10. Sâu Hại Chính Trên Sầu Riêng - Tâm Việt Agri
Có thể bạn quan tâm
I. Sâu gây hại trên cây sầu riêng
1.1 Rầy phấn (Allocaridara maleyensis)
Đây là côn trùng gây hại rất quan trọng và phổ biến trên vườn sầu riêng. Ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, rầy gây hại bằng cách chích hút lá non và đọt non, làm cho lá không phát triển, bị biến dạng, cháy mép lá dần dần khô và rụng. Đọt non có thể bị khô và chết, trơ cành mà có thể nhầm với triệu chứng do bệnh. Vết chích do rầy gây ra có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.
Con trưởng thành dài khoảng 2,5-3,0 mm, cánh trong suốt, toàn thân màu vàng nhạt. Trứng được đẻ thành từng đám trên lá non trong mô lá. Khi mới đẻ trứng có màu vàng, dần chuyển sang màu nâu. Ấu trùng bên ngoài phủ lớp sáp mỏng và các tua sáp kéo dài ở cuối thân. Trưởng thành và ấu trùng tuổi lớn thường di chuyển nhanh khi thấy động và thường tập trung ở mặt dưới lá sầu riêng.
Rầy phấn phát triển mạnh trong mùa khô. Lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác. Mật độ trong mùa mưa giảm nhanh, tuy nhiên sẽ tăng mật số rất nhanh khi mùa khô đến. Cây bị hại nặng có lá thưa thớt, quăn queo, lá non rụng nhiều và khô ngọn. Cây không phát triển được tán dẫn đến ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng, phẩm chất kém. Rầy tiết nhiều chất mật được tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển làm đen lá, trái.
Biện pháp phòng trừ:
– Ngoài tự nhiên có nhiều loài thiên địch của rầy phấn như nhện, bọ rùa Coccinella, Chrysopa sp., và ong ký sinh, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch phát triển để khống chế rầy.
– Tưới đủ nước và bón phân cân đối giúp cây khỏe mạnh tăng sức đề kháng. Tăng cường bón phân hữu cơ. Nên tủ gốc hoặc duy trì một lớp cỏ giữ ẩm trong mùa khô.
– Phun nước mạnh trên tán lá để hạn chế sự hoạt động của rầy.
– Sử dụng bẩy màu vàng để thu hút thành trùng.
– Khi mật số rầy cao, có thể phun các loại thuốc có hoạt chất như: Buprofezin, Imidacloprid, Fenobucarb, Fipronil,… (Để đạt được hiệu quả phòng trị cao nên sử dụng luân phiên gốc thuốc).
1.2 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)
Đây là đối tượng gây hại khá phổ biến trên các vườn trồng sầu riêng. Trứng được đẻ trên trái non, nở ra sâu non đục vỏ trái vào bên trong trái và tiếp tục đục cho đến thịt trái. Chúng hóa nhộng ngay trên đường đục hoặc chui ra bên ngoài trái nhả tơ kết kén hóa nhộng trên mặt vỏ trái giữa các gai trái. Giai đoạn này kéo dài khoảng 7-8 ngày.
Do đặc tính trái sầu riêng thường mọc thành chùm nên thường bị tấn công gây hại ở phần tiếp giáp giữa hai trái. Trái non bị hại dễ bị biến dạng và rụng sớm. Vết đục còn tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập gây thối trái.
Biện pháp phòng trừ:
Trong tự nhiên có rất nhiều nhóm thiên địch của sâu đục trái như bọ xít ăn mồi, nhện ăn thịt, kiến vàng và chim sâu, …. Vì vậy, cần phải bảo vệ các nhóm thiên địch trong vườn và phát huy vai trò của chúng.
Tỉa trái để loại bỏ trái sâu và tiêu huỷ. Tỉa trái còn giúp hạn chế các trái mọc thành chùm dễ bị sâu tấn công.
Khoảng 20 ngày sau khi đậu quả cần tiến hành thăm vườn nếu phát hiện có từ 5 – 10% trái bị nhiễm sâu thì có thể sử dụng thuốc để phòng trị. Do đặc tính khi sâu xâm nhập vào bên trong trái hiệu quả phun thuốc kém nên cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.
