Mắt Sợ ánh Sáng: Dấu Hiệu Tiềm ẩn Các Bệnh Lý Về Mắt Nguy Hiểm
Có thể bạn quan tâm
Mắt sợ ánh sáng là gì?
Chứng mắt sợ ánh sáng hay nhạy cảm với ánh sáng là tình trạng không dung nạp ánh sáng từ các nguồn như: ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ đèn chiếu sáng… Khi nhìn ánh sáng có thể gây khó chịu cho mắt, khiến mắt chỉ muốn nhắm hoặc nheo mắt lại. Mắt có thể khó chịu, nhạy cảm với nguồn ánh sáng chói nhưng cũng không loại trừ những trường hợp cực đoan có thể nhạy cảm với bất kỳ nguồn ánh sáng nào.
Chứng mắt sợ ánh sáng hay nhạy cảm với ánh sáng là tình trạng không dung nạp ánh sáng
Nguyên nhân khiến mắt sợ ánh sáng
Chứng mắt sợ ánh sáng có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:
Các bệnh lý ở mắt
Giác mạc bị trầy xước: Giác mạc là lớp mô trong suốt nằm phía trước nhãn cầu, là bộ phận tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, giúp mắt nhìn thấy. Mắt bị tổn thương, trầy xước thường do cát bụi, hạt kim loại hoặc các dị vật bay vào mắt gây viêm loét giác mạc nếu giác mạc bị nhiễm trùng.
Viêm củng mạc: Là phần tròng trắng bị viêm. Bệnh thường kết hợp với các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch như lupus, thường gặp ở phụ nữ 30-50 tuổi. Bệnh có các triệu chứng đi kèm như đau mắt, mắt mờ, chảy nước mắt.
Viêm kết mạc (hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ): xảy ra do lớp mô bao phủ phần trắng của mắt bị viêm hoặc nhiễm trùng. Đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Bệnh có các triệu chứng dễ nhận biết như mắt đỏ, ngứa và đau.
Bệnh khô mắt: Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tuổi tác, môi trường, do thuốc hoặc một số điều kiện y tế. Hội chứng khô mắt xảy đến khi ống dẫn nước mắt không thể sản xuất đủ nước mắt hoặc sản xuất nước mắt không đạt chất lượng (nước mắt bao gồm 3 phần: nước, dầu và nhầy) thì cũng gây nên tình trạng khô mắt.
Các bệnh liên quan đến não
Bệnh xuất huyết dưới màng nhện: Trường hợp này xảy ra khi chảy máu giữa não và các lớp mô xung quanh. Bệnh lý này rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Viêm não: Chứng sợ ánh sáng còn do nguyên nhân người bệnh bị viêm não. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Viêm màng não: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm màng não bao quanh não và tủy sống. Bệnh lý này không chỉ gây ra chứng sợ sáng mà còn gây biến chứng nghiêm trọng tổn thương não, co giật, giảm thính lực, thậm chí tử vong.
Chứng đau nửa đầu migraine: Đây là chứng bệnh có nguy cơ hội chứng sợ ánh sáng phổ biến nhất. Những cơn đau đầu thường liên quan đến nội tiết tố, căng thẳng, môi trường… Bệnh đau nửa đầu thường có các triệu chứng khác đi kèm như: buồn nôn, nôn ói, đau nhói ở một phần đầu. Chứng đau nửa đầu thường xảy ra ở phụ nữ hơn là nam giới.
Ngoài ra, chứng mắt sợ ánh sáng còn xảy ra với những người bị bạch tạng (thiếu sắc tố ở mắt), ngộ độc thủy ngân, bệnh dại… Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây nhạy cảm với ánh sáng như thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống dị ứng, thuốc chống mụn…
Làm thế nào điều trị chứng mắt sợ ánh sáng?
Cách điều trị chứng sợ ánh sáng tốt nhất là người bệnh cần tìm ra nguyên nhân và từ đó có cách điều trị phù hợp từng loại bệnh. Để đối phó tình trạng sợ ánh sáng trước mắt, người bệnh có thể điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt như sau:
- Nên điều chỉnh độ sáng của ánh đèn trong nhà ở mức vừa phải, không quá sáng giúp làm giảm chứng sợ ánh sáng ở người bệnh.
- Sử dụng mũ rộng vành và kính mát có khả năng chống tia UV khi đi ngoài trời.
- Với những trường hợp nặng, cần đeo kính áp tròng giả để có thể làm giảm lượng ánh sáng đi vào mắt và giúp mắt thoải mái hơn.
Đeo kính râm khi đi ra ngoài giúp làm giảm chứng sợ ánh sáng
Biện pháp phòng ngừa mắt sợ ánh sáng
Việc điều trị chứng sợ ánh sáng cần điều trị tận gốc, phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị phù hợp. Khi những nguyên nhân gây bệnh mất đi, thì chứng bệnh sợ ánh sáng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tín mạng. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa từ sớm là rất quan trọng.
- Phòng ngừa viêm kết mạc bằng cách giữ gìn vệ sinh tốt, không chạm tay vào mắt và không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác
- Phòng ngừa các tác nhân gây ra bệnh đau nửa đầu
- Tránh tiếp xúc với những người nhiễm bệnh viêm màng não và nên rửa tay thường xuyên
- Chủng ngừa với những bệnh não có vắc-xin như viêm não, viêm màng não
Bằng ứng dụng nghiên cứu sinh học phân tử, các chuyên gia nhãn khoa đã phát hiện ra Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời, bảo vệ lớp tế bào võng mạc trước các yếu tố gây hại, cải thiện các chứng khó chịu của mắt như khô, mờ, nhức, mỏi, lóa mắt khi gặp ánh sáng. Đồng thời, làm chậm quá trình lão hóa mắt và phòng ngừa các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, hội chứng thị giác màn hình.
Từ phát hiện này, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra dưỡng chất Broccophane thiên nhiên và chiết xuất thành công thành sản phẩm Wit, giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên và an toàn, giúp tăng khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể. Đây được xem là bước tiến mới trong việc trong việc chăm sóc và bảo vệ từ bên trong một cách toàn diện nhất.
Bên cạnh đó, để chăm sóc đôi mắt sáng khỏe, phòng ngừa tình trạng mắt sợ ánh sáng, bạn cần chú ý bảo vệ mắt trước các yếu tố gây hại, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì bạn cần chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt để chăm sóc bảo vệ mắt từ bên trong.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Hay Sợ ánh Sáng Là Bệnh Gì
-
Chứng Sợ ánh Sáng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Chứng Nhạy Cảm Với ánh Sáng | Vinmec
-
SỢ ÁNH SÁNG: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐiỀU TRỊ
-
Chứng Sợ ánh Sáng: Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Của Nhạy Cảm Với ...
-
Sợ ánh Sáng, Tiếng ồn… Cần Coi Chừng Mắc Bệnh Nguy Hiểm Này?
-
Chứng Sợ ánh Sáng: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên Nhân
-
Hội Chứng Sợ ánh Sáng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hội Chứng Sợ Ánh Sáng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Khắc ...
-
Nhạy Cảm Và Sợ ánh Sáng:triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị
-
10 Nguyên Nhân Gây Ra Của Hội Chứng Sợ ánh Sáng
-
Sợ Sáng - Dấu Hiệu Của Nhiều Bệnh
-
Mắt Nhức Mỏi, Sợ Nhìn Ánh Sáng: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
-
Hay Sợ ánh Sáng Là Bệnh Gì?
-
Trẻ đau đầu Và Sợ ánh Sáng – Đừng Bỏ Qua Bệnh Viêm Màng Não