10 Mẹo Hay Giúp Bạn Giao Tiếp Lôi Cuốn Và Tự Tin Hơn
Có thể bạn quan tâm
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp gây ấn tượng với đối phương. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp? Cùng điểm qua 10 mẹo giúp bạn giao tiếp lôi cuốn và tự tin hơn.
1. Xác định chủ đề trò chuyện phù hợp
Xác định rõ đối tượng, bước tiếp theo bạn cần lên list cho mình những câu hỏi mà mình có thể hỏi khi trò chuyện với đối phương. Cũng như chuẩn bị sẵn các câu trả lời nhằm đề phòng trường hợp bạn bị hỏi lại. Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương và hỏi những câu hỏi bạn đã liệt kê với nhiều cách khác nhau, có thể là bằng cách nói chuyện hài hước, cách nói chuyện nghiêm túc chẳng hạn, cách làm này giúp bạn không bị ngượng ngịu khi nói chuyện cũng như diễn tả được hết sức biểu cảm của gương mặt. Bạn nên lưu ý, trong những buổi báo cáo, hội thảo, thuyết trình bạn nên tránh những câu chuyện mang tính cà kê, dài dòng vì điều đó sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, lãng phí thời giác. Biết rõ nội dung mà mình muốn nói hay truyền đạt tới người nghe là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng giao tiếp mà bạn cần phải ghi nhớ để có thể giao tiếp thông minh và tự tin hơn.
Bạn có thể thu hút đối phương bằng kỹ năng giao tiếp như thế nào?
2. Phát âm rõ ràng chuyên nghiệp
Đứng trước một vấn đề căng thẳng nào đó hoặc do thói quen sẽ có những lúc bạn nói chuyện nhanh hơn bình thường hoặc trả lời 1 cách lắp bắp. Và càng tệ hại hơn khi bạn nói chuyện giao tiếp với mọi người mà bạn nói chuyện luyến từ, nói nhanh, lầm bầm làm cho người khác không hiểu được bạn muốn nói gì. Bạn nên học cách nói chuyện chậm rãi và cách phát âm tốt. Điều chỉnh lại giọng nói, tốc độ nói. Nếu cần, bạn có thể ngừng một chút trước khi đưa ra quan điểm nào đó.
3. Sử dụng ngôn từ có chọn lọc
Bạn nghĩ cách nói chuyện hài hước là thi thoảng sử dụng những ngôn từ thô tục, hay tiếng lóng trong suốt buổi giao tiếp, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nhé. Có thể khi bạn nói họ sẽ tủm tỉm cười, nhưng đó không phải là cách làm của một người có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, đừng để người khác đánh giá bạn qua ngôn từ bạn giao tiếp với họ. Ngoài ra khi giao tiếp bạn nên tránh những tiếng “ừm”, “à”, điều đó làm cho người nghe thấy khó chịu. Khi bạn nói một câu dài, nhiều thông tin cần thiết, cách tốt nhất là bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn, hoặc nếu cần bạn có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến để người nghe có thể dễ dàng tiếp thu hết những thông tin mà bạn truyền tải.
4. Luôn nhìn vào đối phương khi nói chuyện
Mắt luôn hướng về đối phương khi nói chuyện. Những phát thanh viên trên truyền hình như đang nói chuyện với chúng ta vì mắt họ hướng thẳng vào camera, và đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện. Phong thái nói chuyện cũng rất quan trọng, thái độ nghiêm túc rất quan trọng nhưng bạn cũng cần cho nó một chút sinh động, đừng có mà nói chuyện lúc nào cũng cứng đơ, và không được múa tay liên tục khi nói chuyện nhé. Điều cuối cùng là hãy luôn tự tin vào những điều mình nói.
5. Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể và lời nói
Để tạo ấn tượng với đối phương mỗi khi nói chuyện, bạn không nên chỉ sử dung mình lời nói, thay vào đó bạn có thể dùng ngôn ngữ cơ thể với các cử chỉ của tay, biểu cảm qua nét mặt cho cuộc trò chuyện trở nên sinh động. Đôi khi chỉ một động tác nhỏ như cái khua tay hay đơn giản một cái diễn đạt trên khuôn mặt còn hiệu quả hơn khi ta đứng thuyết trình cả buổi mà chỉ dùng lời nói không có miêu tả thực tế. Một điều cần lưu ý là về âm lượng của giọng nói. Phải biết là mình đang nói chuyện trong vị trí như thế nào để điều chỉnh âm lượng cho phù hợp. Nếu cuộc trò chuyện chỉ có hai người, nói to quá sẽ khiến đối phương sẽ khó chịu và có cảm giác như hắt nước vào người ta. Còn nếu là trong một buổi thuyết trình trước đám đông, nói to, dõng dạc, giọng truyền cảm là một điều bắt buộc. Tuy nhiên trong trường hợp nào cũng phải nói chậm rãi, từ tốn tránh nói nhanh mà người nghe không hiểu được vấn đề mình cần truyền đạt.
6. Đưa ra những dẫn chứng hay ví dụ minh họa
Trong các cuộc trò chuyện ấn tượng không thể thiếu các ví dụ minh họa. Cách đưa ra dẫn chứng là một kỹ năng hấp dẫn người nghe. Không bắt buộc ví dụ đưa ra phải có nội dung chính xác nhưng phải liên quan đến nội dung cuộc trò chuyện. Đôi khi chỉ là những ví dụ hài hước để cuộc nói chuyện tránh sự tẻ nhạt. Nhưng thật cần thiết các ví dụ được đưa ra phải khéo léo trong sự dẫn dắt nêu không thì sẽ có sự “vô duyên” xảy ra, rồi thì râu ông nọ sẽ cắm sừng bà kia. Một người có kỹ năng giao tiếp thông minh sẽ phải biết là người nghe cần gì để có những ví dụ ấn tượng bắt tai vì mục đích cuối của người nói cũng chỉ là thuyết phục người nghe. Để trở thành một người có kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn trong cuộc sống và nơi làm việc, bạn có thể đăng ký ngay khóa học Kỹ năng giao tiếp ứng xử dành cho ngừời đi làm tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn.
Video giới thiệu khóa học Kỹ năng giao tiếp ứng xử dành cho người đi làm
7. Thành thạo trong nghệ thuật tán gẫu
Không ai mong muốn bạn nói chuyện về chính trị hoặc chiến lược kinh doanh khi bạn mới gặp khách hàng trong lần đầu tiên. Thông thường bạn được khuyến khích có những cuộc tán gẫu hoặc "cuộc nói chuyện nhỏ", cái mà được định nghĩa là cuộc nói chuyện thân thiện về những việc không quan trọng.
Mặc dầu việc tán gẫu là quan trong - bởi vì nó giúp đối phương thoải mái - nhưng ít người thành thạo trong nghệ thuật bắt chuyện tán gẫu. Thường hơn cả, người ta có hướng đi vào những đề tài nhạt nhẽo như thời tiết và họ đã ăn gì vào buổi trưa. Cũng đủ để nói rằng, đối phương sẽ cảm thấy buồn chán khi cuộc nói chuyện chấm dứt.
Nên nhớ rằng mục đích của cuộc tán gẫu là tìm ra những điểm chung giữa bạn và đối phương. Vì thế, bạn nên phát triển những đề tài ví dụ như về nơi bạn ở, công việc bạn làm và tính cách của bạn. Nó không chỉ thiết lập cơ sở chung mà bạn còn có thể tạo cho đối phương thoải mái.
8. Hãy để mọi người nhìn nhận như một người uyên bác
Mọi người bị lôi cuốn vào những người có vẻ như uyên bác, hiểu biết nhiều. Bạn có thể thu thập kiến thức từ người phụ đạo, xem phim và tham gia những hội nghị, đó chỉ là một vài ví dụ.
