10 Nguyên Nhân Gây Ra Của Hội Chứng Sợ ánh Sáng

image 32 - Medplus

Chứng sợ ánh sáng là gì?

Chứng sợ ánh sáng, hay nhạy cảm với ánh sáng, là tình trạng không dung nạp ánh sáng. Các nguồn như ánh sáng mặt trời, ánh sáng huỳnh quang và đèn sợi đốt đều có thể gây khó chịu, khiến bạn phải nheo mắt hoặc nhắm mắt lại. Những người nhạy cảm với ánh sáng đôi khi chỉ bị khó chịu bởi ánh sáng chói. Tuy nhiên, trong những trường hợp cực đoan, bất kỳ ánh sáng nào cũng có thể gây khó chịu.

Nguyên nhân của chứng sợ ánh sáng

Khô mắt

Chứng này xảy ra khi ống dẫn nước mắt không sản xuất đủ nước mắt hoặc chất lượng nước mắt không đủ (nước mắt gồm ba lớp: lớp dầu, lớp nước và lớp nhầy). Kết quả là mắt bạn bị khô quá mức. Nguyên nhân gây ra hội chứng bao gồm tuổi tác, các yếu tố môi trường, một số điều kiện y tế và một số loại thuốc.

Để khắc phục tình trạng nhạy cảm với ánh sáng do khô mắt, bạn có thể dùng nước mắt nhân tạo để làm ướt đôi mắt của bạn. Nếu bị khô mắt nghiêm trọng, bác sỹ có thể chỉ định bạn dùng corticosteroid hoặc gắn nút chặn lệ đạo để hạn chế nước mắt thoát ra ngoài.

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu migraine cũng khiến bạn bị nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn, nôn, mờ mắt và choáng váng. Nguyên nhân khiến người bị đau nửa đầu nhạy cảm với ánh sáng là do khi đầu bị đau có thể kích thích dây thần kinh tam khoa – dây thần kinh có chức năng cảm giác trên khuôn mặt của bạn. Các triệu chứng khác bao gồm đau nhói ở một phần đầu, buồn nôn và nôn. Đau nửa đầu xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Chấn động não

Sau khi bị chấn động não, bạn có thể bị nhức đầu, mất ý thức tạm thời, mất trí nhớ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, khó tập trung, nhạy cảm với ánh sáng. Theo các chuyên gia, để giảm các hiện tượng trên, bạn nên nghỉ ngơi sau khi bị chấn thương, vì nó sẽ giúp não hồi phục nhanh hơn.

Viêm não

Viêm não. Viêm não xảy ra khi não bị viêm do nhiễm virus hoặc nguyên nhân khác. Trường hợp nghiêm trọng của bệnh có thể đe dọa tính mạng.

Viêm màng não

Viêm màng não. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm màng bao quanh não và tủy sống. Dạng vi khuẩn này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương não, giảm thính lực, co giật và thậm chí tử vong.

Viêm giác mạc

Có nhiều loại viêm giác mạc như: Viêm giác mạc do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Bất kể viêm giác mạc loại nào, khi bị bệnh bạn đều bị đau mắt, đỏ mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, cộm mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Để điều trị viêm giác mạc hiệu quả, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được xác định rõ nguyên nhân.

Mài mòn giác mạc

Chấn thương mắt, bụi bẩn bay vào mắt, đeo kính áp tròng sai cách… đều có thể là những tác nhân gây trầy xước giác mạc. Sự tổn hại của lớp phủ bề mặt giác mạc có thể khiến bạn bị nhạy cảm với ánh sáng.

Viêm củng mạc

Viêm củng mạc xảy ra khi phần trắng của mắt bị viêm. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến những người từ 30-50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Viêm củng mạc thường gây ra bởi các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như lupus. Các triệu chứng khác bao gồm đau mắt, chảy nước mắt và mờ mắt.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc còn gọi là đau mắt đỏ, xảy ra khi lớp mô bao phủ phần trắng của mắt bị nhiễm trùng hoặc viêm. Bệnh phần lớn do vi khuẩn gây ra. Các nguyên nhân khác bao gồm vi khuẩn và dị ứng. Các triệu chứng khác bao gồm ngứa, đỏ và đau mắt.

Tiền sản giật

Theo một số nghiên cứu, tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng do huyết áp tăng cao. Khi bị tiền sản giật, thai phụ có thể bị tổn thương võng mạc hoặc viêm dây thần kinh thị giác. Cả 2 tổn thương ở mắt trên đều khiến bạn bị nhạy cảm với ánh sáng.

Các nguyên nhân trên là các nguyên nhân phổ biến của bệnh. Nếu bạn bị các triệu chứng trên hoặc không nằm trong đó. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Triệu chứng của chứng sợ ánh sáng

Các triệu chứng phổ biến của chứng sợ ánh sáng bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau mắt
  • Chảy nước mắt
  • Nhìn mờ
  • Ngứa
  • Đỏ
  • Khô mắt
  • Sốt
  • Nhầm lẫn
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Cáu gắt
  • Giảm nhận thức

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Cách kiểm soát chứng sợ ánh sáng hiệu quả

  • Nếu bạn thường xuyên nhạy cảm với ánh sáng, bạn có thể làm vài bước sau để giảm ảnh hưởng của các triệu chứng.
  • Tránh xa ánh sáng mặt trời và giữ đèn trong nhà mờ có thể giúp làm giảm chứng sợ ánh sáng.
  • Nhắm mắt hoặc đeo kính tối màu cũng có thể giúp giảm đau.
  • Đội mũ rộng vành và đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím (UV) khi ra ngoài trời vào ban ngày.
  • Đối với ánh sáng mặt trời, bạn có thể dùng kính mát phân cực để bảo vệ mắt khỏi các phản xạ ánh sáng chói từ nước, cát, tuyết, đường bê tông và các bề mặt phản chiếu khác.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc việc đeo kính áp tròng giả có màu đặc biệt để trông giống mắt. Kính áp tròng giả có thể làm giảm lượng ánh sáng đi vào mắt và giúp mắt bạn thoải mái hơn.

Những giải pháp dễ dàng và tức thời bao gồm nhắm mắt vài giây hoặc vài phút, hoặc làm tối phòng của bạn bằng cách chuyến sang đèn mờ. Cách tốt nhất để điều trị triệu chứng sợ ánh sáng là tìm ra nguyên nhân tìm ẩn. Thông thường, sự nhạy cảm với ánh sáng sẽ biến mất khi nguyên nhân được giải quyết.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

  • Vàng da bất thường là dấu hiệu của bệnh gì?
  • 6 bệnh lý truyền nhiễm phổ biến đáng lưu ý tại Việt Nam
  • Giang mai – 9 Điều bạn cần biết về căn bệnh xã hội nguy hiểm này

Nguồn: Tổng hợp

Từ khóa » Hay Sợ ánh Sáng Là Bệnh Gì