1. Lịch Sử Cây Mía Và Phát Triển Sản Xuất Mía đường Trên Thế Giới

Mía là tên gọi chung của một số loài trong loại Saccharum, bên cạnh các loài lau, lách khác. Chúng vốn là các loài cỏ, có thân cao từ 2-6 m, chia làm nhiều đốt, bên trong có chứa đường. Tất cả các giống mía trồng đều là các giống mía lai nội chi hoặc nội loại phức tạp. Ngày nay, cây mía được trồng ở nhiều nước trên giới, phân bố ở phạm vi từ 35 độ vĩ Nam đến 35 độ vĩ Bắc để thu hoạch lấy thân, sản xuất ra đường ăn (saccaroza). Ngoài ra, cây mía còn được coi là một trong sáu cây nhiên liệu sinh học tốt nhất của thế giới trong tương lai (cây mía đứng đầu, tiếp đến là cọ dầu, cải dầu, gỗ, đậu nành và tảo).

Hình 1. Vùng phân bố theo lãnh thổ của cây mía trên thế giới

1.1 Nguồn gốc

Cây mía xuất hiện trên trái đất từ thời rất xa xưa, khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền. Một số tác giả cho rằng vùng Tân Guinea là quê hương của cây mía nguyên thủy và từ đây mía được đưa đến các vùng khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, trong tác phẩm "Nguồn gốc cây trồng" của De Candelle lại viết: "Cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, rồi từ đó qua châu Phi và sau cùng là châu Mỹ" (Humbert, 1963). Trong ngôn ngữ Sankrit (tiếng phạn) các từ như Sarkara hay Sakkara chỉ tên đường ăn là bắt nguồn từ ngôn ngữ châu Á, điều đó càng khẳng định cây mía có ngruồn gốc từ đây. Khi cây mía được đưa đến trồng ở vùng Ả Rập, tên Sarkara hay Sakkara được chuyển thành Sukkar. Từ vùng Ả Rập cây mía được đưa sang Ethiopia, Ai Cập, rồi Sicilia... và những thập tự quân đưa đến Chipre. Những người Ả Rập cũng đem mía vào Tây Ban Nha, Thái tử Bồ Đào Nha Don Enrique nhập mía đem trồng ở đảo Madeira rồi từ đó chuyển đến Canarias. Ở vùng này, điều kiện khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía, và chính nơi đây đã sản xuất ra tất cả lượng đường tiêu dùng của châu Âu trong vòng 300 năm. Cây mía được đưa đến châu Mỹ trong chuyến đi thứ hai của Cristobal Colon vào năm 1493 và trồng tại đảo Santo Domingo. Cuối thế kỷ 18 ở châu Âu người ta tìm ra một loại đường mới lấy từ cây củ cải đường và từ đó đường mía và đường củ cải cùng song song phát triển (Humbert, 1963).

Cùng với cây mía là công nghệ chế biến đường mía và Ấn Độ (châu Á) là nước đi đầu trên thế giới (Nguyễn Ngộ và ctv, 1984). Ngay từ thế kỷ thứ IV, họ đã biết chế biến mật thành đường kết tinh. Từ Ấn Độ, Trung Quốc, kỹ nghệ chế biến đường mía được lan rộng sang các vùng Ả Rập, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Lúc đầu còn thô sơ, người ta ép bằng hai trục gỗ đứng và kéo bằng sức người hoặc trâu bò. Dần dần, ngành công nghiệp này ngày một phát triển. Năm 1163, Gillerme II ở Sicilia đã tặng nhà dòng San Benito một máy ép mía với đầy đủ phụ tùng. Đến thế kỷ XVI, nhiều nhà máy đường được xây dựng hoàn chỉnh hơn và sang thế kỷ XIX thì nhà máy đường hiện đại đầu tiên ra đời.

1.2 Giá trị kinh tế của mía

Mía là nguồn nguyên liệu liệu chính của ngành công nghiệp chế biến đường. Đường mía hiện chiếm trên 60% tổng sản lượng đường thô của toàn thế giới. Mía là loại cây có nhiều chất dưỡng chất như đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là đường, giúp con người thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Đường giữ một vai trò rất quan trọng trong khầu phần ăn hàng ngày của con người, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.

