1 Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Nợ Và Cưỡng Chế Nợ Thuế - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Thạc sĩ - Cao học >
- Kinh tế >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.32 KB, 103 trang )
không nộp thuế cho nhà nước theo thời hạn quy định, từ đó hình thành nên khoảnnợ thuế.- Khái niệm nợ thuế: là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí, phạt chậm nộp và cáckhoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật về thuế mà người nộp thuế đã kêkhai, cơ quan thuế đã tính, các cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơquan thuế. Cơ quan thuế xác định đây là nghĩa vụ của người nộp thuế và đã thôngbáo cho người nộp thuế nhưng đã hết thời hạn quy định mà chưa nộp vào NSNN(Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11 Ngày 29/11/2006 ).Người nợ thuế là các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế còn nợ cáckhoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định tại văn bản quyphạm pháp luật.Mức nợ thuế là số tiền thuế còn nợ của người nợ thuế tại một thời điểm, ởmột ngưỡng nào đó khi phân loại nợ thuế.Như vậy, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sáchnhà nước (NSNN) thì công tác quản lý nợ thuế là công tác quan trọng trong côngtác quản lý thuế nói chung.Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và cáckhoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồisố thuế nợ của người nộp thuế.Ngoài ra, để đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện nghiêm kỷcương, kỷ luật về thuế, nhà nước quy định những hành vi nợ thuế phải nộp mộtkhoản tiền do chậm nộp thuế, gọi là tiền chậm nộp tiền thuế.Tiền chậm nộp là khoản tiền được tính trên số tiền thuế nợ và số ngày nợthuế của một khoản nợ. Số ngày nợ thuế của một khoản nợ là khoảng thời gian liêntục tính theo ngày kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền nợ đó đượcnộp vào ngân sách nhà nước.Để hiểu rõ hơn bản chất của nợ thuế, cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm củanợ thuế.52.1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế* Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biếnNhư chúng ta biết, trong hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau,tuy nhiên các sắc thuế dù trực tiếp hay gián tiếp đều đánh vào thu nhập của các thểnhân hay pháp nhân trong nền kinh tế. Nói cách khác, thuế là một hình thức phânphối thu nhập có tính chất bắt buộc mà mọi người có nghĩa vụ phải nộp cho nhànước. Như vậy, hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của ngườinộp thuế. Vì vậy, ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, người nộp thuếthường có xu hướng trốn hoặc tránh thuế. Tình hình này đặc biệt nghiêm trọngtrong điều kiện các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam hiện nay, khi mànhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốtđẹp và lợi ích của việc nộp thuế, chưa phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gianlận tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu thuế theo đúng pháp luật.Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thuNSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Hay nói cách khác, những người nộpthuế luôn tìm mọi cách để tối thiểu hóa số thuế mà họ phải nộp. Một trong các cáchđó là nợ thuế.* Nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuếQuy phạm pháp luật thuế là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhànước đặt ra và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trongquá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.Trong các quy định của pháp luật về thuế luôn luôn đề cập đến các phạm viđiều chỉnh như: mức nộp thuế, người nộp thuế và thời gian phải nộp thuế.Như vậy, hành vi nợ thuế là hành vi vi phạm luật thuế của người nộp thuếbằng cách chậm nộp hoặc không nộp số tiền thuế phải nộp vào NSNN theo quyđịnh của pháp luật thuế.* Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuếTrốn thuế là hành vi cố ý vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế bằng mọihình thức, thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN. Còn nợ thuế mới chỉ6là hành vi dây dưa, chậm nộp thuế khi quá thời hạn nộp theo quy định của phápluật. Tất nhiên, trong một số trường hợp việc nợ thuế có thể là một hành vi nằmtrong chuỗi hành vi nhằm trốn thuế. Chẳng hạn như, một số doanh nghiệp cố tìnhnợ một số thuế lớn sau đó bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.* Nợ thuế khác với hành vi tránh thuếTránh thuế là hành vi lợi dụng sơ hở của luật thuế để giảm nghĩa vụ thuế. Đâykhông phải là hành vi vi phạm pháp luật. Còn nợ thuế thì khác hoàn toàn về bản chất,đó là nghĩa vụ đã được luật pháp xác định nhưng cố tình dây dưa, chậm nộp.2.1.1.3 Phân loại nợ thuế* Nhóm tiền thuế nợ khó thuBao gồm:- Tiền thuế nợ của người nộp thuế được pháp luật cho là đã chết, mất tích,mất năng lực hành vi dân sự chưa có hồ sơ đề nghị xoá nợ.- Tiền thuế nợ có liên quan đến trách nhiệm hình sự: là số tiền thuế nợ củangười nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, đang chờ bản ánhoặc kết luận của cơ quan pháp luật chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế.- Tiền thuế nợ của người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanhtại địa điểm đăng ký kinh doanh hoặc có văn bản gửi đến cơ quan thuế đề nghịchấm dứt hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quanthuế đã kiểm tra xác định người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh. Baogồm cả trường hợp giải thể không theo trình tự của luật doanh nghiệp.- Tiền thuế nợ của người nộp thuế đã giải thể là số tiền thuế nợ của ngườinộp thuế đã thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán đầyđủ các khoản nợ thuế theo quy định của pháp luật.- Tiền thuế nợ của người nộp thuế lâm vào tình trạng phá sản là số tiền thuếnợ của người nợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thờigian làm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ tục xử lý nợ theoquy định của pháp luật.- Nợ khó thu khác là các khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày, không thuộc các7nhóm nêu trên, cơ quan thuế đã áp dụng đến biện pháp cưỡng chế nợ thuế cuối cùnglà thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạtđộng, giấy phép hành nghề (theo qui định tại luật Quản lý thuế) nhưng vẫn khôngthu hồi được tiền thuế nợ.* Nhóm tiền thuế nợ đến 90 ngàyLà số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ 01 đến 90 ngày nhưng người nộp thuếchưa nộp vào NSNN và không thuộc nhóm tiền thuế nợ khó thu, tiền thuế nợ chờxử lý, tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ trên 90 ngày, baogồm cả tiền thuế nợ đang có khiếu nại, khiếu kiện.* Nhóm tiền thuế nợ trên 90 ngàyLà số tiền thuế đã quá thời hạn nộp trên 90 ngày nhưng người nộp thuế chưanộp vào NSNN và không thuộc nhóm tiền thuế nợ khó thu, tiền thuế nợ chờ xử lý,tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ đến 90 ngày bao gồm cảtiền thuế nợ đang có khiếu nại, khiếu kiện. Cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế nợthuế đối với nhóm tiền thuế nợ này.* Nhóm tiền thuế nợ chờ xử lý- Xử lý miễn, giảm: là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang trong thờigian thực hiện các thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lý miễn, giảm theo qui địnhcủa pháp luật về thuế.- Xử lý gia hạn nộp thuế: là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang được cơquan thuế xử lý để gia hạn nộp thuế. Các trường hợp được gia hạn nộp thuế thựchiện theo qui định của pháp luật về thuế.