Cây Mía Việt Nam Vươn Mình Qua Thách Thức
Có thể bạn quan tâm
- Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử
- Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024
- Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld
- Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam
- Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An
- Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ
- Ngành mía đường hội nhập ATIGA - người tiêu dùng hưởng nhiều lợi ích
- Mía đường: “Sân chơi” không dành cho kẻ yếu
Kỳ công từ cây mía đến hạt đường
Tại Việt Nam, mía là cây công nghiệp quan trọng để sản xuất đường – mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đồng thời là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống với mức tiêu thụ ấn tượng hơn 50% sản lượng đường thành phẩm, gián tiếp đóng góp 15% GDP cho kinh tế nước nhà.
Để tạo ra những hạt đường ngọt vị và giá trị là cả một quy trình kỳ công. Từ khâu gieo trồng đến sản xuất, từ công chăm sóc của nhà nông trên những cánh đồng, đến công tinh chế của công nhân tại nhà máy. Trải qua nhiều công đoạn, từ ép mía để lấy nước, lắng lọc và ly tâm, nhà máy mới thu được hạt đường thành phẩm.
Mía là cây công nghiệp quan trọng, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp đường, công nghiệp thực phẩm và đồ uống |
Các nhà máy đường Việt Nam hiện đang sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn đường mỗi năm, đứng thứ 4 trong khối ASEAN về sản lượng nhưng chỉ đứng thứ 2 về hiệu quả sản xuất do đa số đều gặp vấn đề về trang thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Giá thành sản xuất cao khiến đường Việt Nam vốn đang gặp bất lợi trong cuộc cạnh tranh giá “kém lành mạnh” với đường ngoại nhập lậu, nay lại càng thêm áp lực khi trực tiếp đương đầu với đường ngoại giá rẻ được nhập vào Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, nhiều nông dân từ chỗ ổn định cuộc sống trên những mảnh đất cằn cỗi nhờ cây mía, nay phải ngậm ngùi “phơi” đất ruộng hoặc chật vật chuyển đổi sang những cây trồng khác. Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng diện tích mía nguyên liệu đã giảm khoảng 30% - 60% so với các năm trước. Nhiều diện tích mía nguyên liệu bị phế canh, chuyển đổi sang trồng các loại cây hoa màu, cây ngắn ngày hoặc cây ăn quả có múi do lợi ích trước mắt về thu nhập.
Bật dậy mạnh mẽ nhờ năng lực cạnh tranh “lõi”
Theo GS.TS. Võ Tòng Xuân, năng lực cạnh tranh “lõi” của cây mía không thua kém bất kỳ cây trồng nào khác trong nền nông nghiệp nước nhà: “Bản chất cây mía là cây trồng có nhiều lợi thế và giá trị kinh tế cao. Song song đó, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp đã và đang tạo điều kiện cho sự phát triển của cây mía nói riêng và ngành mía đường nói chung. Nếu nông dân sớm thay đổi tư duy để trồng mía đúng quy trình kỹ thuật thì sẽ sớm làm giàu và sống khoẻ với cây mía”.
Thực tế chứng minh, thời gian qua tại các vùng chuyên canh mía được nhà nước và doanh nghiệp đầu tư bài bản từ khâu giống, phân bón, canh tác, thu hoạch… thì năng suất mía đã được nâng lên 80-90 tấn/ha, thậm chí là 100 - 120 tấn/ha, lấy năng suất bù diện tích. Trong khi đó, nông dân áp dụng cơ giới hóa giúp giảm đến 30-40% chi phí canh tác và chủ động hơn trong khâu thu hoạch.
Mặt khác, cây mía được xem là cây năng lượng của tương lai. Bên cạnh chính phẩm đường, các phụ phẩm từ mía và phế phụ phẩm trong sản xuất đường khá đa dạng, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ cân bằng môi trường.
Đơn cử, mật mía có thể được sử dụng để sản xuất cồn pha vào xăng sinh học (E5RON92). Trong khi đó, nhu cầu quốc tế đối với nhiên liệu sinh học ethanol không ngừng tăng cao do nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt. Song song đó, một tấn mật rỉ còn có thể cho ra một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hay có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3.800 lít rượu.
Tiếp theo, bã mía có thể làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural – nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Đây là những vật liệu thân thiện với môi trường nên rất được ưa chuộng. Bã mía còn dùng làm chất đốt tạo năng lượng sinh khối, có thể phát điện lên điện lưới quốc gia với giá mua hiện nay là 7.03 cent/KW.
Đặc biệt, bã bùn mặc dù chỉ chiếm 1,5-3% trọng lượng cây mía đem ép, nhưng có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy… hoặc làm phân vi sinh với giá bán trung bình 2.000-4.000/kg.
Sau cùng, phấn mía tưởng chừng là phế phẩm vô giá trị nhưng đã trở thành công cụ làm giàu của nông dân Việt lập nghiệp trên đất Mỹ. Ông Thomas Chín Đàm (chủ nhân Long An Farms) đã đầu tư đồng mía tại California để lấy phấn bán cho các công ty làm thuốc giảm cân. Phần mía sau khi lấy phấn được ông dập lấy nước làm ethanol để bán cho công ty dầu khí Shell.
Như vậy, theo ước tính tổng giá trị các sản phẩm phụ phẩm có thể cao hơn 2-3 lần chính phẩm đường. Với giá trị kinh tế cao và bền vững, cây mía đã và đang được đầu tư để “hồi sinh” sẽ sớm mang đến vị ngọt hơn cho người nông dân và ngành mía đường trong thời gian tới.
Ngành mía đường cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chấp nhận quy luật kinh tế thị trường Quan điểm của Chính phủ đối với ngành mía đường là chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế một cách bình... #ngành mía đường # doanh nghiệp mía đường # sản xuất mía đường # nhà máy đường Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Loạt thương hiệu quán ăn, nhà hàng nhỏ Việt Nam được quảng bá trên tòa nhà Nasdaq
- Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử
- Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024
- Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina
- Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld
- “Ông chủ Việt” hào phóng với M&A
- Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam
- EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
- Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An
- Văn Phú - Invest 2 năm liên tiếp lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Cảnh báo rủi ro xuất khẩu kính nổi sang thị trường Mỹ
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/11
- 2 “Ông chủ Việt” hào phóng với M&A
- 3 Đắn đo khả năng hấp thụ gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho giao thông
- 4 Bàn cân lợi nhuận và rủi ro của công ty chứng khoán
- 5 TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương)
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
Từ khóa » Cây Mía Là Nguyên Liệu Chính để Sản Xuất
-
Mía – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Mía Là Nguyên Liệu Chính để Sản Xuất:
-
Cây Mía Là Nguyên Liệu Chính để Sản Xuất:
-
Mía Là Nguyên Liệu Chính để Sản Xuất?
-
Cây Mía Là Nguyên Liệu Chính để Sản Xuất
-
Cây Mía - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Ngoài Sản Phẩm Chính Là đường Những Phụ Phẩm Chính Của Cây ...
-
Giải Bài 6 Trang 67 SGK KHTN 6 Chân Trời Sáng Tạo
-
1. Lịch Sử Cây Mía Và Phát Triển Sản Xuất Mía đường Trên Thế Giới
-
Bã Mía Là Gì? Những Công Dụng Tuyệt Vời Từ Bã Mía
-
Nhiên Liệu Sinh Học Từ Mía - VNEEP
-
Cách Trồng Cây Mía Và Giá Trị Kinh Tế Cây Mía đem Lại
-
[PDF] HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở TỈNH HẬU GIANG
-
Ổn định Vùng Mía Nguyên Liệu: Bài Toán Khó