So sánh với một số cây công nghiệp khác, cây mía là cây trồng có nhiều ưu điểm:

- Xét về mặt công nghiệp: Mía là cây đa dụng, ngoài sản phẩm chính là đường, cây mía còn là nguyên liệu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp nghiệp như rượu, giấy, ván ép, dược phẩm, điện từ bã mía; thức ăn chăn nuôi, phân bón từ lá, ngọn mía, bùn lọc và tro lò; rỉ đường được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học, rượu, dung môi aceton, butanol, nấm men, axit citric, lactic, aconitic và glycerin, … Các sản phẩm phụ của mía đường nếu được khai thác triệt để, giá trị còn có thể gấp 3-4 lần chính phẩm (đường).

IMG

Hình 2. Các sản phẩm chính và phụ sản xuất từ cây mía

- Xét về mặt sinh học:

+ Khả năng sinh khối lớn: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn (gấp 5-7 lần so với diện tích đất) và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời (tối đa tới 6 - 7% trong khi các cây trồng khác chỉ đạt 1 - 2%), trong vòng 10 - 12 tháng, một hecta mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc, rễ để lại trong đất.

+ Khả năng tái sinh mạnh: Mía là cây có khả năng để gốc được nhiều năm, tức là một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ. Sau mỗi lần thu hoạch, ruộng mía được xử lý, chăm sóc, các mầm gốc lại tiếp tục tái sinh, phát triển. Năng suất mía cây ở vụ gốc đầu nhiều khi cao hơn cả vụ mía tơ. Ruộng mía để được nhiều vụ gốc, giá trị kinh tế càng cao (giảm được chi phí sản xuất).

+ Khả năng thích ứng rộng: Cây mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập,...), chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường, dễ thích nghi với các trình độ sản xuất từ thô sơ đến hiện đại.

1.3 Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới

Ngành mía đường thế giới phát triển mạnh từ thế kỷ thứ 16. Sản lượng đường toàn cầu phát triển nhanh theo nhu cầu tiêu thụ, đầu những năm cách mạng công nghiệp (1750-1830) chỉ khoảng 820 ngàn tấn/năm và trước thế chiến thứ nhất (1914-1918) khoảng 18 triệu tấn/năm, đến nay đã đạt trên 170 triệu tấn/năm (Bảng 1).

Bảng 1. Sản xuất và xuất nhập khẩu đường toàn cầu từ 2008/2009 đến 2012/2013

Đơn vị tính: ngàn tấn

Niên vụ

Tồn trước niên vụ

Sản xuất

Nhập khẩu

Tổng cung

Xuất khẩu

Tiêu dùng

Tồn sau niên vụ

2008/09

43.650

143.888

44.859

232.397

47.881

152.955

31.561

2009/10

31561

153.517

51.194

236.272

51.902

154.521

29.849

2010/11

29.849

161.612

51.921

243.412

56.088

156.766

30558

2011/12

30.558

170.967

48.870

250.395

57.819

160.965

31.611

2012/13

31.611

174.453

49.105

255.169

58.326

163.761

33.082

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)

Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO, 2012), hiện nay hàng năm toàn thế giới sản xuất được khoảng 1.832.541 ngàn tấn mía. Sản lượng mía toàn thế giới năm 2012 gấp 4,09 lần sản lượng năm 1961. Trong đó tăng nhiều nhất là vùng Nam Mỹ, tiếp đến là Châu Á, trong khi đó sản lượng mía ở Châu Âu năm 2012 lại có xu hướng giảm xuống so với năm 1961 (Bảng 2).