- Xử lý xoá nợ: là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang trong thời gianthực hiện các thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lý xoá nợ theo qui định của phápluật về thuế- Xử lý bù trừ các khoản nợ NSNN với số tiền thuế được hoàn trả là số tiềnthuế nợ của người nộp thuế đã gửi hồ sơ và cơ quan thuế đang làm thủ tục hoànthuế tại cơ quan thuế hoặc đang được cơ quan thuế thực hiện thủ tục lập quyết địnhhoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN.8* Nhóm tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước đang chờ điều chỉnhKhái niệm: Nhóm tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước đang chờ điều chỉnhlà số tiền thuế đã nộp NSNN nhưng cơ quan thuế đang làm thủ tục điều chỉnh. Baogồm các trường hợp sau:- Tiền thuế chờ điều chỉnh do sai sót+ Người nộp thuế ghi sai, ghi thiếu các chỉ tiêu trên chứng từ thu NSNN+ Các sai sót của KBNN, NHTM+ Các sai sót của cơ quan thuế như:Nhập sai dữ liệu về số thuế phải nộp hoặc đã nộp vào NSNNNgười nộp thuế kê khai thuế với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính, đã tạmnộp tại cơ quan thuế quản lý các chi nhánh nhưng cơ quan thuế nơi đóng trụ sởchính chưa nhận được chứng từ nộp thuế.- Tiền thuế chờ điều chỉnh do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc,chứng từ luân chuyển từ kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại sang cơ quanthuế không thực hiện đúng quy trình chứng từ thất lạc, cơ quan thuế đã nhận sauthời gian thất lạc do người nộp thuế hoặc kho bạc nhà nước, ngân hàng cung cấp.Chứng từ do công chức thuế hoặc uỷ nhiệm thu đã thu nhưng chưa nộp kịp thờithực hiện các thủ tục thanh toán tiền thuế, nộp tiền vào NSNN.- Tiền thuế chờ ghi thu, ghi chi: là số tiền thuế người nộp thuế đã kê khai vàthực hiện các thủ tục nộp NSNN nhưng đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm thủtục ghi thu, ghi chi vào NSNN hoặc số tiền được cơ quan có thẩm quyền thực hiệnthủ tục ghi thu, ghi chi theo định kỳ (tháng, quý, năm)Căn cứ vào các nhóm tiền thuế nợ trên ta phân loại nợ thuế cụ thể như sau:a. Căn cứ vào khả năng thu hồi nợCăn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuếtheo mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của người nợ thuế thì nợ thuếđược phân loại thành: nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ không có khả năng thu.- Nợ có khả năng thuTheo thống kê, khoản nợ thuộc nhóm này thường chủ yếu là các khoản nợ mới9phát sinh sau thời hạn nộp thuế được quy định tại các văn bản pháp quy về thuế.Do vậy, nợ có khả năng thu được hiểu là số tiền nợ thuế của người nợ thuếđược xác định phải nộp vào NSNN nhưng đã hết thời hạn nộp theo quy định củapháp luật mà chưa nộp, đồng thời không thuộc nhóm nợ khó thu và nhóm nợ khôngcó khả năng thu.Tùy thuộc vào tính chất, mục đích thu nợ của từng thời kỳ kinh tế xã hội thìcơ quan thuế có thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thành các loại: nợ thuếchậm nộp dưới 30 ngày, nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày và nợ thuế quá90 ngày- Nợ khó thuTheo cách phân loại này, nợ khó thu bao gồm số tiền thuế nợ của người nộpthuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự hoặc đang chờ bản án hoặc kếtluận của cơ quan pháp luật nên chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế hoặc nợ củangười nợ thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; nợ đang chờ giải quyếttheo Luật phá sản.Khi người nộp thuế rơi vào tình trạng này thì có thể có trường hợp cơ quanđiều tra đã phong tỏa tài khoản, số sách kế toán nên người nộp thuế không thể thựchiện việc nộp thuế hoặc người nộp thuế đã nộp thuế nhưng phải nộp vào tài khoảncủa cơ quan điều tra nên trên sổ theo dõi thu nộp của cơ quan thuế vẫn báo nợ. Khingười nộp thuế đang bị điều tra, khởi tố liên quan đến nghĩa vụ thuế hoặc khôngliên quan đến nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế phải tạm thời phân loại các khoản nợcủa người nộp thuế này vào nhóm nợ khó thu để chờ kết luận cuối cùng của cơ quancó thẩm quyền.