Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O

Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2OZn HNO3 loãngBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Zn HNO3: Zn tác dụng HNO3 loãng

  • 1. Phương trình phản ứng Zn tác dụng HNO3 loãng
    • 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
  • 2. Điều kiện phản ứng giữa Zn và dung dịch HNO3 loãng 
  • 3. Các thực hiện phản ứng Zn và dung dịch HNO3 loãng 
  • 4. Hiện tượng xảy ra phản ứng Zn và dung dịch HNO3 loãng 
  • 5. Tính chất của kẽm 
  • 5. Bài tập vận dụng liên quan

Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O là phương trình oxi hóa khử, được VnDoc biên soạn giúp các bạn viết và cân bằng đúng phản ứng khi cho kẽm tác dụng với axit nitric loãng, sản phẩm sau phản ứng thu được muối kẽm nitrat khí không màu, hóa nâu trong không khí.

>> Một số phương trình liên quan:

  • Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
  • Zn + H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + H2O
  • Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO2 + H2O
  • Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2 + H2O
  • Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

1. Phương trình phản ứng Zn tác dụng HNO3 loãng

3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

2. Điều kiện phản ứng giữa Zn và dung dịch HNO3 loãng 

Không có

3. Các thực hiện phản ứng Zn và dung dịch HNO3 loãng 

Cho mẫu kẽm bỏ vào ống nghiệm, sau đó cho vài giọt dung dịch HNO3 vào ống nghiệm đã để sẵn kẽm.

4. Hiện tượng xảy ra phản ứng Zn và dung dịch HNO3 loãng

Mẩu kẽm tan dần, xuất hiện khí không màu NO hóa nâu trong không khí.

5. Tính chất của kẽm 

Nhận biết

Kim loại kẽm tan trong dung dịch NaOH, sinh ra khí không màu.

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

Tính chất hóa học

Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2e

a. Tác dụng với phi kim

  • Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.

2Zn + O2 → 2ZnO

Zn + Cl2 → ZnCl2

b. Tác dụng với axit

  • Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

  • Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:

Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

c. Tác dụng với H2O

  • Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.

d. Tác dụng với bazơ

  • Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, tiến hành điều chế H2 bằng cách cho Zn vào dung dịch HCl loãng. Khí H2 sẽ thoát ra nhanh hơn nếu thêm vào hệ phản ứng vài giọt dung dịch nào sau đây?

A. CuCl2

B. NaCl

C. MgCl2

D. AlCl3

Xem đáp ánĐáp án A

Để phản ứng xảy ra nhanh hơn người ta thêm CuCl2 vào vì

CuCl2 + Zn → Cu + ZnCl2

tạo ra 2 kim loại là Zn và Cu → tạo ra hiện tượng điện hóa học khi 2 kim loại này cũng tác dụng với dung dịch H+ → .Zn phản ứng với H+ nhanh hơn

Câu 2. Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Xem đáp ánĐáp án C

Fe + HCl có lẫn CuCl2 : cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học vì xảy ra các phản ứng sau

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu → Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li → xảy ra ăn mòn điện hóa

Câu 3. Cho 32 gam hỗn hợp MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là:

A. 60 gam

B. 85 gam

C. 80 gam

D. 90 gam

Xem đáp ánĐáp án C

Oxit + H2SO4 → Muối + H2O

0,6 mol 0,6 mol

BTKL: 32+ 0,6.98 = mmuối + 0,6.18

mmuối = 80 gam

Câu 4. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là

A. 4

B. 6

C. 5

D. 7

Xem đáp ánĐáp án B

Các chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là Al, Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3

Câu 5. X là hợp chất của Zn được dùng trong y học với tác dụng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,... Chất X là:

A. ZnO

B. ZnSO4

C. Zn(OH)2

D. Zn(NO3)2

Xem đáp ánĐáp án A

X là hợp chất của Zn được dùng trong y học với tác dụng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,...Chất X là ZnO

ZnO dùng để chữa viêm da, eczecma,…

ZnO cũng là một thành phần quan trọng trong các loại kem, thuốc mỡ điều trị về da như:

Điều trị da khô, các bệnh da và nhiễm khuẩn da như vùng da bị kích ứng

Vết bỏng nông, không rộng.

Cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng, bảo vệ da do nắng.

Câu 6. Cho hỗn hợp X gồm FeO và ZnO vào dung dịch H2SO4 đặc thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH loãng (dư) vào Y thu được kết tủa là

A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.

B. Fe(OH)3.

C. Fe(OH)2 và Zn(OH)2.

D. Fe(OH)2.

Xem đáp ánĐáp án B

Phương trình phản ứng hóa học

FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

Fe2(SO4)3  + NaOH→ Fe(OH)3 + Na2SO4

ZnSO4 + NaOH → Zn(OH)2 ↓+ Na2SO4

2NaOH + Zn(OH)2↓ → Na2ZnO2 (dd)+ 2H2O

Câu 7. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa Z. Nung Z được chất rắn R. Cho luồng hiđro đi qua R nung nóng sẽ thu được chất rắn nào trong số các chất sau?

