Những Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cây Sầu Riêng
Có thể bạn quan tâm
Sầu riêng là loại cây trồng lâu năm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng, bà con phải đối mặt với nhiều loại bệnh hại nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bà con biết được các loại bệnh trên cây sầu riêng để có cách chăm sóc và phòng trừ đúng cách, giúp cây phát triển tốt.
1. Bệnh thán thư
1.1. Nguyên nhân
Bệnh thán thư sầu riêng do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra.
1.2. Biểu hiện
Bệnh thường xuất hiện ở khoảng giữa tán lá trở xuống, thường xuất hiện ở lá già.
Ban đầu là những vết tròn như nhũn nước, xuất hiện ở chóp hoặc rìa lá, sau đó vết bệnh lớn dần có tâm màu xám trắng, có nhiều vòng đồng tâm, trên vòng đồng tâm có những chấm nhỏ li ti màu đen.
Viền vết bệnh có màu nâu đỏ, xung quanh vết bệnh có quầng vàng trắng, các lá nhiễm nặng thường rụng sớm.
1.3. Giải pháp
Trị bệnh
- Bà con tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
- Sử dụng Siêu đồng kết hợp với Vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
Phòng bệnh
- Chăm sóc cho cây trồng khoẻ mạnh, tưới đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
- Cải tạo nền đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục hay phân đã được ủ với nấm trichoderma. Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất.
- Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cây cỏ dại hay các vật liệu hữu cơ.
- Cắt tỉa, tạo tán cho cây hợp lý, tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao.
- Phun phòng nấm bệnh và côn trùng định kỳ.
- Đối với vườn cây con cần che mát cho cây.
- Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.
2. Bệnh thối trái
2.1. Nguyên nhân:
Bệnh thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nấm thường tấn công vào vết đục của loài sâu đục trái trước đó, dần dần chúng lây lan và phát tán ra khắp vườn.
2.2. Biểu hiện
Thối cuống trái, thối thân xì mủ, thối rễ, gây hiện tượng lá vàng úa, sinh trưởng kém gây thối và rụng trái hàng loạt. Thường xuất hiện ở phía dưới đít trái. Đầu tiên chúng sẽ chỉ là một chấm nhỏ màu đen. Sau đó vết bệnh sẽ ngày một lớn dần chuyển sang màu xám và chúng sẽ ăn sâu vào phía trong thịt quả. Thịt quả sẽ bị nhũn ra và có mùi chua khó chịu.
2.3. Giải pháp
Trị bệnh
- Tiến hành thu gom và xử lý ngay những quả và cây bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy để tránh nấm bệnh lây lan.
- Sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân, cành lá, quả để sát khuẩn, diệt nấm. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
Phòng bệnh
- Để hạn chế thối trái, cần đảm bảo vườn thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu đất thấp phải có hệ thống thoát nước tốt tránh vườn bị ngập úng hoặc độ ẩm cao.
- Chọn giống sầu riêng khỏe mạnh, sức đề kháng cao có thể chống lại các nấm hại gây bệnh.
- Trồng vườn với mật độ thích hợp để tạo sự thông thoáng cho vườn.
- Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom các lá rụng.
- Bón cân đối giữa đạm, lân, kali, tuyệt đối không bón thừa đạm. Sử dụng phân chuồng đã được xử lí bằng các chủng nấm có lợi như Trichoderma bón cho cây để cung cấp chất mùn cho đất, bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, tiêu diệt các loại nấm gây hại
- Khi cây ra hoa và bắt đầu đậu quả, nên tỉa bớt những trái nhỏ hoặc trái có dấu hiệu sâu bệnh.
- Phun phòng nấm bệnh định kỳ bằng Vaccin và tăng cường kích kháng cho cây để cây có đề kháng tốt hơn, chống chọi được với nấm bệnh.
- Tưới phòng nấm đất định kỳ bằng WAO BOOM để tiêu diệt nấm hại và giúp chắc rễ, khỏe cây.
3. Bệnh cháy lá trên sầu riêng
3.1. Nguyên nhân:
Bệnh cháy lá trên sầu riêng do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
3.2. Biểu hiện:
Bệnh bắt đầu là những vết nhỏ, màu xanh đậm. Vùng bị bệnh như nhúng vào nước sôi, sau đó bệnh lớn dần và liên kết lại thành hình dạng bất định. Các vết bệnh khô tạo thành mảng màu nâu sáng, viền màu nâu tối. Lá, cành gần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh.