1.3 Sâu ăn bông
Bướm đẻ trứng trên chùm bông nở ra sâu non tấn công trên chùm bông. Sâu non ăn phá các phần non của bông làm hư hại hay rụng sớm. Do mật số sâu cao (mỗi bướm cái có thể đẻ từ 50-60 trứng) nên dễ gây thiệt hại đến năng suất. Bướm có màu vành nhạt dài 28-32 mm, sâu non có nhiều lông (dạng sâu róm), hoạt động mạnh.
Biện pháp phòng trừ:
– Cần thăm vườn thường xuyên từ 2-3 ngày/lần giai đoạn cây đang ra hoa nhằm phát hiện bướm, tìm diệt ổ trứng và sâu non. Khi sâu mới nở mẫn cảm cao với thuốc nên rất dễ phòng trừ. Thường sâu gây hại trên diện rộng nên cần quan sát tất cả các chùm hoa trên các cây.
– Cần phát huy vai trò của kiến vàng ngăn chặn và hạn chế sâu gây hại.
1.4 Rệp sáp (Planococus sp.)
Rệp sáp gây hại quanh năm trong vườn sầu riêng nhưng bình thường chúng trú ẩn dưới rễ nên nhà vườn khó nhận biết. Thời điểm biểu hiện rõ nhất là khi cây sầu riêng trong giai đoạn bông – xổ nhụy – trái non với những đốm trắng
Để nhận biết sớm trong vườn có rệp sáp hay không, chúng ta cần chú ý đến những yếu tố sau:
Những vườn sầu riêng có trồng xen cây trồng khác như: tiêu, cà phê, bơ, na, ổi… thì sẽ dễ xuất hiện rệp sáp Vườn có xuất hiện kiến (kiến vàng, kiến đen, kiến cao cẳng…) Vườn có nấm bồ hóng xuất hiện Trong điều kiện khô hạn (thiếu nước tưới, mô đất cao…) rệp sáp sẽ xuất hiện và gây hại nặng hơn
Rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng có nhiều loài, Planococcus sp. thường thấy gây hại trên lá và Pseudococcus sp. thường thấy hại trên trái (rệp sáp gây hại trên trái phổ biến hơn trên cành lá).
Rệp bám trên bề mặt và chích hút chất dinh dưỡng làm cho bộ phận bị hại phát triển kém. Gây hại nghiêm trọng làm cho trái dễ bị sượng. Rệp sáp bài tiết chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
Rệp sáp thường phát triển mạnh trong mùa khô và đây cũng là mùa sầu riêng ra hoa, đậu quả nên trái dễ bị tấn công hơn.
Sự gây hại của rệp sáp sẽ đi theo bộ 3: Rệp – Kiến – nấm Bồ Hóng
– Rệp là loài di chuyển rất chậm chạp và rất ít di chuyển.
– Kiến sẽ đảm nhiệm vai trò như “chú xe ôm” để vận chuyển, mang rệp đi khắp nơi và rệp tiết ra chất ngọt mà kiến thích để trả công. Kiến tha đến đâu thì rệp sẽ gây hại ở đó, tha lên lá sẽ gây hại ở lá, tha lên trái sẽ gây hại ở trái, tha lên cành sẽ gây hại ở cành…
Lưu ý: Không phải loài kiến nào cũng tha rệp đi, thường thì có 3 loại kiến chính là : kiến đen, kiến vàng, kiến cao cẳng
– Đồng thời, chất thải của rệp tiết ra chứa nhiều chất đường ngọt sẽ thu hút đối tượng là nấm bồ hóng đến phát triển.
Rệp sáp tấn công hầu hết các bộ phận của cây (rễ, lá, cành, bông, trái), nhưng gây hại rõ nhất và nặng nhất khi cây có bông và trái non
– Trên bông: làm teo tóp cuống bông nếu tấn công ở cuống, tấn công ở bông làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.
– Trên trái non làm teo tóp cuống trái, trái bị gai to – gai nhỏ không đều. Trái bị méo mó, vàng gai, không lớn và dễ bị rụng
Rệp sáp tấn công gây biến dạng trái
– Trên trái lớn khi bị rệp và nấm bồ hóng tấn công làm vỏ trái bị đen, xấu xí, mất thẩm mỹ trái
Ngoài ra, cây bị rệp sáp tấn công âm thầm lặng lẽ dưới rễ có những biểu hiện sau: rệp sáp chích hút rễ gây phù rễ, rễ chậm phát triển. Đồng thời vết chích của rệp sáp tạo vết thương hở điều kiện cho nhiều loại nấm gây hại (thối rễ, xì mủ…)
Biện pháp phòng trừ:
– Duy trì ẩm độ không quá thấp trong mùa khô bằng lớp phủ xanh trên mặt đất (cỏ phủ đất), tăng cường bón phân hữu cơ và tưới đủ nước cho cây cũng góp phần làm giảm rệp sáp trong mùa khô.
