Kỹ Năng Giao Tiếp: Sự Lôi Cuốn.

Kỹ năng giao tiếp: Sự lôi cuốn.

Trong giao tiếp, mức độ cảm tính nhận được giữa người với người gọi là: “Sức lôi cuốn ”. Người có sức lôi cuốn mạnh sẽ được người khác đặc biệt thích thú khi giao tiếp. Vậy sự lôi cuốn trong giao tiếp bao gồm những yếu tố khác biệt nào? Và đâu là bí quyết? Trong xã hội, hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người, già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, đủ mọi thành phần, đủ mọi nghề nghiệp, không kể hết được. Bạn có nhận thấy không, trong số những người ấy có một số người luôn được mọi người yêu mến, dù là người lớn hay trẻ em, ai cũng rất thích tiếp xúc, chuyện trò với người đó. Vậy ở đây bí quyết là gì? Trong giao tiếp, mức độ cảm tính giữa người với người, tâm lý học gọi là: “Sức lôi cuốn con người”. Một người được những người tiếp xúc đặc biệt thích thú chứng tỏ sức lôi cuốn của người đó rất mạnh. Vậy thì, sức lôi cuốn của con người trong giao tiếp bao gồm những yếu tố gì? Các nhà tâm lý học chia các yếu tố đó ra làm hai phần: Sự lôi cuốn từ bên trong và sự lôi cuốn từ bên ngoài. Sự lôi cuốn từ bên ngoài: Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn bên ngoài có thể kể như: Nét mặt, thân hình, giọng nói, cử chỉ, phong cách trang phục, ngôn ngữ cơ thể….Yêu cái đẹp là bản tính của con người. Khuôn mặt xinh đẹp, thanh tú, ngoại hình cân đối, hấp dẫn, trang phục thanh nhã, lịch sự, làm cho mọi người dễ chịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, tức là dễ làm cho người ta vui thích có cảm tình. Nhưng hình thức không phải là tất cả, cần phải biết đánh giá bản thân để hiểu rõ giá trị cơ thể của bạn, tránh sai lầm dẫn đến việc tự đánh giá thấp bản thân. Sự lôi cuốn tự bên trong: Tuy nhiên, càng tiếp xúc lâu, sự lôi cuốn tự bên trong càng lúc càng đóng vai trò quan trọng. Nó chủ yếu do từ năng lực, nhân cách, nhiệt tình, tâm hồn lạc quan, thái độ vui sống, biết lắng nghe, biết thông cảm, tinh tế, khéo léo… tạo nên. Sức lôi cuốn bên trong có thể bù lại chổ khiếm khuyết của sự lôi cuốn bên ngoài. Đặc biệt, sự lôi cuốn tự bên trong có sức cuốn hút sâu sắc và lâu dài. Các nhà tâm lý học nhận định rằng, con người ai cũng thích những người thưởng cho mình và ghét những người trừng phạt mình. Bởi lẽ những kích thích mang tính chất ban thưởng như tươi cười, tôn trọng, tán đồng, thông cảm, khôi hài, chân thật…đưa lại cảm giác vui vẻ, phấn khởi. Còn những điều mang tính chất trừng phạt như cáu gắt, lạnh nhạt, ca cẩm, kiêu căng, xỉa xói…làm cho con người chán ghét, buồn phiền, cuối cùng dẫn tới tình trạng căm ghét, xa lánh. Tóm lại, vấn đề thật rõ ràng và đơn giản, hầu như ai cũng biết: Để trở thành người được yêu mến, có sức cuốn hút trong giao tiếp xã hội, điều cần thiết phải là người luôn cố gắng đem lại niềm vui cho người khác một cách tự nhiên, chân thành và nhân ái. Đó chính là người được người khác yêu mến nhất! Điểm mấu chốt cuối cùng không thể thiếu là: HÃY THỰC HIỆN! Không chỉ là hiểu biết lý thuyết suông, bạn hãy triển khai thực hành thật sự: Vui vẻ một cách tự nhiên và chân thành với mọi người. Bạn sẽ được thêm niềm vui, trở thành một người bạn tuyệt vời và giúp cho hạnh phúc trãi rộng hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ là một phần của thế giới tươi đẹp hơn. 10 điều phái nam nên có để được mến mộ. Mặc dù phái nam không mất nhiều thời gian cho hình thức như phái nữ, nhưng đàn ông cũng rất quan tâm đến sự cuốn hút của mình. Vì thế, 10 điều phái nam nên có để tăng cường sự hấp dẫn của mình, để trở thành người đàn ông chin chắn, có trách nhiệm, như sau: 1) Sự tự tin, tố chất cần phải có để thành công. Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Sự tự tin cũng sẽ làm nền tảng và phát triển cho lòng tự trọng, đức khiêm nhường. Vì thế, sự tự tin có một sức lôi cuốn rất đặc biệt, cho dù bạn còn trẻ chưa có sự nghiệp gì nổi bật. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ sự tự tin với tính khoác lác, hợm mình. 2) Công bằng và dịu hòa, tính cách tạo nên sự tin cậy cho mọi người. Trong giao tiếp, tuyệt đối tránh sự phân biệt đối xử: chỉ dịu dàng, lịch sự với riêng một số phái nữ mà mình cho là đẹp, thô lỗ với những người còn lại. Phụ nữ rất nhạy cảm, họ nhận ngay ra ý đồ giả dối muốn lợi dụng của bạn. 3) Hình thức lịch sự, không phù phiếm. Những bộ quần áo đắt tiền, hoa mỹ không phải lúc nào cũng đều được ưa chuộng nếu dùng không đúng nơi, đúng chổ. Quần áo nên tương thích với nghề nghiệp, địa vị của mình. 4) Kiên cường, tính cách đặc trưng ở đàn ông. Không nên tỏ vẻ cao đạo, thường hay chê bai sẽ tạo nên tâm trạng ảm đạm, tiêu cực. Chỉ một chút thời tiết xấu, “trời nóng quá”, “mưa hoài” v.v…đã than thở không chịu được, thì làm sao bạn có thể được đánh giá là người đàn ông kiên cường? 5) Trách nhiệm, phẩm chất tốt đẹp. Trong đàn ông, không ít người khi bị thất bại hoặc mắc sai lầm nho nhỏ cũng tìm mọi lý do biện bạch, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Không dám nhận trách nhiệm, đổ thừa, đó chỉ là thái độ sợ khó khăn, bản lỉnh kém cõi mà thôi. 6) Linh hoạt, sáng tạo. Nếu thật sự muốn để người ta biết ưu điểm của mình thì không nên khoe khoang tri thức uyên thâm, chỉ có một vấn đề mà có đến vài mươi đáp án, người khác sẽ thấy chán vì không thể hiểu nổi, cho dù đúng thì cũng đã lạc đề.Nhưng về hình thức, lại cần sự linh hoạt: Ví dụ về màu sắc trang phục, không nên cố chấp mặc mãi một màu. Dễ bị đánh giá là người thủ cựu, hẹp hòi. 7) Quả quyết, không do dự. Không ai có thể tin rằng người đàn ông hay do dự, thiếu quyết đoán là người đàn ông đáng tin cậy. Ví dụ trong việc hẹn hò bạn gái chẳng hạn, bạn do dự trong việc chọn nhà hàng, do dự mãi không quyết định được, thì ai lại không chán ngán? 8) Chu đáo, biết giữ lời hứa. Người đàn ông chu đáo thì biết giữ lời hứa, thành thật, thẳng thắn và thực tế. Tuy nhiên, sự chu đáo không phải là lắm chuyện, thích xen vào chuyện của người khác dù là để giúp đỡ. 9) Tự lập, không ỷ lại. Có tính cách độc lập, biết nói “không” khi cần thiết. Không dựa dẫm và dám phát biểu ý kiến riêng của mình. Không tỏ ra bàng hoàng lo lắng khi gặp sự cố trong công việc và đời sống. 10) Không dễ dàng chấp nhận thất bại. Không dễ dàng chấp nhận thất bại, cho dù là thất bại trước mắt không thể tránh khỏi, thì cũng phải ứng biến. Không xoay chuyển được tình thế hoàn toàn thì cũng phải chọn phương thức đỡ tổn hại nhất. Đó là người đàn ông bản lĩnh, kiên định và chin chắn. Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh: Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định trong thành công của một thương vụ lớn. Không đơn thuần chỉ là nói cho hay, giao tiếp còn bao gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thái đến cách xử sự trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng khác nhau. Nói cho hay, cử chỉ thu hút, phong thái đĩnh đạc và còn rất nhiều phẩm chất khác để cấu thành một con người giỏi giao tiếp. Trong phạm vi của bài viết này, Hiếu Học không thể trình bày thấu đáo các vấn đề của nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh, mà