3.3. Giải pháp
Trị bệnh
- Khi vườn xuất hiện bệnh cháy lá, bà con tiến hành cắt bỏ những lá bị bệnh đem đi tiêu hủy để tránh lây lan.
- Sử dụng Siêu đồng kết hợp Vaccin phun ướt đẫm trên cây trồng, việc bổ sung các chủng nấm Chaetomium spp, Bacillus sp và Enzyme kích kháng nhằm tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của nấm bệnh.
- Bà con cho phun xịt ướt đẫm 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày.
Phòng bệnh
- Cải tạo và phòng trừ nấm bệnh trong đất thường xuyên bằngBộ giải pháp Chăm sóc đất – Bảo vệ rễ WAO BOOM
- Trong vườn ươm, mật độ cây vừa phải và không tưới quá thừa nước.
- Không đặt cây sầu riêng con dưới tán sầu riêng lớn.
- Thu dọn và xử lý các phần cây lá bị bệnh.
- Tạo vườn cây thông thoáng.
- Tỉa bớt các cành của cây con gần mặt đất, không ủ gốc vào mùa mưa.
- Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.
4. Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
4.1. Nguyên nhân:
Bệnh thối gốc chảy nhựa trên cây sầu riêng do nấm Phytopthora palmivora gây ra.
4.2. Biểu hiện:
Trên thân và cành cây có các vết nứt ngắn hoặc dài, ở vết nứt này có nhựa chảy ra, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành.
Cây sầu riêng bị bệnh sẽ không thể phát triển bình thường vì vỏ cây bị thối không thể đưa nước và dinh dưỡng lên trên. Cây sẽ còi cọc, kém phát triển, đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh do nấm khuẩn khác. Trường hợp cây bị nặng sẽ chết.
4.3. Giải pháp
Trị bệnh:
- Dùng giấy hoặc khăn sạch lau khô vết bệnh.
- Dùng dao cạo nhẹ phần vỏ đã bị thối đen đem đi tiêu hủy.
- Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét trực tiếp lên vết bệnh 1 ngày 2 – 3 lần cho đến khi vết bệnh khô thì dừng.
- Đồng thời sử dụng dung dịch này với tỉ lệ 200ml Vaccin + 500ml siêu đồng pha cho 200ml nước phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm.
- Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới ướt đẫm vùng quanh gốc để diệt nấm trong đất, vì đây là nơi nấm phát sinh.
Phòng bệnh:
- Cải tạo nền đất trồng tơi xốp, giàu hữu cơ, sạch nấm bệnh, pH ổn định bằng Bộ giải pháp Chăm sóc đất – Bảo vệ rễ.
- Cắt tỉa tạo tán cho vườn thông thoáng, tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao nhất là sau giai đoạn thu hoạch.
- Vườn cây con nên trồng với mật độ vừa phải, tránh trồng dày đặc.
- Đảm bảo cho vườn trồng thoát nước tốt, tránh ngập úng vào mùa mưa.
- Chăm sóc cây trồng tốt, tưới nước đủ ẩm, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cho cây. Nên tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân hóa học.
5. Bệnh đốm rong trên cây sầu riêng
5.1. Nguyên nhân:
Tác nhân gây bệnh đốm rong là tảo Cephaleuros virescenns.
5.2. Biểu hiện:
Triệu chứng nhận biết trên lá: vết bệnh là những đốm tròn khoảng 3-5mm, mọc hơi nhô lên bề mặt lá, nhìn giống như một lớp nhung mịn, có màu xanh xám hoặc màu đỏ nâu, khi vết bệnh cũ chuyển sang màu xám nâu
Triệu chứng nhận biết trên thân, cành: Bệnh thường gây hại trên thân chính hoặc những cành già bên trong tán, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu xanh, có hình tròn hoặc hình bầu dục sau đó lớn dần thành từng mảng, vết bệnh có lớp tơ mịn màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ nâu. Bệnh nặng lan dần lên các nhánh trên, đôi khi lan lên cả trái.
5.3. Giải pháp
Trị bệnh
Khi bệnh phát triển dày đặc trên lá sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun kép 2 lần cách nhau 2-3 ngày. Bà con cho phun ướt đẫm thân cành và hai mặt lá để tẩy rửa mảng rong bám và diệt tảo gây hại, đồng thời diệt các loại nấm khuẩn và kích kháng cho cây. Nếu bệnh trên thân, cành bà con pha đậm đặc dung dịch vaccin và siêu đồng rồi quét đậm lên thân, cành.