Bảng 2. Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới từ 1961 – 2012

Năm

Diện tích mía (ha)

Năng suất mía (tấn/ha)

Sản lượng mía (tấn)

1961

8.911.879

50,3

447.977.522

1962

9.023.996

48,4

436.872.640

1963

9.038.405

48,9

441.722.740

1964

9.330.371

51,5

480.849.768

1965

10.165.125

52,3

531.297.486

1966

10.375.326

51,2

531.492.823

1967

9.949.042

52,2

518.890.895

1968

9.586.121

52,8

506.091.880

1969

10.046.924

53,6

538.255.737

1970

11.113.307

54,8

608.616.105

1971

11.055.376

52,7

582.105.426

1972

10.871.074

52,4

569.105.570

1973

11.149.211

53,8

600.227.145

1974

11.932.313

54,3

648.516.497

1975

12.198.454

53,8

655.815.792

1976

12.575.275

54,6

687.207.538

1977

13.029.277

56,4

734.858.286

1978

13.690.038

56,6

774.416.858

1979

13.733.150

56,1

770.245.178

1980

13.284.827

55,3

734.489.200

1981

13.686.584

58,4

799.604.214

1982

15.055.213

60,2

907.067.880

1983

15.380.802

58,8

903.684.353

1984

15.635.479

59,5

929.768.246

1985

15.947.852

58,5

933.213.589

1986

15.826.297

59,1

934.719.186

1987

16.310.476

60,7

990.319.251

1988

16.390.040

60,6

992.982.513

1989

16.535.904

61,6

1.017.998.783

1990

17.079.401

61,7

1.052.997.497

1991

17.783.308

61,3

1.089.330.376

1992

18.151.894

61,5

1.116.324.081

1993

17.292.800

59,6

1.030.379.898

1994

17.591.927

61,9

1.089.642.360

1995

18.577.716

63,1

1.172.261.485

1996

19.417.650

63,0

1.222.851.749

1997

19.294.827

64,9

1.251.521.695

1998

19.323.787

66,0

1.275.913.967

1999

19.205.679

66,7

1.281.577.252

2000

19.397.095

64,8

1.257.458.567

2001

19.589.767

64,7

1.266.531.033

2002

20.278.516

65,8

1.334.685.808

2003

20.517.560

67,2

1.378.594.074

2004

20.154.491

66,5

1.340.919.699

2005

19.714.651

66,8

1.316.378.206

2006

20.611.509

69,0

1.421.870.349

2007

22.684.385

71,3

1.618.493.505

2008

24.085.416

72,0

1.734.998.524

2009

23.693.573

71,5

1.693.545.000

2010

23.784.059

71,8

1.707.862.934

2011

25.581.153

71,1

1.819.419.962

2012

26.088.636

70,2

1.832.541.194

1961

8.911.879

50,3

447.977.522

1962

9.023.996

48,4

436.872.640

1963

9.038.405

48,9

441.722.740

1964

9.330.371

51,5

480.849.768

1965

10.165.125

52,3

531.297.486

1966

10.375.326

51,2

531.492.823

1967

9.949.042

52,2

518.890.895

1968

9.586.121

52,8

506.091.880

1969

10.046.924

53,6

538.255.737

1970

11.113.307

54,8

608.616.105

1971

11.055.376

52,7

582.105.426

1972

10.871.074

52,4

569.105.570

1973

11.149.211

53,8

600.227.145

1974

11.932.313

54,3

648.516.497

1975

12.198.454

53,8

655.815.792

1976

12.575.275

54,6

687.207.538

1977

13.029.277

56,4

734.858.286

1978

13.690.038

56,6

774.416.858

1979

13.733.150

56,1

770.245.178

1980

13.284.827

55,3

734.489.200

1981

13.686.584

58,4

799.604.214

1982

15.055.213

60,2

907.067.880

1983

15.380.802

58,8

903.684.353

1984

15.635.479

59,5

929.768.246

1985

15.947.852

58,5

933.213.589

1986

15.826.297

59,1

934.719.186

1987

16.310.476

60,7

990.319.251

1988

16.390.040

60,6

992.982.513

1989

16.535.904

61,6

1.017.998.783

1990

17.079.401

61,7

1.052.997.497

1991

17.783.308

61,3

1.089.330.376

1992

18.151.894

61,5

1.116.324.081

1993

17.292.800

59,6

1.030.379.898

1994

17.591.927

61,9

1.089.642.360

1995

18.577.716

63,1

1.172.261.485

1996

19.417.650

63,0

1.222.851.749

1997

19.294.827

64,9