– Tưới phun trên tán tạo ẩm độ cao cũng hạn chế được rệp sáp.
– Có nhiều nhóm thiên địch có sẳn trong tự nhiên có thể hạn chế rệp sáp như Bọ rùa và Ong ký sinh cần duy trì và phát huy vai trò của chúng.
– Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ. Tỉa bỏ trái mọc từng chùm hoặc mọc gần nhau tạo chổ ẩn trú của rệp sáp.
– Chỉ phun thuốc trong trường hợp cần thiết. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng với thiên địch (dầu khoáng DC -Tron Plus, thuốc trừ rệp có nguồn gốc sinh học, thuốc ít độc….).
Phòng ngừa
– Trong vườn sầu riêng hạn chế trồng xen những cây thu hút rệp sáp như: cà phê, tiêu, bơ, na, ổi…
– Nếu có trồng xen thì chú ý tưới dưới gốc thuốc phòng ngừa rệp sáp định kì do rệp sáp sống dưới rễ.
– Ngoài ra , giai đoạn sau khi xổ nhụy thì rệp sáp sẽ phát triển mạnh do đó cần tưới thuốc ngừa thường xuyên. Hoạt chất thuốc ngừa rệp sáp như: Chlopyrifos Ethyl, Chlopyrifos Ethyl + Cypermethrin, Fenobucarb, Spirotetramat …
– Nếu thấy trong vườn có kiến thì cần diệt kiến để hạn chế kiến tha rệp sáp từ dưới gốc lên cây và từ cây này sang cây khác. Đồng thời dọn sạch cỏ rác, lá cây mục xung quanh gốc, vì đây là nơi trú ngụ của kiến.
– Tưới đủ nước để hạn chế sự phát triển của rệp sáp. Trong giai đoạn ra bông và trái non cần cung cấp đủ nước để cho đất không bị khô
Phòng trị
Diệt đồng thời cả rệp và kiến:
– Kiến: Rãi hoặc tưới gốc các loại thuốc có hoạt chất như : Fipronil, Carbonsufan, thiamethoxam…
– Rệp sáp:
+ Tưới thuốc dưới gốc và phun lên cây các thuốc có hoạt chất ĐẶC TRỊ rệp sáp như: Chlopyrifos Ethyl, Chlopyrifos Ethyl + Cypermethrin, Fenobucarb, Spirotetramat …
+ Khi sử dụng thuốc đặc trị rệp sáp nên kết hợp thêm với DẦU KHOÁNG hoặc CHẤT BÁM DÍNH hoặc NƯỚC RỬA CHÉN (với liều lượng 70ml pha cho 200 lít nước) để giúp tăng hiệu quả phòng trị
+ Giai đoạn cây đang xổ nhụy hoặc trái non thì cần sử dụng các thuốc sinh học hoặc thuốc có tính mát để tránh làm ảnh hưởng đến bông và trái non như: Abamectin, Emamectin, Spirotetramat…
Một số lưu ý khi phòng trị rệp sáp như sau:
– Đất phải ẩm trước khi tưới thuốc trị rệp sáp
– Tưới nhiều và đủ lượng nước thuốc
– Khi rệp sáp sinh sản và có mật số nhiều thì chúng có tập tính xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Do đó để diệt triệt để rệp sáp cần phải kiên trì bằng cách tưới hoặc phun xịt ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày để diệt đến lớp rệp sáp cuối cùng.
1.5 Sâu đục thân cành (Cerambycid)
Sâu đục thân (Plocaederus ruficoruis) thuộc họ xén tóc (Cerambycidae), bộ cánh cứng (Coleoptera), Con trưởng thành thường có thân màu nâu, kích thước thân dài từ 25 – 30 mm, trên thân có phủ một lớp lông màu xám, trong giai đoạn trưởng thành thì sâu đục thân thường không còn khả năng gây hại đến cây sầu riêng.