Phòng bệnh
- Trồng cây với mật độ vừa phải, hợp lý, không trồng quá dày.
- Chăm sóc cây phát triển khỏe mạnh, đề kháng cao.
- Bón phân đầy đủ và cân đối cả đa lượng, trung lượng và vi lượng.
- Phun Amino định kỳ để giúp lá dày, xanh bóng, chắc khỏe.
- Tưới nước đầy đủ trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Hàng năm sau thu hoạch nên rửa vườn bằng Siêu đồng để tẩy rửa mảng bám rong rêu và diệt nấm khuẩn trên cành lá.
- Cắt bỏ và tiêu hủy những cành già, lá già nhiễm bệnh, cành nằm trong tán không có khả năng cho trái để tạo thông thoáng vườn cây.
- Tăng cường bón phân hữu cơ để cải thiện nền đất, giúp đất tơi xốp, đa dạng vi sinh vật có lợi trong đất.
- Nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
6. Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
6.1. Nguyên nhân
Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng do nấm Erythricium salmonicolor gây ra.
6.2. Biểu hiện
Bệnh thường xuất hiện trên các cành nhỏ mọc ngang ở nơi phân cành.
Khi bệnh mới xâm nhập, đầu tiên những sợi nấm màu trắng phát triển trên vỏ cây, sau đó hình thành lớp nấm dạng phấn hồng bao phủ bên ngoài vỏ cây. Bên dưới lớp phấn phủ này mô vỏ của cây bị thâm và thối làm cho cây không thể vận chuyển nước và chất dinh dưỡng, dần dần sẽ khiến cành khô và chết.
6.3. Giải pháp
Trị bệnh
- Khi phát hiện vườn bị nấm hồng gây hại, bà con tiến hành sử dụng Siêu đồng kết hợp với Vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
- Sau khi cây trồng đã ổn định, bà con tưới bộ giải pháp chăm sóc đất bảo vệ rễ – WAO BOOM nhằm tiêu diệt các loại nấm bệnh trong đất, gia tăng miễn dịch cho cây, hạn chế 90% các bệnh trên cây trồng.
Phòng bệnh
- Không trồng cây với mật độ quá dày, tránh trồng xen rậm rạp.
- Tỉa cành, tạo tán nhằm tăng độ thông thoáng trong tán cây và trong vườn cây.
- Bón phân cân đối hợp lý, bổ sung phân chuồng ủ hoai mục. Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới ướt đẫm vùng quanh gốc để diệt nấm trong đất, vì đây là nơi nấm phát sinh.
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
7. Bệnh vàng lá trên cây sầu riêng
7.1. Nguyên nhân:
Do nấm Phythophthora và Fusarium gây ra. Khi bệnh tấn công lá bắt đầu ngả vàng sau đó rụng dần, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, khiến cây khó sinh trưởng và phát triển tốt.
7.2. Biểu hiện:
- Triệu chứng trên cây: Bệnh nhẹ cây ra đọt non chậm, hoặc không ra đọt so với cây bình thường, lá hơi bị vàng, chóp lá bị cháy. Khi bệnh nặng cả cây bị vàng lá và rụng nhiều, cây còi cọc, các nhánh non đầu cành bị rụng hết lá và khô chết.
- Triệu chứng trên rễ: khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ mền bị thối có màu nâu, vỏ rễ bị tuột ra. Bệnh nặng làm rễ lớn bị thối đen và khô, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây trở nên còi cọc, rụng lá. Toàn bộ rễ cái bị chết dẫn đến chết cả cây.
7.3. Giải pháp
Trị bệnh
- Bà con tiến hành cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây.
- Bổ sung phân chuồng ủ hoái mục với nấm Trichoderma. Mỗi gốc rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng (lượng phân tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán). Rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó cuốc xởi nhẹ 3- 5cm lớp đất mặt để trộn đều lớp phân vừa bón.
- Tưới bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM. Tiến hành pha bộ giải pháp WAO BOOM với 600 lít nước. Sau đó tưới đều lên vùng đất đã được rải phân hữu cơ. Mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán). Sau 7 ngày tưới lại lần 2. Sau khi tưới WAO BOOM, pH đất sẽ được cải thiện, nấm đối kháng sẽ được kích hoạt để tấn công và tiêu diệt nấm gây bệnh vàng lá thối rễ. Đồng thời các chủng nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn có lợi sẽ kích thích và tái tạo bộ rễ mới chắc khỏe, mập mạp.
