1 Giới Thiệu Báo Giáo Dục Và Thời đại - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Việt Nam học >
1 Giới thiệu Báo Giáo dục và thời đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 91 trang )

được đề cao và thường xuyên hơn để góp phần vào công cuộc chung của đấtnước.Theo tác giả NguyễnVăn Bình trong cuốn “Hành trình bốn mươi nămhình thành và phát triển của Báo Giáo dục và thời đại” : “Yêu cầu đặt rangày càng cao, song chỉ với tờ tạp chí Giáo dục nhân dân (Xuất bản thưa kỳ)thì việc tuyên truyền, giáo dục sẽ bị nhiều hạn chế. Chính vì thế việc xuất bảnmột tờ báo thay cho tờ Tạp chí Giáo dục nhân dân là điều dễ hiểu” . [5, tr.1011]. Vì vậy sau khi kết thúc năm học 1558 – 1559, chính phủ cho ra đời tờBáo Người giáo viên nhân dân thay thế cho Tạp chí Giáo dục nhân dân. Đâycũng là tờ báo ngành đầu tiên được ra đời sớm nhất sau khi hoà bình lập lại,góp phần vào sự phát triển của báo chí cũng như tạo nên bộ mặt sôi động cholàng báo chí Việt Nam.Suốt một thời gian dài, với sự khẩn trương, lòng hăng say nhiệt huyếtcủa lực lượng cán bộ làm báo, cuối cùng thì mọi thủ tục cũng đã hoàn thành,nội dung và hình thức của tờ báo cũng đã được phê duyệt. Và ngày 5/12/1959,tờ báo Người giáo viên nhân dân đã ra mắt bạn đọc số báo đầu tiên. Tiến trìnhphát triển của Báo Giáo dục và thời đại được kể từ ngày (5/12/1959) cho đếnnay (2009) là cả một chặng đường dài, đáng nhớ. Mỗi chặng đường đi quađều lưu lại những giá trị, những thành công cũng như những kinh nghiệmchưa thành công của báo. Nhìn chung 50 năm qua là 50 năm tờ báo phát triểnliên tục, nhất quán về nội dung cho dù tên gọi của báo qua nhiều lần thay đổi:từ Người giáo viên nhân dân (1959 – 1985) đến tờ Giáo viên nhân dân(7/1985 đến tháng 3/1991) và chính thức mang tên Báo Giáo dục và thời đại(4/1991 đến nay). Bên cạnh việc thường xuyên đổi mới hình thức cho phùhợp với thời cuộc, nhu cầu và thị hiếu bạn đọc, báo cũng không ngừng tăngtrang, tăng kỳ để nâng cao hơn nữa về chất lượng . Sự nỗ lực phấn đấu ấycuối cùng đã đạt được những thành quả đáng mừng. Báo đã có thêm các phụsan như : Thế giới mới (là tờ phụ san tri thức tổng hợp ban đầu của Báo Giáo10 dục và thời đại ra đời từ năm 1989, từ chỗ 1 tháng 1 kỳ tăng dần lên mộttháng 2 kỳ, 3 kỳ rồi định hình thành tạp chí hàng tuần, đến tháng 7/1994 thìđược tách ra thành một tạp chí độc lập); Tài hoa trẻ, Giáo dục và thời đại chủnhật. Số kỳ xuất bản báo cũng tăng dần lên theo thời gian. Đây là một cố gắngvượt bậc của báo. Bởi trong thời kỳ chiến tranh phá hoại miền Bắc bằngkhông quân của Mỹ, vào giai đoạn ác liệt, đất nước thiếu giấy nghiêm trọng,tất cả các báo đều phải giảm số lượng in ấn. Báo Người giáo viên nhân dânchọn biện pháp rút số lượng in mỗi kỳ mà vẫn ra báo hàng tuần đều đặn. Sựổn định và phát triển liên tục của tờ báo là cơ sở bền vừng cho báo thực hiệncó hiệu quả nhiệm vụ chính trị và xã hội của mình.Tiến trình phát triển của Báo Giáo dục và thời đại trong suốt 50 nămqua gắn liền với hai đặc điểm nổi bật( tương ứng với hai giai đoạn cụ thể ).