1) Thế Nào Là Hai Số đối Nhau? Cho Ví Dụ? 2) Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- mai2008
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
614
- Cảm ơn
0
- Toán Học
- Lớp 6
- 10 điểm
- mai2008 - 11:08:15 31/03/2020
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
mai2008 rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lờiTRẢ LỜI
- thanhhang998
- Chưa có nhóm
- Trả lời
3154
- Điểm
49153
- Cảm ơn
4686
- thanhhang998 Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
- 07/08/2020
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Giải thích các bước giải:
1) Hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0.
VD: $3+(-3)=0$ khi đó $3,(-3)$ là 2 số đối nhau.
2) Hai số nghịch đảo là hai số có tích bằng 1.
VD: $3.\dfrac{1}{3}=1$ khi đó $3,\dfrac{1}{3}$ là hai số nghịch đảo.
3) Quy tắc cộng:
a) 2 phân số cùng mẫu số:
Giả sử có 2 phân số cùng mẫu số là: $\dfrac{a}{b}$ và $\dfrac{c}{b}$ ($b\ne 0$)
Khi đó: Tổng của 2 phân số cùng mẫu số là phân số mới có mẫu số giữ nguyên và tử số bằng tổng tử số của 2 phân số ban đầu.
$\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{b} = \dfrac{{a + c}}{b}$
Ví dụ: $\dfrac 12+\dfrac52=\dfrac{1+5}2=\dfrac62=3$
b) 2 phân số khác mẫu số:
Giả sử có 2 phân số khác mẫu số là: $\dfrac{a}{b}$ và $\dfrac{c}{d}$ ($b,d\ne 0; b\ne d$)
Khi đó: Ta quy đồng mẫu số của 2 phân số ban đầu, tổng của 2 phân số bằng phân số mới có mẫu số là mẫu số chung và tử số bằng tổng 2 tử số sau khi quy đồng.
$\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{d} = \dfrac{{ad}}{{bd}} + \dfrac{{bc}}{{bd}} = \dfrac{{ad + bc}}{{bd}}$
Ví dụ :$\dfrac13+\dfrac27=\dfrac{1.7}{3.7}+\dfrac{2.3}{7.3}=\dfrac7{21}+\dfrac6{21}=\dfrac{7+6}{21}=\dfrac{13}{21}$
$\dfrac2{15}+\dfrac43=\dfrac2{15}+\dfrac{4.5}{3.5}=\dfrac2{15}+\dfrac{20}{15}=\dfrac{2+20}{15}=\dfrac{22}{15}$
4) a) Phép trừ 2 phân số:
Giả sử có 2 phân số $\dfrac{a}{b}$ và $\dfrac{c}{d}$ ($b,d\ne 0$)
Khi đó: Ta quy đồng mẫu số của 2 phân số ban đầu, hiệu của 2 phân số bằng phân số mới có mẫu số là mẫu số chung và tử số bằng hiệu 2 tử số sau khi quy đồng.
$\dfrac{a}{b} - \dfrac{c}{d} = \dfrac{{ad}}{{bd}} - \dfrac{{bc}}{{bd}} = \dfrac{{ad - bc}}{{bd}}$
Ví dụ: $\dfrac52-\dfrac12=\dfrac{5-1}{2}=\dfrac42=2$
$\dfrac{15}4-\dfrac15=\dfrac{15.5}{4.5}-\dfrac{1.4}{5.4}=\dfrac{75}{20}-\dfrac{4}{20}=\dfrac{75-4}{20}=\dfrac{71}{20}$
$\dfrac{21}{4}-\dfrac{3}{20}=\dfrac{21.5}{4.5}-\dfrac3{20}=\dfrac{105}{20}-\dfrac3{20}=\dfrac{105-3}{20}=\dfrac{51}{10}$
b) Phép nhân 2 phân số:
Giả sử có 2 phân số $\dfrac{a}{b}$ và $\dfrac{c}{d}$ ($b,d\ne 0$)
Khi đó: Tích 2 phân số bằng phân số mới có tử số bằng tích 2 tử số ban đầu và mẫu số bằng tích 2 mẫu số ban đầu.