Đối với người nộp thuế gặp khó khăn về tài chính, hoặc ngừng và tạm ngừngkinh doanh thì việc tiếp xúc với người nộp thuế để thu nợ là khó khăn nên phânloại vào nhóm này để có biện pháp quản lý theo dõi phù hợp. Tương tự, đối vớitrường hợp nợ đang chờ giải quyết theo Luật phá sản thì số tiền thuế nợ của ngườinợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thời gian làm thủtục phá sản doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ tục xử lý nợ theo quy định của10pháp luật thì cũng cần được phân vào nhóm này để cơ quan thuế có biện pháp quảnlý thích hợp.- Nợ không có khả năng thuViệc phân loại nợ vào nhóm này chủ yếu căn cứ vào tình trạng tồn tại củangười nộp thuế. Người nộp thuế hầu hết đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanhhoặc không còn tồn tại trong thực tế, bao gồm các khoản nợ thuộc các trường hợpnhư nợ của người nợ thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản nhưng không làm cácthủ tục, trình tự giải thể phá sản đúng pháp luật nên chưa có đủ căn cứ pháp lý đểxử lý theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của trường hợp này là khó khăn về tàichính, kinh doanh thua lỗ dẫn đến không còn khả năng thanh toán. Trường hợpngười nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể phá sản nhưng đang được cơ quan cóthẩm quyền thụ lý để giải quyết cho phép khoanh nợ thì cũng phải đưa vào nhómnày để sau khi có quyết định khoanh nợ thì sẽ chuyển sang nhóm nợ không có khảnăng thu này.Ngoài ra, nợ thuế của một loại đối tượng khác cũng có thể coi là không cókhả năng thu, đó là nợ thuế của các doanh nghiệp bỏ trốn. Hầu hết đây là các doanhnghiệp ma, chỉ thành lập để mua bán hóa đơn, không thực tế kinh doanh.b. Căn cứ vào nội dung nợ của người nộp thuếCăn cứ vào nội dung các khoản nợ qua kê khai của người nộp thuế, qua côngtác thanh tra - kiểm tra của cơ quan thuế thì nợ thuế được chia thành: nợ thuế, phíthông thường; nợ phạt thuế, phí; và nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra,kiểm tra.- Nợ thuế, phí thông thườngNợ trong nhóm này bao gồm các khoản nợ phát sinh từ số thuế, phí phải nộpdo người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế mà không bao gồm số thuế, phí bị truythu, bị phạt chậm nộp do cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện. Thông thườngtrong nhóm nợ thuế, phí này cũng bao gồm nhiều khoản nợ có tuổi nợ và mức nợkhác nhau do người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế và các khoản nợ thuế nàyđược theo dõi trên hồ sơ quản lý đối tượng nộp thuế lưu tại cơ quan thuế.11- Nợ phạt thuế, phíTheo Luật Quản lý thuế hiện nay thì việc cơ quan thuế xử phạt thuế, phí đốivới người nộp thuế vi phạm về thuế thì sẽ có nhiều loại vi phạm tương ứng với từngnội dung vi phạm, tương ứng với đó là các khoản nợ phạt phát sinh cho từng lần viphạm. Do vậy, trong nhóm nợ phạt thuế, phí này còn có thể chia ra thành các khoảnmục nợ: Nợ phạt thiếu thuế phải nộp; nợ phạt trốn thuế; nợ phạt vi phạm thủ tục vềthuế.Việc phân loại thành các nhóm nợ nhỏ theo từng loại vi phạm như trên vừacó tác dụng phân loại nợ, vừa có ý nghĩa thống kê vi phạm của người nộp thuế đểcơ quan thuế có biện pháp quản lý hiệu quả.- Nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm traĐây là khoản nợ thuế mà cơ quan thuế sau quá trình kiểm tra, thanh tra đãphát hiện thêm số thuế phải nộp mà đơn vị bỏ sót ngoài sổ sách, không kê khai hoặckhai không chính xác ở tất cả các loại hồ sơ khai thuế trong năm tính thuế. Ở thờiđiểm cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra thì theo quy định số thuế này đãphải nộp vào NSNN nhưng có thể đơn vị do vô tình hoặc cố tình đã kê khai sai đểtrốn thuế. Số thuế này thường được thể hiện trên các biên bản kiểm tra, thanh tra vàđược các đoàn kiểm tra, thanh tra chốt lại ở thời điểm 31/12 hàng năm để thể hiệntình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế.Việc thống kê, phân loại nhóm nợ này không phải là chính xác tuyệt đối bởitrong kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế hàng năm thì không phảitất cả các đối tượng nộp thuế đều được thanh tra, kiểm tra. Do vậy, số nợ thuộcnhóm nợ này chỉ phản ánh được số thuế phát hiện