Đó là phong trào thi đua Hai tốt, Giáo dục Bổ túc văn hoá (giai đoạn 1959 –1985) và thời kỳ đổi mới báo (giai đoạn 1986 – nay).Giai đoạn từ 1959 – 1985 là thời kỳ đầu của Báo Người giáo viên nhândân và cũng là quá trình định hướng, tìm đường của báo để từng bước trưởngthành phát triển. Giai đoạn này kéo dài hơn 25 năm và vẫn gắn liền với tênBáo Người giáo viên nhân dân (chứ chưa đổi thành tên Báo Giáo dục và thờiđại). Về tình hình đất nước năm 1959, miền Bắc dần dần đi vào ổn định. Toàndân quyết tâm hàn gắn vết thương chiến tranh thời chống Pháp, ra sức xâydựng xã hội chủ nghĩa. Còn đồng bào miền Nam đang trong cảnh dầu sôi lửabỏng quyết liệt chống “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ( 1961 – 1965).Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn này của Báo Giáo dục và thời đại hết sứcnặng nề. Một mặt báo phải là người bạn đường tin cậy của giáo viên nói riêngvà bạn đọc cả nước nói chung. Mặt khác, do thời kỳ này gắn liền với phongtrào thi đua Hai tốt (dạy tốt học tốt) do Đảng và Bác Hồ đề ra nên báo tíchcực phản ánh từng bước những thành quả đạt được của phong trào này. Bêncạnh đó báo cũng không ngừng phản ánh trung thành cuộc đấu tranh của11 chúng ta (với bao nhiêu công sức, với những vấp váp, sai lầm, những thànhtích và kinh nghiệm) góp phần vào xây dựng hình ảnh người thầy giáo cáchmạng Việt Nam, người chiến sỹ dùng vũ khí văn hoá để chống mọi kẻ thù củanhân dân, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc.Bên cạnh mảng nội dung lớn là phong trào thi đua Hai tốt, còn một nộidung không kém phần quan trọng trong thời kỳ này được Báo Người Giáoviên nhân dân đặc biệt chú trọng đó là Bổ túc văn hoá cho nhân dân miền Bắcnói riêng và đồng bào cả nước nói chung. Đặc biệt số nào báo cũng dànhtrang để phản ánh cuộc đấu tranh chống Mỹ của đồng bào miền Nam và giáodục lòng yêu nước toàn dân. Suốt chặng đường 25 năm báo luôn phản ánhnhững tấm gương tiên tiến điển hình với những thành tích nổi bật (chị Hà ThịLuân, Lương Thịnh, cô giáo Tày Tô Thị Rỉnh…) đó là những thầy giáo côgiáo hết lòng vì học sinh vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà… Cùng với nộidung phản ánh, hình thức thể hiện và việc tổ chức quản lý cũng là yếu tố tạonên diện mạo của tờ báo ngành. Hình thức bao gồm các thể loại tác phẩmchuyển tải nội dung, ngôn ngữ được sử dụng và cách trình bầy một tờ báo. Sựphong phú về thể loại đã tạo ra sự phong phú đa dạng về cách thức sử dụngngôn ngữ. Ngôn ngữ của Báo Giáo dục và thời đại biến đổi linh hoạt, phù hợpvới từng thể loại: tin tức, bài báo, tường thuật….ngôn ngữ trên báo là sự giaothoa của ba phong cách khác nhau (phong cách chính luận, phong cách hànhchính và phong cách nghệ thuật). Đó là thứ ngôn ngữ rất dễ hiểu, ngắn gọn,không bóng bẩy, không đa chiều khó hiểu.Báo Giáo viên nhân dân 1959 – 1985 được in bằng khổ A2. Thôngthường có 12 trang với các chương mục: Tình hình kinh nghiệm, trao đổi ýkiến, chuyện nhà giáo, tìm hiểu giáo dục, trả lời bạn đọc, dọn trường dọn lớp,nhân dân anh hùng - thầy giáo anh hùng… Các chuyên mục này được trìnhbầy cân đối, đều đặn trên từng số báo và góp phần làm nên nội dung cơ bảncủa tờ báo. Suốt chặng đường 25 năm, tờ báo không ngừng hoàn thiện dần12 hình thức thể hiện cũng như phát huy hơn nữa phần nội dung, đáp ứng nhucầu thị hiếu của bạn đọc.Giai đoạn từ 1986 – nay (2009) là thời kỳ khởi sắc và đổi mới của tờbáo. Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này gắn với sự nghiệp đổi mới của đất nước.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12- 1986) của Đảng Cộng sản ViệtNam là mốc đánh quan trọng đánh dấu bước chuyển đất nước sang thời kỳ đổimới. Báo Giáo viên nhân dân có thể tự hào vì đã đứng vào hàng ngũ những tờbáo có nhiệm vụ đổi mới và góp một tiếng nói chung trong quá trình đổi mớinày. Báo Giáo viên nhân dân mang một tên mới: Giáo dục và thời đại (1991)để phấn đấu tự hoàn thiện mình về mọi mặt.Giai đoạn này Báo Giáo dục và thời đại có nhiều đổi mới cả về hìnhthức lẫn nội dung. Lúc này bên cạnh việc tuyên truyền về giáo dục như tênchính của báo phần còn lại của báo nghiêng về “thời đại”. Nội dung ít nhìềuđược “xã hội hoá” hơn so với thời kỳ trước, những tiến triển này được thểhiện qua ba nội dung chính đó là : Mở rộng nội dung tờ báo, đẩy mạnh hiệuquả giáo dục và nâng cao tính chiến đấu.Thời kỳ này báo có dung lượng 12 trang với các chuyên mục (gần nhưcố định) gắn với từng trang báo.Mở rộng và đổi mới nội dung tờ báo là yếu tố làm nên sức sống mớicủa tờ báo giáo dục. Nhằm nâng cao chất lượng bài vở phát triển những câybút có năng lực tạo sự gần gũi giữa báo với bạn đọc cả nước, báo thườngxuyên phát động cuộc thi thơ và truyện ngắn. Có thể khẳng định rằng trongthời kỳ này hoạt động in ấn phát hành có nhiều thuận lợi và đổi mới thấy rõ.Nâng cao hiệu quả phát hành đã đem lại cho trang Báo Giáo dục và thời đạinhững thành công nhất định, xứng đáng được tặng tấm huân chương Độc lậphạng ba (1999) và được tặng bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo .Năm mươi năm qua bằng những đóng góp lớn lao trong việc tuyêntruyền, cổ động và giáo dục, Báo Giáo dục và thời đại đã trở thành một công13 cụ tư tưởng sắc bén của Đảng và nhà nước. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào(chiến tranh tàn khốc hay hoà bình lập lại) thì báo vẫn kiên trì với đường lốichủ trương quan điểm giáo dục, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội. Chính vì lẽ đó báo đã phản ánh được ý nguyện của nhân dânvới tinh thần công khai dân chủ, xứng đáng là người bạn đường tin cậy củathế hệ giáo viên và học sinh trong cả nước. Trong công cuộc xây dựng đấtnước hiện nay Báo Giáo dục và thời đại thực sự là một ấn phẩm bổ ích, là cơquan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là diễn đàn của toàn xã hội vì sựnghiệp giáo dục chung.1.2 Tiếp cận phần văn học dân gian trên Báo Giáo dục vàthời đại từ góc độ thể loạiKhái niệm VHDG được dùng chính thức vào những năm 50 của thế kỷXX và hiện nay được dùng một cách rộng rãi trong giới nghiên cứu văn học,song song với các khái niệm “văn nghệ dân gian”, “văn hoá dân gian”.VHDG là những sáng tác tập thể, truyền miệng của dân chúng, trongđó nhân dân lao động chiếm đa số. VHDG mang một số đặc trưng cơ bản,phân biệt với văn học thành văn. Việc nắm vững đặc trưng này sẽ là cơ sởvững chắc để ta đánh giá tác phẩm VHDG.Tính nguyên hợp đa chức năng nó thể hiện ở sự chưa tách rời giữa hoạtđộng đời sống và hoạt động văn hoá dân gian. Tác phẩm VHDG được gắn bóchặt chẽ với đời sống thực tiễn. Chính vì thế mà phát sinh khái niệm diễnxướng dân gian. Bên cạnh việc gắn bó chặt chẽ với hoạt động thực tiễn, nócòn thể hiện việc chưa tách rời các