Thành Phố Đà Nẵng đã trở thành thành phố đầu tiên của ASEAN hoàn thành số hóa truyền hình

Thành Phố Đà Nẵng đã trở thành thành phố đầu tiên của ASEAN hoàn thành số hóa truyền hình

Sáng 29/10/2015, tại TP Đà Nẵng,Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam tại buổi họp báo sáng nay đã thông báo về việc số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất và chính thức công bố ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại TP Đà Nẵng từ ngày 01/11/2015.

Là thành phố đầu tiên của ASEAN hoàn thành số hóa truyền hình, dĩ nhiên Đà Nẵng không thể tránh khỏi những sai sót và bất cập. Một trong nhiều bất cập chính là công tác truyền thông.

Đà Nẵng chia sẻ kinh nghiệm thực hiện số hóa truyền hình thành công

Ngày 1/11/2015 vừa qua, Đà Nẵng đã tiến hành tắt sóng truyền hình cáp analog và phát sóng truyền hình số mặt đất, trở thành thành phố đầu tiên của ASEAN hoàn thành số hóa truyền hình. Tuy nhiên, do công tác truyền thông chưa được đẩy mạnh, thông tin về việc ngắt sóng analog gây ngạc nhiên và hoang mang cho không ít người dân chưa tiếp cận với thông tin này và họ chưa ở tâm thế sẵn sàng chuẩn bị cho số hóa truyền hình.

Vì thế, để thực hiện tốt công tác số hóa truyền hình, cần phải chú trọng công tác truyền thông, đưa thông tin đến với mọi người, tạo niềm tin cho họ rằng số hóa truyền hình mang lại những lợi ích hết sức tốt đẹp mà người hưởng lợi trước tiên không ai khác chính là người tiêu dùng, đồng thời có chính sách hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số DVB T2 cho các hộ nghèo và gia đình chính sách.

Hổ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho hộ nghèo

Bộ TT&TT đã triển khai việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương trên địa bàn TP Đà Nẵng và 4 huyện phía Bắc tỉnh Quảng Nam do ảnh hưởng của việc ngừng phát sóng truyền hình cáp tại Đà Nẵng từ nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích. UBND TP Đà Nẵng cũng đã thực hiện triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn của Đà Nẵng.

Tổng số hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất tại Đà Nẵng là 5.644 hộ gia đình; tại Bắc Quảng Nam là 11.408 hộ.

“Đến thời điểm hiện nay, việc số hóa truyền hình mặt đất tại địa bàn Đà Nẵng, Bắc Quảng Nam và việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo cơ bản đã hoàn thành, đủ điều kiện để ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại Đà Nẵng từ ngày 1/11/2015”, ông Hoan khẳng định.

Kết quả đạt được

Đánh giá việc triển khai thí điểm số hóa truyền hình tại Đà Nẵng, ông Hoan cho rằng đến thời điểm này có thể ghi nhận bước đầu thành công của Đà Nẵng trong việc hoàn thành số hóa truyền hình. Đà Nẵng là TP đầu tiên của ASEAN hoàn thành số hóa truyền hình. Ngoài các yếu tố thuận lợi về địa bàn, điều quan trọng hơn đề đạt được thành công đó là sự quyết tâm của Lãnh đạo TP Đà Nẵng, sự đi đầu và ý thức trong việc triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ tiên tiến của các cơ quan quản lý và người dân của TP Đà Nẵng. Hiện hơn 95% số hộ dân đã sẵn sàng cho việc triển khai số hóa truyền hình.

truyền hình cáp

Trả lời ý kiến của các cơ quan truyền thông về việc người dân ở 2 xã Hòa Sơn và Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang vẫn chưa bắt được tín hiệu truyền hình số, ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết: 2 xã Hòa Sơn, Hòa Bắc là địa bàn thuộc vùng lõm sóng nên khó khăn trong việc thu sóng truyền hình số từ Đài Sơn Trà. Sở TT&TT Đà Nẵng đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành khảo sát lắp đặt thiết bị tại 2 trạm phát lặp tại Hòa Bắc và Hòa Sơn và đưa vào hoạt động tốt. Tuy nhiên, chỉ có 76 hộ dân thuộc 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí vẫn bị “cô lập” với truyền hình số.

Ông Đoàn Quang Hoan cho rằng đây là đề án chuyển đổi truyền hình tương tự sang truyền hình số chứ không phải đề án phát triển truyền hình số. Vì vậy, đối với 76 hộ dân này Bộ TT&TT và TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục đề xuất giải pháp phát truyền hình vệ tinh trong thời gian tới.