$\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d} = \dfrac{{ac}}{{bd}}$
Ví dụ $\dfrac12.\dfrac27=\dfrac{1.2}{2.7}=\dfrac{2}{14}=\dfrac17$
c) Phép chia 2 phân số:
Giả sử có 2 phân số $\dfrac{a}{b}$ và $\dfrac{c}{d}$ ($b,c,d\ne 0$)
Khi đó: Thương 2 phân số là tích của phân số thứ nhất với nghịch đảo của phân số thứ 2.
$\dfrac{a}{b}:\dfrac{c}{d} = \dfrac{a}{b}.\dfrac{d}{c} = \dfrac{{ad}}{{bc}}$
Ví dụ: $\dfrac12:\dfrac47=\dfrac12.\dfrac74=\dfrac{1.7}{2.4}=\dfrac78$
5) a) Tính chất của phép cộng 2 phân số:
Giả sử có 3 phân số $\dfrac{a}{b}$; $\dfrac{c}{d}$; $\dfrac{m}{n}$ ($b,d,n\ne 0$)
+) Giao hoán:
$\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{d} = \dfrac{c}{d} + \dfrac{a}{b}$
+) Kết hợp:
$\dfrac{a}{b} + \left( {\dfrac{c}{d} + \dfrac{m}{n}} \right) = \left( {\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{d}} \right) + \dfrac{m}{n}$
+) Cộng với 0:
$\dfrac{a}{b} + 0 = 0 + \dfrac{a}{b} = \dfrac{a}{b}$
b) Tính chất của phép nhân 2 phân số:
Giả sử có 3 phân số $\dfrac{a}{b}$; $\dfrac{c}{d}$; $\dfrac{m}{n}$ ($b,d,n\ne 0$)
+) Giao hoán:
$\dfrac{a}{b} . \dfrac{c}{d} = \dfrac{c}{d} . \dfrac{a}{b}$
+) Kết hợp:
$\dfrac{a}{b} . \left( {\dfrac{c}{d} . \dfrac{m}{n}} \right) = \left( {\dfrac{a}{b} . \dfrac{c}{d}} \right) . \dfrac{m}{n}$
+) Nhân với 1:
$\dfrac{a}{b} .1 = 1. \dfrac{a}{b} = \dfrac{a}{b}$
+) Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng:
$\left( {\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{d}} \right)\dfrac{m}{n} = \dfrac{m}{n}\left( {\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{d}} \right) = \dfrac{m}{n}.\dfrac{a}{b} + \dfrac{m}{n}.\dfrac{c}{d}= \dfrac{{am}}{{bn}} + \dfrac{{cm}}{{dn}}$.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar14 voteGửiHủy- Cảm ơn 16
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Số Dối
-
Số đối Là Gì - Vậy Thế Nào Là Hai Số đối Nhau - Thienmaonline
-
Số đối Là Gì Toán Lớp 6 - Thả Rông
-
Tập Hợp Các Số Nguyên, Số đối - Toán Lớp 6
-
Số đối, Phép Trừ Phân Số - Số Học 6 - Toán Lớp 6
-
Lý Thuyết Phép Trừ Phân Số, 1. Số đối. Hai Số được Gọi Là đối Nhau ...
-
Số đối, Phép Trừ Phân Số - Số Học 6 - Toán Lớp 6
-
Tìm Số đối Của Mỗi Phân Số Sau: 9/25 - Haylamdo
-
Tìm Số đối Của Các Phân Số Sau: 1/3 - Haylamdo
-
Số đối Là Gì
-
Tìm Số đối Của Các Phân Số Sau: -3/7; 6/13; 4/-3
-
Thế Nào Là 2 Phân Số đối Nhau - Lan Ha - HOC247