiểm tra – cải tiến.

Cứ mỗi khi có điểm một môn nào là mình lại update xem đã đạt mục tiêu chưa, nếu chưa thì do lý do gì? Và cần thay đổi mục tiêu cho những môn học còn lại như thế nào để thực tế hơn. Nói chung là rất giống việc lên kế hoạch kinh doanh các bạn ạ ahihi :”>

Ví dụ như sau khi thi xong môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê-nin 1” là mình biết mình toang rồi, mình không thể thấm nhuần các tư tưởng cao siêu này được. Thế nên, mình đặt mục tiêu là với các môn “Mác- Lê-nin 2”, “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, mình cũng chỉ cần B thôi. Nói chung mình cũng đã rất cố gắng, để phục thù điểm B (hay C gì đó hông nhớ) môn Mac- Lê-nin 1, mình đã học gần thuộc cả quyển sách giáo khoa và bài tập Mác-lê-nin 2 và xuất thần tuyệt đối trong giờ thi, trả lời trơn tru mọi câu hỏi, viết luận như thể cả đời mình luôn tôn thờ Mác và Lê-nin, mình đã cực kỳ tự tin với bài làm của mình nhưng đúng là mình cũng chỉ được B…Có lẽ không được các bác độ…

Sau khi tính toán là có những môn nào khả năng bị B, sẽ có những nhóm mình chắc chắn mình sẽ được A, chủ yếu là những môn liên quan đến tiếng Anh, xã hội học, kỹ năng quản lý, lãnh đạo…Nói chung những môn liên quan đến kỹ năng mềm chắc chắn mình phải được A.

Hãy tính toán kĩ lưỡng, làm hàm excel nhân chia tín chỉ, update và thay đổi kế hoạch thường xuyên, cần có plan A, B, C, D, F =))

1.2. Chia nhỏ điểm thành phần của từng môn

Để đạt điểm mục tiêu cho từng môn thì cần nắm rõ, điểm đó gồm những thành phần gì. Mỗi thầy cô sẽ có một cách tính khác nhau, thường sẽ bao gồm điểm chuyên cần & đóng góp trong lớp học, điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, điểm thuyết trình nhóm, điểm bài tập về nhà,…VD một môn học sẽ có 10% điểm chuyên cần + 20% giữa kỳ + 40% cuối kỳ + 30% bài tập nhóm.

Cần biết rõ yêu cầu của thầy cô với từng hạng mục như thế nào, vì không phải lúc nào cách cho điểm cũng rõ ràng như thi trắc nghiệm. Ví dụ như với bài tập nhóm thì sẽ có thang điểm dựa trên nội dung bài thuyết trình, phong cách thuyết trình, mức độ tham gia của từng thành viên. Mình sẽ cố nắm chắc những mục dễ hơn trước, với mình thì đấy là điểm chuyên cần và team project, vì thường điểm thuyết trình của mình hay được cao.

2. Cách học hiệu quả

2.1. Ngồi những dãy bàn đầu

Kể ra hồi đầu mình sợ ngồi dãy bàn đầu, vì mình cũng không phải là sinh viên quá gương mẫu, nhưng sau đó mình nhận ra áp lực của việc ngồi gần thầy cô sẽ khiến mình học hành đàng hoàng hơn, tránh ngủ gật hoặc chơi điện thoại trong giờ học =)) Nhưng mình vẫn tránh bàn đầu tiên, mình thấy bàn thứ 2 và thứ 3 vẫn hiệu quả mà thoải mái hơn, những lúc thầy cô hỏi cả lớp câu nào mà mình không biết trả lời thì mình sẽ "anh hùng núp" sau lưng các bạn bàn đầu... =))

Nhưng hãy cảm đảm lên các bạn ơi, ngồi hẳn bàn đầu luôn cho máu =))

2.2. Tập trung cao độ trong giờ học

Trong giờ học mình sẽ cực kỳ tập trung và chú ý đến mọi lời giảng của thầy cô (trừ những môn khiến mình hoảng loạn quá mà bay mất não…). Việc này rất quan trọng vì đôi khi thầy cô sẽ nói về những chủ đề không có trong sách, hoặc nói luôn là “thi cuối kỳ cô sẽ ra đề liên quan đến cái này đấy nhé”. Ui, như bắt được vàng luôn ý =))