loại hình nghệ thuật trong tổng thểFolklore. Điều này có nghĩa là nghệ thuật ngôn từ gắn bó chặt chẽ với các loạihình nghệ thuật khác.VHDG vừa không phải là nghệ thuật vừa là nghệ thuật.Bên cạnh đặc trưng về tính nguyên hợp đa chức năng, VHDG đượcbiểu hiện rõ nhất ở đặc trưng tập thể và truyền miệng. VHDG là kết quả của14 một quá trình sáng tác tập thể, có thể của một vùng hoặc của một nhóm cưdân, hoặc của một dân tộc nào đó. Nhưng điều cơ bản là nó hợp với tâm lý tậpthể. Chính tính tập thể là đặc trưng phân biệt giữa văn học dân gian và vănhọc thành văn. Điều này có nghĩa là tác phẩm văn học dân gian được lưu giữbằng cách truyền từ người này qua người khác, nơi này sang nơi khác. Hoạtđộng diễn xướng VHDG là hoạt động lưu truyền, nuôi dưỡng VHDG mộtcách hiệu quả nhất . Song cũng do đặc trưng này mà phát sinh những biến thểhay dị bản khác nhau. Cùng một tác phẩm nhưng ở những vùng khác nhau lạicó những bản ghi chép khác nhau.. Đôi khi ta lúng túng không bết nên theolối nào.Theo thiển ý của chúng tôi, cho dù trước một văn bản nào thì cái cơbản nhất là phải bám chắc vào ngôn từ đã sử dụng sau đó sẽ có so sánh đốichiếu với các văn bản khác.Ta không nên kết luận vội vàng rằng văn bản nàyđúng văn bản kia sai, mà chỉ có hay chưa mà thôi.Trên đây là một số đặc trưng loại biệt của văn học dân gian. Tìm hiểusâu những đặc trưng đó sẽ giúp ta phát hiện ra quy luật vận động của văn họcdân gian và xác định được hệ thống thể loại của văn học dân gian.Văn học dân gian có các thể loại chủ yếu như thần thoại, sử thi, truyềnthuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, tục ngữ, cadao, câu đố , vè….Trong đó có những thể loại ra đời sớm và đã một đi khôngtrở lại (thần thoại, sử thi,…), có thể loại ra đời muộn hơn và tiếp tục tồn tại,sinh thành, phát triển ( truyện cười, ngụ ngôn, câu đố).Năm 1974 trong cuốn sách Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian ViệtNam, Cao Huy Đỉnh “cố gắng theo hướng lịch sử” mà tìm hiểu “một số vấnđề về sự phát triển của văn học dân gian cổ truyền”. Tác giả chú trọng đếnnhững tác phẩm tiêu biểu cho sự tồn tại của mỗi thể loại ấy và là những cáimốc lịch sử văn học dân gian Việt Nam. Cao Huy Đỉnh viết:“Thần thoại Việt đã tiến từ suy nguyên và sùng bái các lực lượng thiênnhiên đến liên minh bộ tộc Văn Lang hình thành vững chắc. Truyện cổ tích15

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Những vấn đề văn học dân gian được đặt ra trên báo Giáo dục và Thời đại trong mười năm gần đâyNhững vấn đề văn học dân gian được đặt ra trên báo Giáo dục và Thời đại trong mười năm gần đây
    • 91
    • 1,379
    • 1
  • Đề thi HSG lớp 5 08-09 -2 Đề thi HSG lớp 5 08-09 -2
    • 5
    • 519
    • 0
  • Đề thi HSG lớp 5 08-09 -2 Đề thi HSG lớp 5 08-09 -2
    • 5
    • 73
    • 0
  • Đề thi HSG lớp 5 08-09 -2 Đề thi HSG lớp 5 08-09 -2
    • 5
    • 134
    • 0
  • Bạn có biết ngay lúc này... Bạn có biết ngay lúc này...
    • 9
    • 368
    • 0
  • 202 202
    • 4
    • 112
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.18 MB) - Những vấn đề văn học dân gian được đặt ra trên báo Giáo dục và Thời đại trong mười năm gần đây-91 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Giới Thiệu Về Báo Giáo Dục Và Thời đại