A. Zn và Al2O3.

B. Al và Zn.

C. Al2O3.

D. Al và ZnO.

Xem đáp ánĐáp án B

Phương trình phản ứng hóa học

AlCl3 + 3NH3 + 6H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2NH4Cl

Zn(OH)2 + NH3 dư → [Zn(NH3)6](OH)2

Câu 8. Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là

A. 9,27%.

B. 85,30%.

C. 90,27%.

D. 14,7%.

Xem đáp ánĐáp án C

Gọi x, y là số mol của Zn và Fe

Phương trình phản ứng

Zn  + CuSO4 → ZnSO4 + Cu (1)

x                                           x (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)

y                                        y (mol)

nCu = x + y mol

Vì khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng bằng nhau nên mZn + mFe = mCu

Do đó 65x + 56y = 64.(x+y)

⇔ x = 8y

Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là

%mZn = 65x/65x + 56y .100 =65.8y/(65x + 56y).100 = 90,27%

Câu 9. Khi cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì ta thu được muối sắt (III) sunfat, khí SO2 và H2O. Phương trình phản ứng thể hiện quá trình trên là:

A. 2Fe + 4H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

B. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + H2O

C. 4Fe + 3H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 5SO2 + H2O

D. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Xem đáp ánĐáp án A

Khi cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì ta thu được muối sắt (III) sunfat, khí SO2 và H2O. Phương trình phản ứng thể hiện quá trình trên là:

A. 2Fe + 4H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 9 gam một kim loại M cần dùng 400 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây? (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III).

A. Ca

B. Mg

C. Al

D. Fe

Xem đáp ánĐáp án C

nHCl = 1 mol

Gọi kim loại M có hóa trị n (n = 1, 2, 3)

2M + 2nHCl → 2MCln + nH2

1/n ← 1 mol

=>M = 9/1n = 9n

Ta có bảng sau:

n123
M91827 (nhận)

Vậy kim loại cần tìm là Al

Câu 11. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 1M với 150ml dung dich H2SO4 1M. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc khôi lượng muối thu được là bao nhiêu?

A. 19,1 gam

B. 38,2 gam

C. 28,65 gam

D. 9,55 gam

Xem đáp ánĐáp án A

Ta có: nNaOH = 0,2 × 1 = 0,2(mol); nH2SO4 = 0,15 mol

Phản trình phản ứng hóa học xảy ra

NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O

(mol) 0,15 ← 0,15 → 0,15

NaOH + NaHSO4 → Na2SO4 + H2O

(mol) 0,05 → 0,05

⇒ nNaHSO4 dư = 0,15 – 0,05 = 0,1 (mol)

⇒ mmuối = mNaHSO4 + mNaSO4 = 120 × 0,1 + 142 × 0,05 =19,1(gam)

Câu 12. Khi pha loãng H2SO4 cần làm như sau:

A. Cho từ từ H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều

B. Cho từ từ nước vào H2SO4 đặc và khuấy đều

C. Cho nước và axit đồng thời

D. Lấy 2 phần nước pha với một phần axit.

Xem đáp ánĐáp án A. H2SO4 đậm đặc rất háo nước. Khi tan vào nước tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Nếu cho H2O vào axit khi đó nước sẽ sôi tức thời và bắn tung tóe ra ngoài mang theo axit, sẽ gây bỏng. Do đó, phải cho H2SO4 vào nước và khuấy từ từ để nhiệt tản dần khắp dung dịch

Câu 13. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm chứa Zn(NO3)2. Hiện tượng thu được sau phản ứng là

A. xuất hiện kết tủa trắng.

B. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

C. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan.

D. xuất hiện kết tủa trắng xanh, sau đó kết tủa tan.

Xem đáp ánĐáp án C

Phương trình phản ứng xảy ra

2NaOH + Zn(NO3)2 → 2NaNO3+ Zn(OH)2↓

Zn(OH)2: kết tủa trắng, sau đó NaOH dư, kết tủa tan theo phương trình:

2NaOH + Zn(OH)2↓ → K2ZnO2 (dd)+ 2H2O

Câu 14. Cho hỗn hợp gồm BaO, FeO, Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch A và phần không tan B. B tan một phần trong dung dịch NaOH. Dung dịch A có chứa:

A. Ba(AlO2)2, Ba(OH)2

B. Ba(OH)2

C. Ba(AlO2)2, FeAlO2

D. Ba(AlO2)2

Xem đáp ánĐáp án D

Vì B tan 1 phần trong dung dịch NaOH => B có Al2O3

=> Ba(OH)2 hết, Al2O3 dư

=> dung dịch A chứa Ba(AlO2)2

....................................

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

  • Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
  • Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + H2O
  • Al + HNO3 = H2O + NO2 + Al(NO3)3
  • Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
  • Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O
  • Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
  • Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Cách Cân Bằng Phương Trình Zn + Hno3