2.3. Liên kết kiến thức lại với nhau và áp dụng vào thực tiễn

Có những môn học có nhiều kiến thức liên quan đến nhau, lúc nào học được cái gì mới mình sẽ liên tưởng đến kiến thức sẵn có của mình và “xếp” nó vào một ngăn phù hợp trong não bộ. Ví dụ như học được từ “hot” chẳng hạn đi, mình sẽ nghĩ: “A, ngược lại là cold nè!”, “còn ấm là warm nè”. Hay học về tâm lý học thì mình sẽ nghĩ: “A, cái này hôm trước vừa học trong môn leadership xong”. Mình cũng thường áp dụng kiến thức vào thực tiễn, ví dụ phân tích tâm lý của mọi người, xây dựng các framework,…Việc này cũng sẽ giúp mình review lại kiến thức cũ, tạo thành một kho kiến thức chắc chắn hơn. Hãy connect the dots như Steve Jobs nhé :”>

2.4. Hỏi thầy cô về môn học, về giới hạn ra đề/ đề cương

Nhiều thầy cô rất thoải mái chia sẻ giới hạn ra đề, nếu thầy cô không tự nói thì bạn có thể chủ động hỏi cũng được, như vậy sẽ giảm lượng bài cần ôn. Ví dụ tổng cộng có 30 chương nhưng cô sẽ cho giới hạn là 20 chương chẳng hạn.

Ngoài ra hãy thoải mái trao đổi với thầy cô, không cần ngại vì thầy cô rất vui nếu sinh viên có mong muốn học hỏi thêm đấy! Hồi đầu mình cũng hơi ngại, nhưng vì được thầy cô nhiệt liệt khuyến khích nên mình cũng chủ động nêu ý kiến hơn. Có lần mình còn phát hiện ra một lỗi sai trong sách giáo khoa của Mỹ nữa (họ in nhầm vị trí hai định nghĩa với nhau). Sau đó mình báo với cô và cô nói đúng là sách in sai thật, tự hào ghê gớm luôn ý =))

Hồi trẻ trâu có lẽ chúng ta đã từng chọc ghẹo các bạn học sinh gương mẫu, tích cực phát biểu là " thích thể hiện", "cố lấy lòng thầy cô". Thực ra thì có những người bẩm sinh ham học hỏi thật, và nếu có muốn thể hiện hay lấy lòng thầy cô thì cũng có gì sai đâu, không giả tạo hay làm hại ai là được, nhở :">

2.5. Đọc lại toàn bộ tài liệu và gạch chân/ highlight/ Take note

Trước kỳ thi khoảng 3 ngày đến 1 tuần, mình sẽ ôn lại tất cả tài liệu liên quan đến môn học đó, từ đầu đến cuối. Đọc không thì không thể nhớ nổi, nên mình sẽ gạch chân và take note (ghi chú) thêm. Mình sẽ gạch đầu dòng cả những điều mình tự kết luận ra hoặc kiến thức liên quan từ những môn học khác nữa. Sau đó mình sẽ nhẩm lại theo gạch đầu dòng, ví dụ chủ đề này sẽ có 3 ý chính A, B, C, A thì lại có thêm 4 ý nhỏ,…Nếu trong phòng thi không nhớ được hết thì ít nhất mình cũng nhớ được A, B, C để triển khai ý thêm…

2.6. Hỏi kinh nghiệm của các bạn học giỏi hơn/các anh chị đi trước

Hãy hỏi kinh nghiệm của các anh chị khóa trước, đặc biệt là những anh chị đã từng học qua thầy cô của bạn. Hỏi họ đã làm thế nào để được điểm cao, phong cách ra đề của thầy cô như thế nào, nên ôn sách gì? Phương châm sống của mình là học hỏi từ tất cả mọi người, học xem nên làm gì và không nên làm gì, ai cũng có cái để mình học cả.