1.251.521.695

1998

19.323.787

66,0

1.275.913.967

1999

19.205.679

66,7

1.281.577.252

2000

19.397.095

64,8

1.257.458.567

2001

19.589.767

64,7

1.266.531.033

2002

20.278.516

65,8

1.334.685.808

2003

20.517.560

67,2

1.378.594.074

2004

20.154.491

66,5

1.340.919.699

2005

19.714.651

66,8

1.316.378.206

2006

20.611.509

69,0

1.421.870.349

2007

22.684.385

71,3

1.618.493.505

2008

24.085.416

72,0

1.734.998.524

2009

23.693.573

71,5

1.693.545.000

2010

23.784.059

71,8

1.707.862.934

2011

25.581.153

71,1

1.819.419.962

2012

26.088.636

70,2

1.832.541.194

Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO, 2012)

Sản lượng mía thế giới tăng trước tiên do phát triển diện tích. Trong thế kỷ 20, nhất là ở nửa sau thế kỷ, nhiều nước ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ phát triển diện tích trồng mía và công nghiệp đường để thỏa mãn nhu cầu trong nước và tìm cơ hội xuất khẩu, nhất là sau khủng hoảng thiếu đường năm 1974. Khi đó một số cây trồng kém hiệu quả hoặc bị sâu bệnh được thay thế bằng cây mía. Mía được đưa vào hệ thống luân canh với cây lúa hay cây trồng khác như ở một số nước Châu Á. Diện tích mía mở rộng đi đôi với những tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, cải tạo đất, thay đổi giống mới phù hợp trên những vùng đất mới, đất thấp úng, chua phèn, đất đồng cỏ, đất đồi mà trước đây bỏ hoang. Trong 4 thập kỷ cuối thế kỷ 20, mỗi thập kỷ diện tích mía thu hoạch trên thế giới tăng bình quân hơn 2,5 triệu ha.

Năng suất mía bình quân thế giới năm 1961 đạt 50,3 tấn/ha, đến năm 2012 đạt 70,2 tấn/ha, tăng cao hơn 39,5% (Bảng 2). Đến năm 2012, có 20 nước có sản lượng mía hàng năm đạt trên 9 triệu tấn trong đó có Việt Nam. Còn 5 nước sản xuất mía đường lớn nhất thế giới theo thứ tự là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Pakistan (Bảng 3).

Bảng 3. Top 20 Quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu thế giới năm 2012

TT

Quốc gia

Sản lượng mía (tấn)

1

Brazil

721.077.287

2

Ấn Độ

347.870.000

3

Trung Quốc

123.460.500

4

Thái Lan

96.500.000

5

Pakistan

58.397.000

6

Mexico

50.946.483

7

Colombia

38.000.000

8

Philippines

30.000.000

9

Indonesia

26.341.600

10

Hoa Kỳ

27.900.000

11

Australia

25.957.093

12

Argentina

25.000.000

13

Guatemala

21.800.000

14

Việt Nam

19.040.798

15

Nam Phi

17.278.000

16

Egypt

16.500.000

17

Cuba

14.400.000

18

Peru

10.368.866

19

Myanmar

10.000.000

20

Venezuela

9.350.000

Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO, 2012)

Phương thức tổ chức sản xuất và cải tiến kỹ thuật mà các nước đã áp dụng thành công để tăng năng suất mía là: sản xuất tập trung chuyên canh, cải thiện giống mía, hóa học hóa, thủy lợi hóa và cơ giới hóa, trong đó đặc biệt coi trọng công tác nghiên cứu khoa học. Nhưng bước sang thế kỷ 21, do độc canh cây mía với diện tích lớn, lạm dụng hóa học (phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc trừ cỏ,…), sử dụng máy móc cơ giới lớn đã dẫn đến xói mòn, thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, tăng cao giá thành sản xuất, do vậy một số nước đã và đang nghiên cứu áp dụng chế độ canh tác mía bền vững thay thế cho chế độ canh tác cũ.

Đường ăn hiệng được sản xuất tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có trên 70% sản lượng tiêu thụ nội địa. Ba nước xuất khẩu đường chủ yếu là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, chiếm 50% sản lượng và 56% xuất khẩu của thế giới (Bảng 4).