Nguồn kiến thức của tôi chủ yếu từ sách vở. Sách vở cung cấp cho tôi một lượng kiến thức dồi dào, và bằng cách đọc sách về những người nổi tiếng, bạn có thể tìm ra những bí quyết về sự thành công hoặc nguyên nhân họ thất bại. Như người ta đã nói: "Học lịch sử để bạn không trở thành lịch sử."
Một lợi ích khác của việc đọc sách nhiều là bạn có thể tạo ra những cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa một cách tự nhiên với những người bạn vừa gặp.
Nói chung, người ta bị hấp dẫn vào những người uyên bác, đặc biệt trong những lĩnh vực mà họ quan tâm.
9. Được nhìn nhận như một cầu nối
Những người được nhìn nhận có quan hệ rộng rãi là "những cục nam châm". Quan hệ là rất quan trọng trong bất kể ngành nghề mà bạn đang làm. Người ta cho rằng mọi người cần những "cầu nối tốt", bởi vì trong thế giới hiện tại những người biết được người "thích hợp" sẽ làm việc nhanh hơn, đặc biệt trong những trường hợp nguy cấp.
Nhiều người nhận ra sự cần thiết cho sự quan hệ nhưng ít người dành thời gian để giữ liên lạc. Nếu bạn là một trong những người bỏ danh thiếp qua một bên sau những cuộc hội nghị, hãy bắt đầu học kỹ năng sống này từ những người thành công - họ được nổi tiếng về việc ghi chú những ghi nhận vào những danh thiếp, do đó họ sẽ ghi nhớ những người mà họ đã gặp qua.
Một thói quen tốt khác nữa là gởi thư điên tử hoặc tin nhắn trong vòng 24 giờ sau mỗi cuộc gặp gỡ. Nó sẽ giúp đối phương ghi nhớ bạn khi anh ta có dự án mà cần đến kỹ năng của bạn.
10. Làm giống lời nói và cách ứng xử của đối phương
Con người bị thu hút vào những người mà giống họ. Nếu bạn đã làm cha mẹ thì sẽ biết rằng bạn tư nhiên cưng chiều đứa con giống hoặc giao tiếp ứng xử giống bạn. Bạn có thể giận dữ đôi khi về cách ứng xử của đứa trẻ và la mắng chúng, nhưng cuối cùng bạn thường bảo với mọi người (một cách hãnh diện) rằng chúng "rất" giống bạn. Nếu bạn làm theo lời khuyên này bạn sẽ cảm thấy rất dễ kết bạn và những mối quan hệ của bạn sẽ có hiệu quả hơn.
> Những điều bạn nên biết về chỉ số MQ
> Kỹ năng lập kế hoạch có thực sự quan trọng?
Theo Careerbuilder.vn
Từ khóa » Sự Lôi Cuốn
-
Sự Lôi Cuốn Là Gì? Kỹ Năng Lôi Cuốn Trong Giao Tiếp Bậc Thầy
-
SỰ LÔI CUỐN - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Kỹ Năng Giao Tiếp: Sự Lôi Cuốn.
-
Lôi Cuốn - Wiktionary Tiếng Việt
-
Phong Cách Lãnh Đạo Lôi Cuốn (Charismatic Leadership) Là Gì?
-
SỰ LÔI CUỐN Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Những Bí Quyết Tạo Sự Lôi Cuốn Cho Bài Thuyết Trình - MangoAds
-
3 Yếu Tố để Tạo Nên Một Con Người đầy Lôi Cuốn
-
Cách để Trở Nên Lôi Cuốn - WikiHow
-
Từ điển Tiếng Việt "lôi Cuốn" - Là Gì?
-
Bật Mí Cách Nói Chuyện Thu Hút Lôi Cuốn Ai Cũng Muốn Nghe - Unica
-
9 đặc điểm Của Người Có Khả Năng Lôi Cuốn đặc Biệt - VnExpress
-
Sự Lôi Cuốn Của Các Mẫu đèn Thả Thông Tầng