Trẻ đau đầu Và Sợ ánh Sáng – Đừng Bỏ Qua Bệnh Viêm Màng Não
Có thể bạn quan tâm
Sức khỏe của trẻ nhỏ luôn là một trong những vấn đề được các ông bố, bà mẹ quan tâm hàng đầu. Hiện nay có rất nhiều căn bệnh nguy hiểm ở trẻ có thể chủ động phòng ngừa bằng vắc xin, viêm màng não trẻ em là một trong số đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như phác đồ điều trị bệnh hiệu quả bằng bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não trẻ em
Hai nguyên nhân gây bệnh chiếm tỷ lệ hơn 70% đó chính là vi khuẩn HIB và phế cầu khuẩn. Cơ chế chung của hai loại vi khuẩn này đó chính là tấn công vào hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ từ đó xâm nhập vào các tế bào khác.
Viêm màng não do khuẩn HIB
Đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong cao nhất đối với bệnh viêm màng não trẻ em. Thời gian ủ bệnh do vi khuẩn hib gây ra thường kéo dài từ 7 đến 9 ngày. Có thể phòng ngừa nguyên nhân gây bệnh này bằng các loại vắc xin được bộ y tế cấp phép.
Viêm màng não gây ra bởi phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn không chỉ là nguyên nhân gây ra viêm màng não mà nó còn gây ra các loại bệnh khác như viêm phổi, nhiễm trùng huyết,…Đối với trẻ dưới 5 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do phế cầu khuẩn thường cao hơn. Việc điều trị bệnh do phế cầu khuẩn gây ra cũng gặp không ít khó khăn do sự biến đổi không ngừng của phế cầu khuẩn.
Dấu hiệu của bệnh
Ở giai đoạn khởi đầu của bệnh, viêm màng não trẻ em có dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh thông thường như ho, sốt, hay nôn ói…Các bậc phụ huynh không nên bỏ qua các dấu hiệu này mà cần tập trung theo dõi sát sao hơn nữa. Nếu trẻ kèm theo các biểu hiện như sốt cao trên 38 độ C thường xuyên thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.
Một số biểu hiện nặng hơn của bệnh có thể là:
+ Mất hoặc rối loạn ý thức: Trẻ có thể ngủ li bì, khóc quấy, hôn mê hay cơ thể rơi vào trạng thái lờ đờ.
+ Co giật bộ phận hoặc toàn bộ: Cùng với tình trạng sốt cao kéo dài liên tục cơ thể trẻ sẽ bắt đầu có những biểu hiệu co giật ở các bộ phận tay, chân hay toàn bộ cơ thể.
+ Liệt: Nếu nặng hơn trẻ có thể xuất hiện tình trạng liệt mặt hoặc nửa mặt, kèm với đó là giảm chức năng hoạt động ở các bộ phận như chân, tay…
Lưu ý: Các dấu hiệu trên có thể diễn ra đồng thời hoặc đơn lẻ. Do đó, khi phát hiện thấy sự bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Cần làm gì khi trẻ bị viêm màng não?
Viêm màng não trẻ em là một căn bệnh tương đối nguy hiểm và cần chủ động từ sớm bằng việc tiêm ngừa cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ chưa được phòng ngừa thì ba mẹ cần lưu ý đến những dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh thì cần đưa ngay đến bác sĩ và trung tâm y tế để kịp thời điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc chữa trị tại nhà. Với trình độ chuyên môn cao cùng sự hỗ trợ của máy móc sẽ giúp bệnh nhân xây dựng một phác đồ hiệu quả hơn.
Để bé nhà bạn được lớn lên toàn diện khỏe mạnh, giai đoạn chăm sóc sức khỏe sơ sinh là vô cùng quan trọng. Hy vọng với bài viết trên đây, AiHeath đã mang đến cho bạn các thông tin cần thiết về viêm màng não trẻ em. Gọi ngay hotline 1900 6487 nếu bạn cần giải đáp thêm các thông tin liên quan nhé.
Từ khóa » Hay Sợ ánh Sáng Là Bệnh Gì
-
Chứng Sợ ánh Sáng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Chứng Nhạy Cảm Với ánh Sáng | Vinmec
-
SỢ ÁNH SÁNG: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐiỀU TRỊ
-
Chứng Sợ ánh Sáng: Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Của Nhạy Cảm Với ...
-
Mắt Sợ ánh Sáng: Dấu Hiệu Tiềm ẩn Các Bệnh Lý Về Mắt Nguy Hiểm
-
Sợ ánh Sáng, Tiếng ồn… Cần Coi Chừng Mắc Bệnh Nguy Hiểm Này?
-
Chứng Sợ ánh Sáng: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên Nhân
-
Hội Chứng Sợ ánh Sáng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hội Chứng Sợ Ánh Sáng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Khắc ...
-
Nhạy Cảm Và Sợ ánh Sáng:triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị
-
10 Nguyên Nhân Gây Ra Của Hội Chứng Sợ ánh Sáng
-
Sợ Sáng - Dấu Hiệu Của Nhiều Bệnh
-
Mắt Nhức Mỏi, Sợ Nhìn Ánh Sáng: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
-
Hay Sợ ánh Sáng Là Bệnh Gì?