chỉ là những ghi chú giúp các bạn khởi nghiệp dễ dàng hơn. Ngoại hình Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong một mối quan hệ. Ngoại hình chính là công cụ để bạn tạo thiện cảm với mọi người từ cái nhìn đầu tiên. Trong giao tiếp kinh doanh, ngoại hình càng đóng vai trò quan trọng để bạn thể hiện bản sắc của mình ngay lần đầu gặp mặt. Bạn không cần có một khuôn mặt khôi ngô, xinh đẹp, một vóc dáng người mẫu mà lựa chọn trang phục và các phụ kiện đi kèm một cách khéo léo mới chính là điểm then chốt để thể hiện cá tính của bạn. Chọn trang phục phù hợp dáng người, phù hợp môi trường gặp gỡ, gọn gàng, thơm tho, những phụ kiện đi kèm như túi xách, đồng hồ, điện thoại không quá lòe loẹt, rối rắm sẽ thể hiện bạn là một doanh nhân trẻ đầy chuyên nghiệp và tự tin. Lời nói Ngôn ngữ là công cụ cơ bản để giao tiếp, truyền thông tin giữa mọi người. Ngữ điệu trong giọng nói cần được sử dụng hợp lý với từng môi trường, từng đối tượng khác nhau. Bạn hãy luôn nhã nhặn với phụ nữ, khẳng khái khi trình bày vấn đề của mình và dõng dạc khi tuyên bố một quyết định. Ngẫu hứng trong lời nói là điều nên có với một doanh nhân. Một câu bông đùa, một mẩu chuyện hài hước đúng với bản chất công việc sẽ làm không khí thêm phần thoải mái và đối tác, khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu, cảm mến và từ đó tin tưởng bạn. Ngôn ngữ cơ thể Là một phần không thể thiếu trong đời sống giao tiếp của con người, ngôn ngữ cơ thể nhiều khi còn có sức mạnh hơn tất cả kỹ năng khác trong nghệ thuật giao tiếp. Ánh mắt, nụ cười hay cái hất tay có thể truyền đạt đến người nghe một lượng thông tin đi kèm cảm xúc mà không có công cụ giao tiếp hay thông tin nào có thể làm được. Một nụ cười thể hiện sự đồng ý, cái liếc mắt lém lỉnh tạo sự thiện cảm, hay mím miệng thể hiện sự bất đồng một cách nhẹ nhàng. Vẻ mặt nhiều khi có sức thuyết phục hơn là hàng giờ diễn thuyết. Cử chỉ nhiều khi đều nằm trong bản năng con người. Trong môi trường giao tiếp hàng ngày, một tật xấu như cắn móng tay, vân vê nút áo có thể làm trở nên cá tính, khó quên và dễ mếm trong mắt người thân, nhưng là doanh nhân, tất cả tật xấu ấy là điều nên tránh vì những tật xấu ấy nói lên sự lúng túng, thiếu tự tin của bạn. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn. Sự chuẩn bị Giao tiếp mặc dù là kỹ năng ứng xử, nhưng sự chuẩn bị cho các tình huống giao tiếp là hết sức cần thiết. Trên thực tế, phần lớn các tình huống giao tiếp thông minh của các doanh nhân là do đã chuẩn bị tinh thần hoặc kinh nghiệm để lại. Hiếu Học đã nói đến ngoại hình, lời nói, cử chỉ, những kỹ năng cơ bản của nghệ thuật giao tiếp. Tất cả đều cần sự luyện tập và chuẩn bị thật kỹ càng. Chuẩn bị trang phục đến một hội thảo lại khác một buổi tiệc tùng, lời nói trên bục thuyết trình lại khác lời nói trên bàn nhậu, cử chỉ khi tiếp xúc khách hàng khác xa khi chính bạn là khách hàng quan trọng của đối tác. Trên tất cả, để có được một buổi thương thảo thành công, một buổi tiệc tùng gây nhiều ấn tượng, bạn cần chuẩn bị một tâm lý thật vững vàng nhưng thoải mái. Làm sao bạn có thể giao tiếp thành công khi bạn còn mang ý nghĩ thua kém đối tác hay không thiện cảm với khách hàng của mình. Tinh thần phấn chấn, nhiều cảm hứng sẽ là xúc tác để bạn có những cái bắt tay đầy tự tin, những câu bông đùa khôn ngoan, phong thái đĩnh đạc hay đơn giản là trao danh thiếp đúng thời điểm. Tất cả sẽ làm nên hình ảnh một doanh nhân đáng tin cậy. Kỹ năng giao tiếp - Hành trang của người thành công alt Một doanh nhân