thêm được coi là nợ thuế củanhững người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, việc phân loại này cũngcó ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan thuế có những biện pháp quản lý thích hợp vớinhóm nợ này đồng thời cũng giúp cơ quan thuế đánh giá được các mức độ vi phạmpháp luật thuế của đối tượng nộp thuế trong từng thời kỳ cụ thể.12c. Căn cứ vào thời hạn nợ- Nợ trong hạnNợ thuộc nhóm này bao gồm các khoản nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuvẫn còn trong thời hạn nộp thuế. Bên cạnh đó, còn có nợ thuế trong hạn do được giahạn nộp thuế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra nhằm thực hiện các biện phápkhuyến khích xuất khẩu thì thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu thường được cơ quanquản lý cho phép nộp chậm sau khi khai báo với cơ quan hải quan tại cửa khẩu, dođó các khoản này thường chưa được tính chậm nộp mà phải được theo dõi như làcác khoản nợ trong hạn nộp.- Nợ quá hạnNợ trong nhóm này được phân loại như các khoản nợ thông thường theo tiêuthức phân loại theo khả năng thu hồi nợ. Có nghĩa là những khoản nợ đến hạn trảtheo quy định của pháp luật hoặc theo thông báo, được ghi trên quyết định của cơquan thuế đến hạn nộp mà chưa nộp thì được coi là nợ thuế, theo tiêu thức phân loạitheo thời gian nợ thì sẽ được coi là nợ quá hạn. Tùy theo từng thời kỳ kinh tế màngười ta chia thành các khoản nợ nhỏ theo mức nợ, nhóm nợ khác nhau để có biệnpháp quản lý phù hợp theo các nhóm ở trên.d. Căn cứ vào đối tượng nợNền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện naycó nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần đa dạng hóa nền kinh tế, thúc đẩyquá trình cạnh tranh và là động lực phát triển đất nước. Tuy nhiên, về mặt quản lýcủa các cơ quan chức năng thì việc có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạtđộng kinh tế cũng tương ứng với việc quản lý sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp. Việcquản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng cũng không phải là ngoại lệ.Vì vậy, căn cứ vào đối tượng nợ thuế thì người ta có thể chia thành các nhómnợ khác nhau như sau:- Nợ thuế của doanh nghiệp nhà nước- Nợ thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh- Nợ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài13- Nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể- Nợ thuế thu nhập của cá nhân- Nợ thuế của các đối tượng khácViệc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ nợ thuếcủa từng loại hình người nộp thuế. Từ đó có biện pháp, chính sách để khuyến khíchcác loại hình doanh nghiệp phát triển, đồng thời nghiên cứu những bất cập củanhóm nợ khác để có phương pháp quản lý hoặc xử lý phù hợp.e. Căn cứ vào tính chất nợ- Nợ chờ xử lýKhác với việc phân loại nợ theo các nhóm trên thì nợ chờ xử lý căn cứ vàotính chất của khoản nợ và áp dụng đối với đối tượng nộp thuế đang tồn tại để phânloại. Do vậy, các khoản nợ thuộc các trường hợp được đưa vào nhóm nợ chờ xử lýđể theo dõi thường bao gồm:Thứ nhất, nợ đang chờ điều chỉnh: Là số tiền nợ thuế của người nợ thuếdo người nợ thuế hoặc cơ quan thuế có sai sót khi kê khai thuế, tính thuế đanglàm thủ tục để điều chỉnh lại hoặc do tạm tính số thuế phải nộp cao hơn số phátsinh. Tức là, số tiền nợ do người nộp thuế đã kê khai số thuế tạm nộp hàng kỳtheo quy định nhưng thực tế thuế phát sinh phải nộp thấp hơn so với số thuế đãkê khai tạm nộp, đang làm thủ tục điều chỉnh lại. Ngoài ra, trong nhóm này còncó số tiền nợ do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, tiền thuế đã nộp vàotài khoản thu NSNN nhưng do chứng từ luân chuyển chưa kịp thời hoặc thất lạcnên trên sổ thuế vẫn ghi nợ.Thứ hai, nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ: là số tiền nợ thuế của ngườinợ thuế đang trong thời gian làm các thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lýmiễn, giảm, xóa nợ theo quy định của pháp luật về thuế; cá nhân được