2.7. Học nhóm

Mình rất thích học nhóm. Hồi đại học mình thường cùng nhóm bạn ra quán cà phê học trước kỳ thi, lý do là vì nếu ở nhà học một mình thì mình chỉ muốn lên giường nằm đọc truyện hoặc ngủ thôi, cô gái thiếu nghị lực…

Học nhóm thì thường sẽ có một bạn đam mê môn đó nhất ngồi tóm tắt lại toàn bộ khóa học cho mọi người, và mọi người cùng bổ sung để đảm bảo không ai bỏ lỡ kiến thức gì. Với những vấn đề khó thì sẽ cùng nhau bàn luận. Thường học nhóm thì mình sẽ giảng lại cho mọi người những môn xã hội học và đám bạn mình sẽ cứu rỗi mình trong những môn như đại số, xác suất thống kê (những môn mình bị bay não vì quá hoảng loạn trong giờ học…). Học nhóm giúp mình tiết kiệm rất nhiều thời gian và cũng giúp mình dễ hiểu môn học hơn nhiều. Trong lúc học nhóm cần tôn trọng mọi người, tuyệt đối lắng nghe khi bạn khác đang chia sẻ, tỏ rõ sự biết ơn và chủ động giúp đỡ nhau.

Nghe thì thấy nhiều việc nhưng mình cũng không dành quá nhiều thời gian để học, chủ yếu chỉ là mình ngồi nghe giảng rất kỹ, học nhóm và ôn trước khi thi khoảng 1 tuần. Ngoài việc học thì mình còn đi làm thêm và tham gia hoạt động câu lạc bộ, chưa kể dành vô số thời gian vô bổ để đọc truyện và lướt Facebook…Và quan trọng nhất là tinh thần nhé các bạn, hãy tin vào bản thân mình và có tinh thần ham học hỏi, nhất quyết không bỏ cuộc ^^

Cũng rất may mắn là thầy cô và bạn bè ở khoa tiên tiến quản trị kinh doanh của mình cực kỳ nhiệt tình và đáng yêu, nhờ được thầy cô yêu thương, chăm sóc, bạn bè khích lệ, giúp đỡ nên mình có thể tập trung học hành, chẳng lo nghĩ gì ^^

Chúc các bạn đúc kết được phương pháp phù hợp với bản thân và đạt được mục tiêu đề ra :”> Điều quan trọng nhất là nếu bạn đã cố nhưng vẫn không làm được thì không sao cả, hãy chấp nhận thất bại, rút ra bài học và tiến về phía trước! Bonus thêm con ảnh mình chụp kỷ yếu nhé :”>

P/S: Mình quen những người bạn rất rất giỏi dù bỏ ngang đại học để start-up hay không tốt nghiệp xuất sắc nên mình không hề có ý là nhất định phải điểm cao thì mới được coi là thành công nhé ^^ Mình không tranh cãi về việc có cần học đại học hay không, bài viết của mình dành cho những người thấy việc học là cần thiết và muốn tham khảo thêm phương pháp học thui ^^

Các bạn vào đọc trong Blog của mình để xem được nhiều hình ảnh và biểu đồ hơn nhé ^^

https://linhmnguyen.com/hoc-the-nao-de-tot-nghiep.../...

Link post gốc:

https://www.facebook.com/photo?fbid=4020828454697936...

Chúc cả nhà có nhiều trải nghiệm vui vẻ và thú vị ^^

Tác giả: Linh M.Nguyen (https://www.facebook.com/groups/mentorivietnam/posts/780973602593027/)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Follow các kênh của Youth Confessions để theo dõi những câu chuyện – chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đi trước.

💥Facebook: https://www.facebook.com/YboxConfession/

💥 Website: https://ybox.vn/

💥 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCMbyNXjY1E-wAfktiVYNRyg

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: Link

(*) Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: Link

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

662 lượt xem

Thích 2Không thích 1Chia sẻ Lưu bài 1 Có thể bạn thích

Từ khóa » Cách Tính Gpa Ftu