Bảng 4. Bình quân sản xuất và tiêu thụ đường mía hàng năm ở một số nước (tính trong kỳ 2007-2011)

Quốc gia

Sản xuất (1.000 tấn)

Tiêu thụ (1.000 tấn)

Xuất khẩu (1.000 tấn)

Lượng dự trữ cuối (1.000 tấn)

Bình quân tiêu thụ (Kg/người/năm)

Brazil

34.790

11.670

22.990

375

56

Ấn Độ

24.033

23.730

1.262

6.957

17

Trung Quốc*

12.737

14.270

1.508

2.597

7

Thái Lan

8.357

2.184

6.244

2.252

30

Mỹ*

7.139

10.186

2.492

1.232

32

Mexico

5.474

5.098

752

1.063

50

Úc

4.461

1.250

3.213

340

60

Nam Phi

2.192

1.603

639

144

36

Indonesia

1.964

4.760

2.764

522

16

Ai Cập*

1.760

2.743

974

445

34

Cuba

1.272

677

685

81

61

Nhật Bản*

828

2.304

1.460

326

18

Hàn Quốc

0

1.259

1.343

482

27

Thé giới*

157.452

154.167

51.473

33-894

21

Ghi chú: * có tính đường từ củ cải đường

Nguồn: Out1ook of the US and World sugar market (2012)

Bình quân tiêu thụ đường của hai nước đông dân nhất hành tinh còn ở mức rất thấp: Trung Quốc là 7 kg/người/năm và người Ấn Độ là 17 kg/người/năm. Trong khi đó tiêu thụ nhiều đường nhất thế giới là người Cuba: 61 kg/người/năm, kế đến là Úc: 61 kg/người/năm và Brazil: 56 kg/người/năm. Dự báo ngành đường Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước; Brazil, Thái Lan, Úc, Nam Phi sẽ mở rộng để xuất khẩu, trong khi Cuba và Mexico sẽ giảm lượng xuất khẩu. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc và Nhật Bản.

Không nằm trong các nước lớn về sản xuất và xuất khẩu đường, nhưng là các nước có năng suất mía bình quân cao nhất thế giới là Peru: 123 tấn/ha, Colombia: 120 tấn/ha, Nicaragua: 102,4 tấn/ha (Bảng 5).

Bảng 5. Năng suất mía trung bình mía ở một số nước vụ 2011/2012

Quốc gia

Năng suất (tấn/ha)

Quốc gia

Năng suất (tấn/ha)

Peru

123,0

Mozambique

79,6

Colombia

120,0

Thái Lan

77,3

Nicaragua

102,4

Mexico

70,0

Swaziland

98,0

Costa Rica

61,1

Guatemala

90,0

Nam Phi

60,0

Zimbabwe

85,0

-

-

Nguồn: USDA, FAO (2012)

Bảng 6. Thống kê của VN về diện tích, năng suất, sản lượng mía 1995-2019

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (Tấn/ha)

Sản lượng (Tấn)