thành công khi chiếm được sự đồng tình của khách hàng. Một nhà quản lý hiệu quả khi biết nghe nhân viên nói và biết nói nhân viên nghe. Kỹ năng giao tiếp chính là hành trang không thể thiếu của một người thành công. Trong môi trường kinh tế xã hội phát triển đầy cạnh tranh như ngày nay, chuyên môn giỏi, hết mình với công việc chưa đủ để mang lại cho bạn một vị trí xứng đáng. Mỗi người cần phải nỗ lực làm việc, học hỏi thật nhiều trên con đường xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Nhưng cho dù có chất cả núi kiến thức trong bụng, đổ hàng tấn công sức cho công việc mà không có sự trao đổi thông tin với mọi người, không có sự giúp đỡ hay nhất là không có sự tin tưởng của người khác, bạn cũng khó gặt hái được thành công. Kỹ năng giao tiếp ngày càng là bí kíp không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại. Một kỹ sư cơ khí giỏi có thể sẽ mãi là kỹ sư nếu không trình bày rõ ràng những phương án sản xuất mới của mình. Một nhà kinh tế học sẽ không được trọng dụng nếu không làm người khác hiểu được những chiến lược kinh doanh mới. Và hơn thế nữa, người quản lý càng cần có kỹ năng giao tiếp để thông tin giữa nhân viên và cấp quản lý được trao đổi một cách hiệu quả. Người ta có thể dễ dàng tìm được một bảng điểm, một học bạ đầy ắp điểm giỏi ở rất nhiều trường ĐH trên toàn quốc, nhưng làm sao biết được đằng sau những dấu son trên tờ giấy học bạ ấy là con người như thế nào. Trong học tập, học sinh phải chăm chỉ làm bài tập. Trong công việc, người ta cần có kiến thức chuyên môn tốt để làm tốt những công việc được giao. Trong cuộc sống, người ta muốn được nhiều người yêu mến. Thế nhưng, nếu không có kỹ năng giao tiếp, làm sao một học sinh có thể trình bày thắc mắc với thầy cô giáo, làm sao người ta trình bày những sáng tạo của mình trong công việc, làm sao người ta biết cười để chiếm lấy tình cảm của mọi người? Kỹ năng giao tiếp thật sự là miếng ghép quan trọng nhất trong bức tranh thành công của mọi cuộc đời. Lợi ích của kỹ năng giao tiếp rõ ràng đến nỗi không ai là không hiểu. Nhưng có một kỹ năng giao tiếp tốt thật ra lại là điều khó đạt được. Ta vẫn thường bắt gặp hình ảnh cãi vã giữa hai người đàn ông mặc quần tây áo sơmi chỉ vì một va chạm nhỏ trong giao thông thay vì một câu xin lỗi hay phàn nàn nhỏ nhẹ. Nhớ lại thời đi học, hình như bản thân ta vẫn hay ấp úng ngại ngùng mỗi khi giơ tay phát biểu một điều mình biết rõ. Một tập thể cũng có thể bị chia rẽ chỉ vì một câu nói không khéo, một cử chỉ chưa đẹp của một thành viên. Hai người có thể mãi mãi không hiểu nhau chỉ vì không với tay chào khi tình cờ gặp ở đâu đó. Với tầm quan trọng của giao tiếp, ngày nay, đã có những khóa học về kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, trong công việc được đăng tải trên hieuhoc.com. Thế nhưng, cái cơ bản của kỹ năng giao tiếp đến từ những điều rất nhỏ nhặt trong cuộc sống. Thay vì sai khiến, hãy dùng một lời nói nhỏ nhẹ đi kèm một nụ cười, cái bạn nhận được không chỉ là sự giúp đỡ mà còn là sự sẵn lòng của người khác. Chủ động vẫy chào khi gặp người quen để họ biết bạn luôn muốn gặp họ. Thay vì cằn nhằn vì phải chờ đợi trong một cuộc hẹn, hãy biết lắng nghe lí do của người đến trễ. Luôn chào tạm biệt với mọi người khi ra về. Tập suy nghĩ trước khi nói để không nói những điều ngớ ngẩn.Thay vì lí nhí, hãy nói to rõ những kế hoạch, những dự định của mình để chứng tỏ lòng tin của bạn trước rồi sếp sẽ tin bạn như chính bạn tin ở bản thân… Còn nhiều lắm những “tuyệt chiêu” để bạn chứng tỏ bản thân, “PR” những