Sâu non có thân hình dài từ 30 – 45 mm, thân có màu trắng sữa. Những con trưởng thành thường đẻ trứng vào những kẻ của thân cây, các vết nứt hoặc nhánh cây nên khi trứng nở, ấu trùng có thể men theo những đường này tấn công vào thân hoặc cành cây và cắn phá. Sau khi lớn ấu trùng sẽ chui ra khỏi cây để làm kén.
Sâu non sau khi chui vào trong thân cây và cắn phá sẽ tạo thành những đường hầm trong thân cây, sâu non có đường di chuyển không nhất định và chúng cũng không thải phân ra các lỗ đục nên rất khó để có thể phát hiện.
Biện pháp phòng trừ:
Nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm những cành hay thân cây bị sâu đục thân tấn công.
Tiến hành cưa bỏ những cành bị sâu đục thân gây hại và tiêu hủy ra khỏi vườn.
Xén tóc rất thích ánh đèn nên bà con có thể tiến hành dùng bẫy đèn để bắt những con trưởng thành vào đầu mùa mưa.
Nếu phát hiện ra những cành bị sâu hại nhiều thì có thể dùng dây kẽm để soi lỗ đục, sau đó dùng bông nhúng vào thuốc trừ sâu rồi gắn vào đầu dây kẽm rồi nhét vào lỗ đục. Tiếp đến dùng đất sét hoặc vật liệu nhét bịt lỗ đục để giết chết sâu non ở trong thân cây.
1.6 Mọt đục thân, đục cành
– Thời điểm xuất hiện: Thường xuất hiện vào mùa nắng, khô nóng.
Phần thân – cành bị khô và chết từ vị trí mọt đục trở lên
– ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG: Kích thước rất nhỏ, màu đen, tương tự như các loài mọt thường thấy trên hạt đậu hay gạo, nên những vết mọt đục rất bé và khó thấy.
*Dấu hiệu nhận biết mọt: Vùng vỏ cây bị mọt đục sẽ có màu khác với những vùng còn lại.
• Nếu bị nặng, mọt đục vào lỗi, cắt đứt dòng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên trên, nên từ vị trí mọt đục trở lên sẽ bị khô cành và chết.
• Vết đục còn là đường dẫn cho các loại nấm như phytopthora xâm nhập và gây XÌ MŨ KHÔ.
PHÒNG NGỪA:
Phun thuốc ngừa sâu mọt định kì vào thời điểm dễ xuất hiện mọt
PHÒNG TRỊ
– Dùng dao cạo sạch vết bị mọt đục chuyển màu.
– Quét thuốc đặc trị sâu mọt có hoạt chất LƯU DẪN, XÔNG HƠI, DIỆT CẢ TRỨNG như: Cypermethrin, Chloryphos Ethyl,.. vì lỗ đục nhỏ nên có thể dùng bông gòn tẳm thuốc và nhét vào lỗ mọt đục. Phun thuốc trừ sâu mọt toàn vườn (phun kỹ vào thân, cành).
– Kiểm tra nếu chỗ mọt đục đã bị xì mủ thì quét thuốc trị xì mủ (quy trình xử lý tham khảo ở bài viết xì mủ).
Những con vật nhỏ bé này nhưng có thể ảnh hưởng đến năng suất cả một mùa vụ của bạn đấy.
Nguồn: A+
1.7 Nhện
Các vùng trồng sầu riêng ở miền Đông – Tây Nguyên vào mùa khô nắng thường bị nhện gây hại, các tỉnh miền Tây ít gặp hơn.
Nhện gây hại tình trạng nặng, lá chuyển màu trắng xám
* Thời điểm xuất hiện: Mùa nắng, điều kiện nóng ẩm, nhiều nhất là thời điểm mưa nắng xen kẽ, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm cao.
Đặc điểm sinh thái
– Kích thước rất nhỏ, vòng đời ngắn
– Nhiệt độ càng cao nhện sinh sản càng nhiều
– Nếu không phòng trị kịp thời dễ bùng phát thành “DỊCH”
Đặc điểm gây hại
– Tấn công mặt dưới lá, chủ yếu là ở lá già
Nhẹ tạo thành những chấm trắng li ti do nhện “ăn” mất diệp lục lá
– Lá bị nặng chuyển sang màu xám trắng (giống như có lớp bụi bám trên bề mặt), lá khô lại, sau đó rụng dần.
