Số đối, Phép Trừ Phân Số - Số Học 6 - Toán Lớp 6

Số đối, phép trừ phân số

1. Định nghĩa số đối

Hai số được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0. Số đối của phân số $ \displaystyle \frac{a}{b}$ là $ \displaystyle -\frac{a}{b}$ Vì $ \displaystyle \frac{a}{b}+\left( -\frac{a}{b} \right)=0$

2. Phép trừ phân số

Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ. $ \displaystyle \frac{a}{b}-\frac{c}{d}=\frac{a}{b}+\left( -\frac{c}{d} \right)$ Kết quả của phép trừ $ \displaystyle \frac{a}{b}-\frac{c}{d}$ được gọi là hiệu của $ \displaystyle \frac{a}{b}$ và $ \displaystyle \frac{c}{d}$ * Lưu ý. Muốn trừ một phân số cho một phân số ta quy đồng mẫu rồi lấy tử của phân số bị trừ trừ đi tử của phân số trừ và giữ nguyên mẫu chung.

Số học 6 - Tags: phân số
  • Tính chất cơ bản của phép cộng phân số

  • So sánh phân số cùng mẫu, không cùng mẫu

  • Khái niệm phân số, hai phân số bằng nhau

  • Tính chất của phép nhân

  • Nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu

  • Quy tắc dấu ngoặc, tổng đại số

  • Tính chất của phép cộng các số nguyên

Từ khóa » Số Dối