Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Quyết định Hành Chính Về Thuế

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là một nội dung quan trọng của quản lý thuế. Và trong các nội dung của cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế chính là phương thức để thực hiện Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại

* Cơ sở pháp lý:

– Luật Quản lý thuế năm 2019;

– Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Vai trò của các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế:
  • 2 2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế:

1. Vai trò của các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế:

Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế nói riêng và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nói chung có vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế.

Thông qua các biện pháp cưỡng chế thuế đã giúp bảo đảm luật thuế được tuân thủ nghiêm chỉnh. Nợ thuế và cưỡng chế thuế có mối quan hệ biện chứng mật thiết với nhau. Chỉ khi có nợ thuế mới có cưỡng chế thuế. Cưỡng chế thuế là biện pháp mạnh đối với những đối tượng nợ thuế khó đòi. Chỉ khi nợ thuế không được trả thì mới áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Các biện pháp cưỡng chế thuế chính là công cụ để thực hiện cưỡng chế đạt được hiệu quả.

Cưỡng chế thuế tạo cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực thi có hiệu lực công tác thu nợ và đảm bảo 100% các khoản nợ thuế được nộp vào ngân sách nhà nước. Đồng thời qua đó cũng chứng tỏ công tác thuế là nhiệm vụ của toàn dân, của các cấp, các ngành chứ không phải chỉ của riêng ngành thuế.

Cưỡng chế thuế, các biện pháp cưỡng chế thuế góp phần nâng cao ý thức về nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật về thuế, góp phần giảm thiểu nợ đọng và thực hiện công bằng về nghĩa vụ thuế giữa những người nộp thuế.

Việc thực hiện cưỡng chế thuế sẽ góp phần nâng cao ý thức của người nộp thuế. Bản thân người nộp thuế thấy rằng, nếu không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế sẽ phải gánh chịu những hình phạt nhất định. Mặt khác, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đối với một trường hợp này thì sẽ có tác dụng dây chuyền đến những đối tượng khác. Từ đó người nộp thuế sẽ có ý thức hơn trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, góp phần giảm thiểu nợ đọng thuế và đảm bảo công bằng hơn về nghĩa vụ thuế giữa những người nộp thuế.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế được thực hiện hiệu quả góp phần chống thất thu ngân sách ngân sách. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ đảm bảo các khoản nợ thuế được nộp vào Ngân sách Nhà nước. Bởi vì Nhà nước dùng quyền lực của mình để cưỡng chế những người nợ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế mà một trong những chức năng quan trọng trong hệ thống quản lý thuế. Mặc dù chúng có những đặc điểm, vai trò, biện pháp thực hiện khác nhau nhưng chúng đều có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo đối tượng nộp thuế đủ các khoản nợ thuế vào ngân sách nhà nước, góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội giữa những người nộp thuế.

2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế:

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế được quy định tại Điều 125 Luật Quản lý thuế năm 2019. Cụ thể bao gồm các biện pháp sau:

– Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản.

Biện pháp này được áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Khi cơ quan thuế xác định được người nộp thuế có nợ thuế có tài khoản, và tài khoản có tiền thì các cơ quan thuế sẽ ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ khoản của người nợ thuế.

Phong tỏa tài khoản được hiểu là việc tạm “khóa” tài khoản lại một thời gian, thức chủ tài khoản sẽ không thực hiện được các giao dịch liên quan đến tài khoản của mình. Biện pháp này nhằm tránh việc các chủ tài khoản có nợ thuế chuyển tiền trong tài khoản đến các tài khoản khác để trốn tránh việc nộp thuế.

Biện pháp này chủ thực sự có ý nghĩa khi số sư trên tài khoản đủ để thanh toán cho các nghĩa vụ thuế. Tài khoản của người nợ thuế thường không có số dư hoặc là rất nhỏ nên không thực hiện được quyết định cưỡng chế. Vì vậy, kết quả cưỡng chế nợ thuế trích tiền từ tài khoản ngân hàng đạt kết này rất thấp.

– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

Biện pháp này áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ sáu tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức. Việc khấu từ tiền lương, thu nhập chỉ thực hiện khấu từ một phần thu nhập, tiền lương của người bị khấu trừ, không khấu trừ toàn bộ. Điều này nhằm đảm bảo người bị khấu trừ vẫn đảm bảo được mức tối tối thiểu của họ.

– Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Có thể thấy, biện pháp này được áp dụng riêng đối với các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tức liên quan tới thuế xuất khẩu, nhập khẩu là chủ yếu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu chỉ tiếp tục khi người nộp thuế hoàn thành xong các nghĩa vụ nộp thuế. Đây là biện pháp được áp dụng khá mạnh tay đối với người nộp thuế khi nó tác động trực tiếp lên hoạt động xuất, nhập khẩu của người nộp thuế.

– Ngừng sử dụng hóa đơn;

Biện pháp này được áp dụng khi không thể áp dụng được ba biện pháp trên hoặc đã áp dụng nhưng không thu đủ được số tiền mà người nộp thuế có nghĩa vụ nộp . Hóa đơn bị ngừng sử dụng được quy định là “Hóa đơn bị ngừng sử dụng bao gồm các loại hóa đơn: hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in; hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc cơ quan thuế đặt in; hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật.” (Điểm b, Khoản 1 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ- CP).

– Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;

Biện pháp này chỉ được áp dụng khi không áp dụng được các biện pháp trên hoặc đã áp dụng mà vẫn chưa thu đủ số tiền nợ thuế, nợ phạt.

Biện pháp cưỡng chế bằng kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản được Luật Quản lý thuế quy định rất chi tiết về trường hợp, điều kiện, loại tài sản được phép kê biên để thực hiện cưỡng chế thuế. Điều này là hợp lý vì đây là biện pháp tác động trực tiếp tới điều kiện kinh doanh hoặc điều kiện sinh hoạt của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, thực tế vẫn phát sinh nhiều trường hợp rất phức tạp trong việc kê biên và sau đó là bán đấu giá tài sản. Đầu tiên là việc xác định quyền sở hữu của đối tượng nộp thuế với tài sản bị kê biên. Ngoại trừ những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký (ví dụ: nhà, quyền sử dụng đất), các tài sản khác việc xác định quyền sở hữu của đối tượng bị cưỡng chế sẽ được tiến hành như thế nào? Sự phúc tạp trong việc kê biên tài sản chính là ở chỗ khi tiến hành kê biên tài sản, cơ quan thuế liệu có nghĩa vụ phải tìm hiểu và xem xét sự tồn tại của quyền sở hữu về mặt pháp lý hay chỉ căn cứ vào quyền chiếm hữu thực tế tài sản của đối tượng nộp thuế.

– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

biện pháp này chỉ được áp dụng khi các biện pháp liệt kê nêu trên không thực hiện được hoặc đã thực hiện nhưng chưa thu đủ được tiền nợ thuế, tiền phạt. Các cơ quan quản lý thuế sẽ xác định xem người nộp thuế có tài sản, tiền do người khác đang nắm giữ, quản lý và ra quyết định thu tiền, tài sản đó. Bởi lẽ đây là tài sản thuộc quyền sử hữu của đối tượng bị cưỡng chế, tuy nhiên họ lại không tự giác thực hiện quyết định cưỡng chế, nên các cơ quan sẽ thực hiện cưỡng chế thu tiền, tài sản của họ.

– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Đây là biện pháp cuối cùng và có tác động mạnh đến các đối tượng bị nộp thuế. Khi bị thu hồi các giấy phép này, đối tượng bị nộp thuế sẽ không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất, và nó cũng có thể dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân.

Có thể thấy các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế được quy định khá đầy đủ và được kế thừa từ Luật Quản lý thuế năm 2006. Để thực hiện các biện pháp này, các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền và các các nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan phải thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự và trách nhiệm được quy định trong Luật Quản lý thuế năm 2019 và các văn bản liên quan.

Từ khóa » Khái Niệm Cưỡng Chế Nợ Thuế