1995

224,800

47.6

10,711,100

1996

237,000

48.2

11,430,300

1997

257,000

46.4

11,920,900

1998

283,000

48.9

13,843,500

1999

344,200

51.6

17,760,300

2000

302,300

49.8

15,044,300

2001

290,700

50.4

14,656,900

2002

320,000

53.5

17,120,000

2003

313,200

53.8

16,854,700

2004

286,100

54.7

15,649,300

2005

266,300

56.1

14,948,700

2006

288,100

58.0

16,719,500

2007

293,400

59.3

17,396,700

2008

270,700

59.6

16,145,500

2009

265,600

58.8

15,608,300

2010

269,100

60.1

16,161,700

2011

282,200

62.2

17,539,600

2012

301,900

63.0

19,015,400

2013

310,400

64.9

20,128,500

2014

305,000

65.0

19,821,600

2015

284,200

64.5

18,337,300

2016

270,616

63.6

17,211,200

2017

281,000

65.3

18,356,500

2018

269,000

66.3

17,836,500

2019

240,708

63.4

15,265,700

Nguồn: Tổng cục thống kê VN

Phụ thuộc nhiều vào mùa vụ và chính sách của mỗi quốc gia nên giá đường thế giới luôn biến động. Ví dụ: Từ cuối năm 2005 đến đầu 2006 giá đường thế giới đã tăng từ 0,12 USD/1 lb (1 lb = 0,454gr) lên 0,18 USD/1 lb do gia tăng lượng đường dùng để sản xuất ethanol ở Brazil. Tuy nhiêm đến đầu 2007, giá đường lại giảm xuống chỉ còn 0,11 USD/1 lb do gia tăng sản lượng ở các nước xuất khẩu và vì thời tiết xấu tác động đến vụ mùa cộng lượng dự trữ của các nước giảm đã đẩy giá đường tăng cao lên mức 0,27 USD/1 lb năm 2010 và 0,32 USD/1 lb vào năm 2011.

Hiện nay, Brazil và Ấn Độ là hai nước đứng đầu thị trường đường, ethanol và điện từ mía đường. 60% sản lượng mía của Brazil được dùng để sản xuất ethanol. Đáng chú ý là công nghiệp đường sẽ bị tác động nhiều bởi giá dầu, do Brazil (nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới) sẽ gia tăng sản xuất ethanol từ mía đường nếu giá dầu tăng.

Ngành mía đường thế giới rất xem trọng công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Việc tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu về cây mía trên đồng ruộng đã được con người tiến hành từ rất sớm ở Ấn Độ (1840), Java (1855), Mauritius (1869), Mỹ (1885), Hawaii (1897),… Ở Ấn Độ, Viện Lai tạo giống mía Coimbatore (thành lập 1912) đã lai tạo và tuyển chọn ra nhiều giống mía tốt với ký hiệu Co. Từ 1918 Viện đã đưa ra sản xuất giống mía lai đầu tiên Co201 thay cho giống mía Katha cũ. Rồi từ đó về sau, hàng năm Viện đều đưa ra sản xuất từ 2 - 101 giống mía mới như Co312, Co419, Co0218, Co0403, Co200012,… Chỉ tính riêng từ 1918 đến 2000, Viện đã chọn tạo và phóng thích ra sản xuất được 2.077 giống mía mới, bình quân mỗi năm phóng thích được khoản 25 giống mía mới, góp phần đưa năng suất mía bình quân ở Ấn Độ từ 45,58 tấn/ha vào năm 1961 lên đạt 64,77 tấn/ha vào năm 2009 (tăng 42,1%). Hiện nay các giống mía Co không chỉ được trồng và chiếm gần 100% diện tích trồng mía ở Ấn Độ mà còn được xuất khẩu và trồng ở nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Ở Indonesia, Trại lai tạo giống ở đảo Java được thành lập từ 1889, còn công tác lai tạo giống mía được bắt đầu từ 1893 đến 1921, trong giai đoạn này Trại đã chọn tạo được giống POJ2878 có khả năng kháng bệnh khảm lá vi rút mosaic, năng suất cao, chất lượng tốt trồng thay thế cho các giống cũ cho đến năm 1930, giúp đưa năng suất mía ở Java tăng lên 30% so với trước khi có giống mía này. Ngoài vùng Java, giống mía POJ2878 còn được trồng ở nhiều nước khác trên thế giới và là một giống mía lai điển hình, nổi tiếng nhất trong lịch sử lai tạo giống mía của thế giới.

Ở Đài Loan, công tác nghiên cứu thí nghiệm mía bắt đầu từ 1900 với việc thành lập vườn thí nghiệm mía đầu tiên. Đến năm 1906 vườn thí nghiệm mía được đổi tên thành Nông Trại thí nghiệm mía và đến năm 1973 thì thành lập nên Viện Nghiên cứu Mía Đường Đài Loan. Từ năm 1995 cho đến 2005, Viện đã chọn tạo và phóng thích ra sản xuất được 64 giống mía mới có ký hiệu từ F135 đến F178 và từ ROC 1 đến ROC 27. Những giống mía này hiện vẫn đang được trồng phổ biến tại nhiều vùng trồng mía của Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam.