cơ quanpháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tàisản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ; nợ của người nợ thuế bị tuyên bố phá sảnđã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của Luật phá sản mà không còntài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt. Khi người nộp thuế đang có nợ thuế do đến kỳ14phải thực hiện kê khai thuế đúng hạn nhưng theo quy định của pháp luật về thuếhọ sẽ được miễn, giảm hoặc được xử lý cho ghi thu, ghi chi và đang làm thủ tụcthì tạm thời đưa vào nhóm nợ chờ xử lý này để theo dõi chứ không áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế thu nợ.Thứ ba, theo quy định của pháp luật về thuế và xử lý khiếu nại tố cáo thìtrong quá trình khiếu nại khi cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định xử lý,người nộp thuế vẫn phải nộp các khoản thuế vào NSNN. Do đó, phát sinh thêmkhoản nợ chờ xử lý do khiếu nại của người nộp thuế, xử lý thoái trả tiền thuế khi cóquyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì nợ này được đưa vào mộttrong hai nhóm nợ có khả năng thu hoặc nợ không có khả năng thu.Thứ tư, nợ đang được khoanh nợ, giãn nợ là số tiền thuế nợ của người nộpthuế đã được xử lý cho khoanh nợ, giãn nợ hoặc đang trong thời hạn làm các thủ tụctại cơ quan thuế đã được xử lý giãn nợ theo quy định.- Nợ thông thườngLà số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào NSNNnhưng đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật về thuế mà chưa nộp vào NSNNvà không thuộc các trường hợp thuộc nhóm nợ chờ xử lý nêu trên.- Nợ khó thuTương tự cách phân loại vào khả năng thu hồi nợ của đối tượng nợ thì khóthu bao gồm nợ của các đối tượng giải thể, phá sản hoặc đang trong giai đoạn thựchiện các thủ tục giải thể, phá sản để giải quyết nợ theo trình tự của thủ tục giải thể,phá sản doanh nghiệp; hoặc nợ của đối tượng bỏ trốn, mất tích; của đối tượng bịkhởi tố là số tiền thuế nợ của đối tượng nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra,khởi tố hình sự liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế, đang thi hành án, đang chờ bản ánhoặc kết luận của cơ quan pháp luật.Đối với những người nộp thuế rơi vào tình trạng này thì việc thu nợ sẽ gặpnhiều khó khăn, người nộp thuế thường không có tiền trả nợ thuế hoặc không tìmđược chủ doanh nghiệp, khi đó cơ quan thuế sẽ phải phụ thuộc vào kết quả xử lýcủa cơ quan có thẩm quyền khác, do đó sẽ không chủ động trong việc đưa ra các15
Xem ThêmTài liệu liên quan
- QUẢN lý nợ THUẾ và CƯỠNG CHẾ THUẾ đối
- 103
- 1,365
- 8
- PT quy về bậc nhất - bậc hai
- 15
- 155
- 0
- Quản lí điểm theo quy chế bổ sung 51
- 5
- 268
- 0
- Bài tập về hệ phương trình bậc hai hai ẩn
- 12
- 8
- 87
- Bài tập về hệ phương trình bậc hai hai ẩn
- 12
- 99
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(968 KB) - QUẢN lý nợ THUẾ và CƯỠNG CHẾ THUẾ đối-103 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khái Niệm Cưỡng Chế Nợ Thuế
-
Cưỡng Chế Nợ Thuế Là Gì? Ảnh Hưởng Gì đến Doanh Nghiệp?
-
QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ NĂM 2014, GIẢI PHÁP ...
-
CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ CƯỠNG CHẾ THU THUẾ, BIỆN PHÁP ...
-
Khái Niệm Cưỡng Chế Nợ Thuế - Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nợ Và ...
-
Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Quyết định Hành Chính Về Thuế
-
Trường Hợp Bị Cưỡng Chế Thi Hành Quyết định Hành Chính Về Thuế
-
[PDF] HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ ...
-
Cưỡng Chế Bằng Biện Pháp Thu Tiền, Tài Sản Khác Của Người Nộp ...
-
Giải đáp Ngay: Khi Nào Doanh Nghiệp Bị Cưỡng Chế Hóa đơn?
-
Thông Tư 215/2013/TT-BTC Hướng Dẫn Cưỡng Chế Thi Hành Quyết ...
-
Bộ Tài Chính Công Bố Danh Sách Các Doanh Nghiệp Có Nợ Thuế Lớn
-
[DOC] Điều 2. Thời Hiệu, Thời Hạn Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Thuế
-
Các Trường Hợp Bị Cưỡng Chế Hành Chính Về Thuế
-
Mẫu Công Văn Xin Mở Hóa đơn Bị Cưỡng Chế