Lưu ý: Trong thời gian cây bị vàng lá thối rễ, bà con tuyệt đối không được bón phân NPK.
Phòng bệnh
- Vườn có chế độ thoát nước tốt, tránh ngập úng mùa mưa.
- Chủ động phòng trừ bệnh trước mùa mưa bằng bộ giải pháp WAO BOOM.
- Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.
8. Bệnh đốm mắt cua
8.1. Nguyên nhân
Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng do nấm Phomopsis durionis gây ra. Bệnh tấn công làm lá xuất hiện các vết bệnh có màu nâu trên lá, dần lan rộng khiến lá cây bị rụng. Ảnh hưởng nhiều đến quá trình quang hợp của cây làm giảm tiến trình phát triển, năng suất và chất lượng của cây.
8.2. Biểu hiện
Trên lá: Những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non. Sau đó bệnh phát triển nhanh bằng những vệt màu nâu nhạt. Đường kính biến thiên theo giống cây trồng. Bệnh dốm mắt cua thể hiện trên cả hai mặt lá, xung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo
Trên quả: Những quả bị nấm xâm nhập sẽ bị nấm đen từng vùng hoặc hết cả quả. Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. . Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.
8.3. Giải pháp
Trị bệnh
- Khi phát hiện vườn bị nấm hồng gây hại, bà con tiến hành sử dụng Siêu đồng kết hợp với Vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
- Sau khi cây trồng đã ổn định, bà con tưới bộ giải pháp chăm sóc đất bảo vệ rễ – WAO BOOM nhằm tiêu diệt các loại nấm bệnh trong đất, gia tăng miễn dịch cho cây, hạn chế 90% các bệnh trên cây trồng.
Phòng bệnh
- Không trồng cây với mật độ quá dày, tránh trồng xen rậm rạp.
- Tỉa cành, tạo tán nhằm tăng độ thông thoáng trong tán cây và trong vườn cây.
- Bón phân cân đối hợp lý, bổ sung phân chuồng ủ hoai mục.
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin
- WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ 1,045,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng
Có thể bạn muốn biết:
- Cách phòng và trị bệnh đốm rong gây hại sầu riêng
- Biện pháp hạn chế hiệu quả bệnh thán thư trên sầu riêng
- Bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng và biện pháp phòng trị
Nếu cây sầu riêng của bạn đang gặp các vấn đề sâu, bệnh và cần hỗ trợ cách xử lý hãy để lại thông tin phía dưới nhé! Đội ngũ của WAO sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Cách làm bông sầu riêng ở Tây Nguyên
- Nguyên nhân và giải pháp xử lý sầu riêng bị rụng lá, nhện, nấm bệnh gây hại hiện nay
- Cây sầu riêng bị nhiễm mặn và biện pháp khắc phục hiệu quả
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch
- Bệnh thối trái trên cây sầu riêng và biện pháp phòng trị
- Cách xử lý bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng con
Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Sầu Riêng
-
SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG - Tưới Cây Nông Nghiệp
-
Sâu Bệnh Cây Sầu Riêng, Cách Trị Sâu Bệnh Cho Cây Sầu Riêng
-
Sâu Bệnh Hại Sầu Riêng Gồm Những Loại Nào? - AgriDrone
-
13 Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Sầu Riêng Và Cách Phòng Trừ
-
Phân Bón Và Các Loại Sâu, Bệnh Hại Chính Trên Cây Sầu Riêng
-
6 Bệnh Thường Gặp Trên Cây Sầu Riêng - Tin Cậy
-
Tổng Hợp Sâu Bệnh Hại Chính Trên Cây Sầu Riêng
-
Bệnh Trên Cây Sầu Riêng Và Các Biện Pháp Phòng Trừ Hiệu Quả
-
Sâu Bệnh Hại Cây Sầu Riêng - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Bệnh Hại Mới Trên Cây Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục
-
10. Sâu Hại Chính Trên Sầu Riêng - Tâm Việt Agri
-
Sâu Bệnh Hại Sầu Riêng Nguyên Nhân & Biện Pháp Phòng Bệnh
-
Cách Phòng Trừ Các Bệnh Trên Cây Sầu Riêng Con ... - Biosacotec
-
Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Trên Cây Sầu Riêng - Vườn ươm Văn Hiến