Trại thí nghiệm mía Nam Phi thành lập từ 1925, trong giai đoạn đầu phát triển Trại chủ yếu thực hiện được công đoạn chọn dòng từ nguồn hạt lai do Ấn Độ cung cấp và đã tuyển chọn được các giống mía NCo (viết tắt của tên 2 địa điểm Natal – nơi tuyển chọn và Coimbatore – nơi lai tạo) như giống NCo310 (1947), NCo376 (1955),… sau đó Trại được đổi tên thành Viện Nghiên cứu Mía Đường Nam Phi và đã tự lai tạo và tuyển chọn được các giống mía lai của chính mình như N11, N12, N14, N41,… đến nay, gần như 100% diện tích mía ở Nam Phi đều trồng các giống mía N do chính họ lai tạo.

Ở Cuba, với Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba thành lập từ 1909 và cùng 9 Trại vùng đã lai tạo và tuyển chọn được nhiều giống mía mới có ký hiệu là C, My, Ja.

Ở Úc, Trung tâm nghiên cứu mía ở Queensland được thành lập từ năm 1900 với 5 Trại vùng (sau này tăng lên thành 17 trại). Năm 1951 Trung tâm được đổi tên thành Cục điều hành các trại nghiên cứu mía đường (BSES). Vào tháng 8/2003, Hội đồng bang Queensland đã quyết định và cho phép chuyển Cục điều hành các trại nghiên cứu mía đường (Bureau of Sugar Experiment Stations to BSES Limited) thành BSES limited, một tổ chức thuộc sở hữu độc quyền của những người trồng mía và các nhà máy đường Australia. Đến đầu năm 2013, BSES được sáp nhập với một số cơ quan khác đề hình thành nên Tổ chức nghiên cứu đường Úc (SRA). Từ khi thành lập đến nay, SRA đã lai tạo và tuyển chọn được hàng chục các giống mía tốt mới có ký hiệu là Q (chữ cái đầu của từ Queensland). Từ chỗ chỉ có 32% diện tích mía ở Úc được trồng bởi các giống mía Q vào năm 1950, năm 1973 tỷ lệ này dần dần được tăng lên 63% và 98% vào năm 2001, góp phần đưa năng suất mía bình quân của Úc tăng 29,3%, từ mức 62,16 tấn/ha vào năm 1961 lên đạt 80,39 tấn/ha vào năm 2009.

Xã hội loài người càng phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng cao thì giá trị kinh tế của cây mía càng được phát huy. Không những là nguyên liệu để sản xuất đường từ nhiều thế kỷ; trong thế kỷ 21, cây mía còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa phẩm, dược phẩm, chế biến côn sinh sinh học (ethanol),… Ethanol là một nguồn nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường hay hiệu ứng nhà kính đang dần trở thành nguồn nhiên liệu thiết yếu thay thế cho dầu mỏ của nền kinh tế thế giới.

Mía đường là ngành sản xuất đặc thù, không phải là ngành kinh tế vì lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế - xã hội quan trọng, do vậy các Chính phủ cần phải quan tâm, hướng dẫn phát triển cho phù với yêu cầu của xã hội.

Trong thế kỷ 21, dân số thế giối tiếp tục tăng, cuộc sống người dân ở các nước nghèo và nước đang phát triển sẽ tiếp tục được cải thiện nâng cao, mức độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tiếp tục diễn ra sâu rộng hơn, dẫn đến nhu cầu về đường và các sản phẩm phụ của đường sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt là ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao này, ngay từ đầu thế kỷ 21, ngành mía đường thế giới đã phải điều chỉnh hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp, công nghiệp để tăng hiệu quả, phát triển sản xuất bền vững, đẩy mạnh chế biến các sản phẩm phụ của công nghiệp mía đường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, hạ giá thành. Do vậy cây mía và ngành mía đường ở các nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới còn nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển sản xuất, tăng năng suất, giảm giá thành hơn cây củ cải đường ở vùng ôn đới.

Từ khóa » Cây Mía Là Nguyên Liệu Chính để Sản Xuất