ưu điểm của mình. Trong kinh tế quan niệm rằng, đồng tiền phải chảy thì nó mới sinh sôi. Còn trong cuộc sống, thông tin phải trao đổi thì mới sinh tình cảm, sinh quan hệ và cụ thể hóa ý tưởng thành hiện thực. Trong phạm vi của bài viết, Hiếu Học chỉ xin giới thiệu rất sơ lược về kỹ năng giao tiếp như là một công cụ để trao đổi thông tin, tình cảm với mọi người trong mọi mặt của cuộc sống, từ quan hệ xã hội đến công việc. Kỹ năng giao tiếp là vấn đề lớn, bao gồm nhiều kỹ năng nhỏ không chỉ đơn giản là nói cho hay, như giao tiếp bằng miệng, bằng tai, bằng cử chỉ, văn bản, giao tiếp trong kinh doanh, trong công việc, trong học hành và trong từng ngành nghề cụ thể, và Hiếu Học sẽ giới thiệu đến các bạn trong thời gian sắp tới. “Đừng đợi người khác khám phá bạn, hãy chỉ cho người ta thấy giá trị của con người bạn.” Kỹ năng sử dụng điện thoại trong giao tiếp Ngày nay, kỹ năng giao tiếp được đánh giá rất cao, dù là trong các hoạt động hàng ngày hay trong công việc kinh doanh. Một khía cạnh nhỏ trong lĩnh vực giao tiếp mà chúng ta ít khi để ý đến, chính là việc giao tiếp qua điện thoại.Lợi ích lớn nhất và dễ thấy nhất của việc sử dụng điện thoại trong giao tiếp hỗ trợ cho việc gặp mặt trực tiếp và chuyển thông điệp một cách nhanh chóng. Tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách liên hệ trước , nắm bắt thông tin bằng cách gọi điện thoại là những gì mà điện thoại mang lại cho bạn. Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng phương tiện này, chúng ta có thể gây được ấn tượng tốt đẹp với người khác, tạo ra sự hài lòng và tình cảm gắn bó nơi đối tác. Quá dễ dàng để chúng ta nhấc máy lên và gọi cho người khác. Thế nhưng có rất nhiều người quên mất việc giao tiếp qua điện thoại cũng có những quy tắc, văn hóa chung.Và người khác hoàn toàn có thể đánh giá sai về bạn hoặc nội dung cuộc gọi trong 1 phút, mà thậm chí chưa hề gặp mặt hay lắng nghe bạn nói gì. Vì thế, kỹ năng sử dụng điện thoại là điều mà bạn không nên bỏ qua. Dưới đây là một vài lưu ý cơ bản cho bạn để tự tin hơn khi thực hiện một cuộc gọi. Nếu bạn là người gọi điện thoại, bạn nên:
  • Giới thiệu những thông tin cơ bản về bản thân hoặc công ty mà mình đại diện. Trình bày sơ lược về mục đích cuộc gọi. Mọi người thường có xu hướng đề phòng và không thoải mái khi nói chuyện với người lạ qua điện thoại. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của cuộc điện thoại.
  • Quan tâm đến thời gian và thời điểm gọi. Trừ trường hợp bất khả kháng, tránh gọi cho người khác trước 6h sáng và sau 10h đêm. Giờ nghĩ trưa cũng không phải là lúc thích hợp để bạn bắt đầu trình bày một vấn đề với ai đó. Khi nói chuyện với người khác, việc tìm một không gian yên tĩnh là rất quan trọng. Bạn không thể duy trì một cuộc gọi khi liên tục bị ngắt quãng bởi tiếng ồn và sự mất tập trung.
  • Chuẩn bị đầy đủ nội dung cần trao đổi với khách hàng. Những thông tin như số liên lạc, địa chỉ, giá cả, thời gian cần được trao đổi một cách chính xác và nhanh chóng. Đừng bắt khách hàng phải chờ đợi bạn tìm tòi những thứ đó từ đống tài liệu dài cộp, hay phải gọi lại lần nữa để đính chính.
  • Cố gắng thể hiện một giọng nói rõ ràng và truyền cảm. Lời nói cần ngắn gọn, súc tích, truyền đạt đủ nội dung cần nói. Bạn có thể tưởng tượng rằng mình đang đứng trước mặt người nghe, và sử dụng hết khả năng biểu cảm để thể hiện thành ý của mình. Việc hình dung họ đang nhìn chúng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc gây cảm xúc bằng chính thái độ và sự ứng xử của mình.