Thời kì làm bông nếu bị nhện tấn công sẽ ảnh hưởng khả năng ra hoa đậu trái, cây suy yếu – thiếu dinh dưỡng, dẫn đến rụng bông và trái non.
Phòng ngừa:
– Phun thuốc ngừa nhện định kì vào thời điểm dễ xuất hiện nhện
– Hoạt chất ngừa: Abamectin, Emamectin, Hexythiazox…
Phòng trị:
– Cách kiểm tra: giữ nhẹ lá nghi ngờ bị nhện lên tờ giấy trắng, nếu thấy có những con vật nhỏ chuyển động thì đó là nhện.
– Hoạt chất thuốc ĐẶC TRỊ : nhóm Sulfua, Diafenthiuron, Propagite, Fenpropathrin, Pyridapen, Fenpyroximate,…
-Cách phun:
+ Phun 2 lần cách nhau 4 – 5 ngày bằng các gốc thuốc khác nhau.
+ Xịt nhện phải xịt chủ yếu ở mặt dưới của lá
+Khi xịt nên tăng áp lực nước mạnh một chút để tăng hiệu quả
1.8 Bọ cánh cứng
Xuất hiện: Mùa nắng, nhiều nhất là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
Đặc điểm
– Kích thước khá nhỏ
– Ban ngày thường ẩn nắp dưới đất, sáng sớm hoặc chiều tối mới di chuyển lên cây cắn phá.
– Giảm sự quang hợp làm cây suy yếu, tạo vết thương hở điều kiện cho nấm – khuẩn tấn công vào.
Ban đêm sẽ di chuyển lên cây ăn phá nặng
Phòng ngừa
Phun thuốc ngừa định kì vào thời điểm dễ xuất hiện sâu hại.
Phòng trị
Kết hợp vừa phun lá vừa rãi gốc hoặc vừa phun lá vừa tưới gốc:
Phun lá:
– Hoạt chất thuốc: Chlopyrifos Ethyl, Cypermethrin, Fipronil, Imdachloprid…
– Thời điểm phun: phun buổi sáng sớm (5-6h) hoặc chiều tối
Rãi gốc:
– Hoạt chất thuốc: Fipronil, Carbosulfan, Diazinon…
Tưới gốc:
– Hoạt chất thuốc: Chlopyrifos Ethyl, Fipronil, Carbosulfan, Diazinon…
Bọ cánh cứng còn gây hại trên bông sầu riêng
Lưu ý:
– Đối với những vườn đang giai đoạn xổ nhụy nhưng bị bọ cánh cứng tấn công thì khi phun thuốc không phun trực tiếp vào bông, chỉ phun vào khoảng 4-5 điểm trên tán lá để xua đuổi bọ cánh cứng
– Những vườn sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục thường bị bọ cánh cứng ăn phá nhiều hơn vườn sử dụng phân hữu cơ công nghiệp
Nguồn: A+
Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Sầu Riêng
-
SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG - Tưới Cây Nông Nghiệp
-
Sâu Bệnh Cây Sầu Riêng, Cách Trị Sâu Bệnh Cho Cây Sầu Riêng
-
Sâu Bệnh Hại Sầu Riêng Gồm Những Loại Nào? - AgriDrone
-
13 Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Sầu Riêng Và Cách Phòng Trừ
-
Phân Bón Và Các Loại Sâu, Bệnh Hại Chính Trên Cây Sầu Riêng
-
6 Bệnh Thường Gặp Trên Cây Sầu Riêng - Tin Cậy
-
Tổng Hợp Sâu Bệnh Hại Chính Trên Cây Sầu Riêng
-
Bệnh Trên Cây Sầu Riêng Và Các Biện Pháp Phòng Trừ Hiệu Quả
-
Sâu Bệnh Hại Cây Sầu Riêng - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Bệnh Hại Mới Trên Cây Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Những Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cây Sầu Riêng
-
Sâu Bệnh Hại Sầu Riêng Nguyên Nhân & Biện Pháp Phòng Bệnh
-
Cách Phòng Trừ Các Bệnh Trên Cây Sầu Riêng Con ... - Biosacotec
-
Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Trên Cây Sầu Riêng - Vườn ươm Văn Hiến