Khái Niệm Cưỡng Chế Nợ Thuế - Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nợ Và ...
Có thể bạn quan tâm
5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Khái niệm cưỡng chế nợ thuế
Trước ngày 01-7-2007 việc cưỡng chế thu hồi nợ thuế được thực hiện căn cứ Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành hai Luật thuế này; Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Từ ngày 01-7-2007, việc cưỡng chế thu hồi nợ thuế được thực hiện căn cứ Chương XI Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29-11-2006; Chương II Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07-6-2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định số hành chính thuế.
Về khái niệm, theo ý kiến cá nhân tác giả, cưỡng chế nợ thuế được hiểu là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật thuế áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Điều này xuất phát từ việc cá nhân, tổ chức nộp thuế khi đến thời hạn nộp thuế theo quy định trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thông báo nợ thuế hay quyết định xử phạt hành chính về thuế nhưng vẫn không tự nguyện chấp hành các quy định từ cơ quan quản lý thuế. Lúc này, các cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế thuế.
Theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006, khái niệm cưỡng chế nợ thuế được đề cập tại chương XI với các khoản mục mô tả cụ thể về trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cũng như đã đi sâu mô tả từng biện pháp cưỡng chế nợ thuế cụ thể.
Như vậy, tóm lược lại, ta có thể hiểu cưỡng chế nợ thuế là một công cụ hiệu quả giúp thu hồi các khoản nợ thuế, và đảm bảo các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
Để công tác cưỡng chế thuế đạt hiệu quả tối đa và chi phí cưỡng chế là tối thiểu thì thông thường việc cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện sau khi cơ quan thuế đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quản lý đôn đốc thu nợ của mình nhưng vẫn không thu đủ tiền vào NSNN. Chính vì vậy, để đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế thì cưỡng chế thuế được coi là công cụ bắt buộc để nâng cao hiệu lực của pháp luật thuế và để góp phần chống thất thu NSNN.
Từ khóa » Khái Niệm Cưỡng Chế Nợ Thuế
-
Cưỡng Chế Nợ Thuế Là Gì? Ảnh Hưởng Gì đến Doanh Nghiệp?
-
QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ NĂM 2014, GIẢI PHÁP ...
-
CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ CƯỠNG CHẾ THU THUẾ, BIỆN PHÁP ...
-
1 Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Nợ Và Cưỡng Chế Nợ Thuế - 123doc
-
Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Quyết định Hành Chính Về Thuế
-
Trường Hợp Bị Cưỡng Chế Thi Hành Quyết định Hành Chính Về Thuế
-
[PDF] HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ ...
-
Cưỡng Chế Bằng Biện Pháp Thu Tiền, Tài Sản Khác Của Người Nộp ...
-
Giải đáp Ngay: Khi Nào Doanh Nghiệp Bị Cưỡng Chế Hóa đơn?
-
Thông Tư 215/2013/TT-BTC Hướng Dẫn Cưỡng Chế Thi Hành Quyết ...
-
Bộ Tài Chính Công Bố Danh Sách Các Doanh Nghiệp Có Nợ Thuế Lớn
-
[DOC] Điều 2. Thời Hiệu, Thời Hạn Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Thuế
-
Các Trường Hợp Bị Cưỡng Chế Hành Chính Về Thuế
-
Mẫu Công Văn Xin Mở Hóa đơn Bị Cưỡng Chế