Nếu bạn là người nghe điện thoại, bạn nên:
  • Chú ý đến câu chào đầu vì chính câu nói đầu tiên sẽ tạo được thiện cảm cho người nghe. Thông thường, chúng ta có thể nói “Đây là.... xin kính chào quí khách” hoặc “ Tôi là…. Xin chào bạn…”
  • Tỏ ra nồng nhiệt, quan tâm và ngọt ngào khi nghe điện thoại. Điều này giúp người gọi thoải mái và dễ dàng giao tiếp với bạn hơn.
  • Luôn chú ý đến người gọi, biết đặt những câu hỏi và trả lời một cách chính xác. Điếu này giúp bạn ghi nhận thông tin tốt nhất, tạo hiệu quả cho cuộc trao đổi. Việc lắng nghe và tỏ ra mình đang lắng nghe làmột phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp. Bạn có thể khéo léo dùng những yếu tố kích thích quá trình nói của người gọi : dạ, vâng...
  • Tóm tắt nội dung cuộc nói chuyện sau khi nắm được những thông tin quan trọng. Hỏi lại khi cảm thấy thông tin nào đó là quan trọng hoặc là cần thiết phải kiểm tra lại. Luôn ghi chép hoặc thu âm nếu cảmthấy cần.
  • Xin lỗi và thương lượng khéo léo nếu bạn cần chấm dứt cuộc trò chuyện để giải quyết một công việc khác. Mong người gọi chờ máy, hoặc hứa rằng bạn sẽ gọi lại ngay khi có thể , tùy vào trường hợp. Khi cảm thấy cuộc gọi quá dài và bạn muốn chấm dứt nó, hãy cố gắng ứng xử một cách khéo léo và tế nhị nhé.
Kỹ năng giải quyết vấn đề. Mong muốn kết quả học được tốt hơn, chúng ta thường quan tâm đến cách làm thế nào để học nhanh hơn, nhiều hơn với công sức ít nhất. Nhưng kỹ năng giải quyết vấn đề thì không được lưu tâm đúng mức. Vì thế, hầu hết các phương cách để học được hổ trợ với kỹ thuật hiện đại chỉ chú trọng giúp bạn thu thập kiến thức nhiều hơn, có thể học nhanh hơn nhưng ít xem xét đến cách học như thế nào để bạn có thể suy nghĩ nhanh hơn, hiệu quả hơn khi giải quyết vấn đề. Nhiều người trong chúng ta nhớ biết được rất nhiều thứ, nhưng chưa bao giờ cho nó cơ hội để thử xem chúng ra sao. Vậy cách học nào là cách học cần quan tâm thêm để chúng ta có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn, hiệu quả hơn? Học phải đi đôi với hành: Khi bạn thực hành điều đã học, bạn được học thông qua kinh nghiệm trực tiếp, có được cảm giác thực sự về các tình huống, hiểu rõ và nắm bắt được các chi tiết tinh vi, có đươc sự tự tin…mà cái học lý thuyết hiếm khi nào có được. Khi thực hành, bạn phải mất thời gian cho thực tập để nhớ một kỹ năng, nhưng sau đó nó được lưu trữ vĩnh viễn. Như vậy, càng có nhiều kinh nghiệm, bạn càng học được nhiều, càng hiểu biết nhiều. Có nghĩa là bạn càng có thể làm nhiều hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, dễ dàng giải quyết vấn đề hơn.Ôn lại những bài học và những kinh nghiệm: Sự ôn lại có thể giúp bạn đánh giá bạn đã làm tốt đến mức nào, bạn đã học được bao nhiêu, những điều gì cần thực hiện để thay đổi. Khi ôn lại, bạn có thể quan sát và học hỏi tự xung quanh: Những điều người khác nói, những điều người khác làm…. Quan trong là làm sao cho những điều bạn học được thích nghi với những điều mà bạn đã biết. Cố gắng ôn lại bằng sự tự hỏi như: “Cái gì tôi đã làm tốt và không được tốt? Tôi có thể làm gì và nên làm gì khác hơn cho lần sau? Quan sát chính bản thân bạn ngay vào những thời điểm đó, nhận thức những gì diễn ra trong tư tưởng của bạn. Cách học suy ngẫm này có thể gọi là “Học cách suy nghĩ trong suy nghĩ”, bạn sẽ có nhiều cơ hội để học trong từng khoảnh khắc. Suy ngẫm, học cách suy nghĩ trong suy nghĩ: Cách học thứ ba này là sự kết hợp từ kiến thức, kinh nghiệm thực hành và sự sáng tạo. Phương pháp học tập này mặc dù hiếm khi được nói đến trong trường hoc. Có thể bạn không học ngay được nó, nhưng chúng ta có thể ươn mầm, gieo cấy nó: Hãy suy nghĩ chậm khi bạn không chắc những khía cạnh nào cần quan tâm, câu hỏi nào để hỏi, hơn là tìm kiếm thẳng thừng một câu trả lời. “Khi bạn hấp tấp lao tới điều kỳ diệu, có thể bạn sẽ nhận được điều kỳ diệu nhưng là điều kỳ diệu vô giá trị” (Châm ngôn). Việc suy ngẫm có thể giúp bạn tìm thấy những khoảnh khắc rạng rỡ đột nhiên lóe sáng, tạo nên một mối liên hệ, giúp bạn nhận ra điều gì đó mà bạn không hề chú ý trước đó. Suy ngẫm là một giai đoạn học ở tốc độ chậm nhất có thể. Trong suy ngẫm, sự vô thức của bạn sắp xếp toàn bộ thông tin mà bạn đã thu thập, toàn bộ khả năng mà bạn có, đặt mọi thứ cùng nhau và tìm ra một trật tự giúp bạn giải quyết vấn đề một cách có ý nghĩa. Giải quyết vấn đề, cái học tuyệt hảo này xảy ra khi việc suy ngẫm được ấp ủ, tập trung một cách căng thẳng, kết hợp với sự tưởng tượng, lắng nghe giọng nói tinh tế và thầm lặng của tâm trí và sau đó bỏ qua toàn bộ trước khi bắt đầu giai đoạn học và làm việc căng thẳng kế tiếp.. Đó không phải là việc không có gì để làm, mà là tạo điều kiện cho sự lóe sáng của sáng tạo. Chính sự học phải đi đôi với hành, ôn tập kinh nghiệm và suy ngẫm sẽ giúp bạn có suy nghĩ nhanh hơn, hiệu quả hơn khi cần giải quyết các vấn đề. Kỹ năng phán đoán nhanh Khả năng phán đoán thế giới chung quanh, khả năng đáp ứng tình thế, khả năng giải quyết vấn đề đôi khi không phụ thuộc vào thời gian hoặc nổ lực suy nghĩ của chúng ta. Năng lực này chính là kỹ năng phán đoán mà ai cũng có thể trau dồi. Đó là một năng lực rất mạnh, mặc dù nó cũng có thể mắc sai lầm (kỹ năng phán đoán kém!). Khả năng nhận biết thoáng nhanh và có ngay kết luận là kỹ năng phán đoán. Tùy vào trường hợp và tùy vào kết quả là tốt, chấp nhận được hay sai lầm mà ta sẽ gọi nó với nhiều tên như: Phản xạ, linh cảm, trực giác hoặc phát kiến, sáng tạo, giác quan thứ sáu…. Thông thường chúng ta sử dụng và tin vào tư duy phân tích, tin theo những quy tắc logic chặt chẽ hơn là tin vào năng lực nhận biết thoáng nhanh này. Vì “kỹ năng phán đoán” đôi khi phản bội lại chúng ta đưa đến sai lầm. Tuy nhiên, mỗi khi cần phải hiểu nhanh một vấn đề, đánh giá một người mới gặp hoặc chạm trán một tình thế, một trường hợp ta chưa hề gặp phải nhưng cần sớm giải quyết thì kỹ năng phán đoán sẽ nhận lãnh trách nhiệm. Phán đoán cũng là một quá trình tư duy. Tư duy phán đoán xét trong một số giới hạn hay trường hợp cụ thể, nó cũng biểu hiện đầy đủ tính chất của tư duy logic. Do đó, ta khó khăn khi phân biệt tư duy phán đoán với tư duy lôgic. Bình thường khi giải quyết vấn đề chúng ta thường tuân theo những quy tắc logic chặt chẽ, thông qua sự suy luận để rút ra những kết luận. Nhưng khi cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề như: Phải tìm ra mối liên hệ logic giữa các dãy số dài dằng dặc chỉ trong vòng vài giây, khi giao tiếp với người lạ, khi đấu trí, chơi cờ, khi thương lượng, đàm phán trong kinh doanh, đầu tư chứng khoán… và cả trong khoa học. Nếu thời gian không cho phép ta suy luận và tìm kiếm thêm thông tin, lúc này, kỹ năng phán đoán sẽ giúp ta tìm ra các phương án giải quyết nhanh gọn và chính xác hơn những người khác rất nhiều. Kỹ năng phán đoán là quá trình tư duy “nhảy tắt”, nó bỏ qua những bước trung gian để trực tiếp rút ra kết luận. Mặc dù mối liên hệ giữa các thông tin chưa được xem xét tỉ mỉ, kỹ càng vì không đủ thời gian hoặc thông tin đó không thể tìm kiếm thì phán đoán sẽ là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong phát kiến và phát minh, nó đóng vai trò quan trọng về mặt dự kiến, nêu giả thiết và tìm tòi phương pháp… Lúc này, thành công hay không là tùy thuộc vào kỹ năng phán đoán. Và mặc dù muốn hay không, có lẽ sự phán đoán phổ biến nhất đó là sự đánh giá và ấn tượng của chúng ta đối với người khác. Cứ mỗi khi có mặt người khác là chúng ta lại không ngừng tiên đoán và kết luận hoặc suy diễn về những gì người đó đang nghĩ và đang thụ cảm. Chúng ta ai cũng có những kinh nghiệm sống. Nếu suy nghĩ thấu đáo về những kinh nghiệm ấy, không định kiến, vận dụng cái biết ta sẽ có được một lý thuyết. Đó là cách chúng ta học hỏi. Thế giới này, như chúng ta vẫn được học và luôn tuân theo: Những quyết định của chúng ta phải có lý do hợp lý và rõ ràng. Mình đã quyết định như thế nào và tại sao quyết định như thế? Nhưng như vậy, nếu như hoàn toàn chỉ dựa vào lý lẽ thì có thực là đúng không? Hay đôi khi ta nên làm theo những mách bảo của phán đoán bản năng? Do tri thức và kinh nghiệm con người tích lũy được ngày càng nhiều, phán đoán với tư cách cũng là một kỹ năng tư duy, nó sẽ hình thành và dần dần phát triển. Nếu biết ghi nhận các tín hiệu một cách thận trọng, không nóng vội, không thành kiến thì dù không thể có đầy đủ những căn cứ về mặt lý luận, kỹ năng phán đoán và tinh thần lạc quan tin tưởng vẫn có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khi cần thiết.

1 nhận xét:

  1. VITA Clinic Bodycarelúc 20:49 23 tháng 11, 2022

    qc là gì?kỹ năng mềm

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom) Ảnh của tôi Blog's của Hiền Nguyễn Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

DANH SÁCH BÀI VIẾT

Hãy luôn cư xử đúng mực trong mọi tình huốngHãy là cố vấn của chính bạnHãy thay đổi những gì bạn có thể thay đổi, phần còn lại hãy cứ giữ như thếĐừng ngại mơ ướcBản đồ cuộc đờiLên kế hoạchThiết lập mục tiêu cho mình?15 Cách Đơn Giản Để Tự Hoàn Thiện Bản Thân Và Thay Đổi Cuộc đờiChọn cách hành động như thế nàoBạn sẽ không bao giờ hiểu hết mọi thứCần biết khi nào thì nên từ bỏTạo ra những ranh giới cho bản thânHãy linh hoạt trong suy nghĩCó óc hài hướcĐiều quan trọng khi kết bạnCách ứng xử với bạn bèĐể giao tiếp – Ứng xử thành côngRèn luyện nghệ thuật giao tiếpBí Quyết Giao Tiếp Tự Tin Cho Người Ít NóiKỹ năng quan hệ - giữ mối quan hệ khéo léoKỹ năng giao tiếp tốtNghệ thuật giao tiếpMột số kỹ năng tạo hài hước trong giao tiếpKỹ năng giao tiếp: Sự lôi cuốn.10 Cách Để Suy Nghĩ Như Một Người Khôn Ngoan50 cách ứng xử hay30 cách ứng xử hay trong cuộc sống12 nghệ thuật ứng xử khôn ngoan của người xưa6 bước để chiến thắng “bệnh” lưỡng lựHọc cách ứng xử trong giao tiếp qua 10 tình huống thường gặp nhất10 Sai Lầm Phổ Biến Trong Nghệ Thuật Giao Tiếp27 kỹ năng không được học trong trường mà con bạn cần biếtCải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc và cuộc sống hàng ngàyKỹ năng ra quyết địnhKỹ năng nhận đin vấn đề và ra quyết địnhNhững cách để nhìn nhận và đánh giá một con ngườiKinh nghiệm nhìn ngườiMột số kinh nghiệm nhìn tướng người10 mẫu bạn trai trong cuộc sống

Từ khóa » Sự Lôi Cuốn