Sâu Bệnh Cây Sầu Riêng, Cách Trị Sâu Bệnh Cho Cây Sầu Riêng

Muốn trồng được sầu riêng năng suất bạn phải là người có khả năng giải quyết được 10 vấn đề sau đây. Đó là việc xử lý được các loại sâu, các loại bệnh thường xuất hiện nhiều trên cây sầu riêng như vàng lá thối rễ, nứt thân xì mũ, thán thư, thối hoa, thối trái, đốm lá, cháy lá,…

Để có thể xử lý tất cả các loại bệnh này bạn cần phải nhận biết đúng bệnh. Cần xác định đúng nguyên nhân rồi mới đưa ra giải pháp. Bạn có thể tham khảo toàn bộ các giải pháp theo thứ tự sau đây:

Nội dung bài viết

  • 1. Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng
  • 2. Bệnh cháy lá chết đọt trên cây sầu riêng
  • 3. Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng
  • 4. Bệnh thán thư trên cây sầu riêng
  • 5. Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
  • 6. Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
  • 7. Bệnh thối hoa trên cây sầu riêng
  • 8. Bệnh thối trái do nấm trên cây sầu riêng
  • 9. Sâu đục thân
  • 10. Rệp sáp

1. Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Triệu chứng của bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng
Triệu chứng của bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Nguyên nhân: Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora và Fusarium gây ra. Nếu thấy lở cổ rễ với nấm trên cây nhiều thì đa phần là Phytopthora. Còn nếu chỉ thối rễ thì đa phần là Fusarium.

Cây sầu riêng nếu sống trong đất trồng quá ẩm ướt, độ ẩm cao sẽ rất dễ nhiễm bệnh vàng lá thối rễ. Nấm tấn công toàn bộ bộ rễ của cây sầu riêng khiến cây thiếu hụt dinh dưỡng. Cây thiếu dinh dưỡng dẫn đến việc cành bị héo úa, lá chuyển vàng và rụng, sau đó cây kiệt sức dần mà chết.

Giải pháp: Sử dụng nhiều hữu cơ để đất không bị oi nước quá lâu trong mùa mưa. Sử dụng WAO BOOM để xử lý bệnh và cải tạo đất. Kết hợp bổ sung thêm amino acid giúp cây phục hồi nhanh. Sau khi xử lý bệnh cần phải thường xuyên thăm kiểm tra vườn trồng, cắt tỉa tạo tán hợp lý. Giữ cho vườn trồng khô thoáng, thoát nước tốt vào mùa mưa để phòng bệnh.

2. Bệnh cháy lá chết đọt trên cây sầu riêng

bệnh cháy lá chết đọt trên cây sầu riêng
bệnh trên cây sầu riêng
Biểu hiện bệnh cháy lá chết đọt

Nguyên nhân: Bệnh cháy lá chết đọt trên cây sầu riêng do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh xuất hiện và phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, thiếu ánh nắng. Bệnh rất nguy hiểm vì khiến cho cây sầu riêng khó phát triển nhanh.

3. Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng

Triệu chứng của bệnh đốm lá trên cây sầu riêng
Triệu chứng của bệnh đốm lá trên cây sầu riêng

Nguyên nhân: Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng do nấm Phomopsis durionis gây ra. Bệnh tấn công làm lá xuất hiện các vết bệnh có màu nâu trên lá, dần lan rộng khiến lá cây bị rụng. Ảnh hưởng nhiều đến quá trình quang hợp của cây làm giảm tiến trình phát triển, năng suất và chất lượng của cây.

4. Bệnh thán thư trên cây sầu riêng

sầu riêng bị thán thư
Biểu hiện thán thư trên lá sầu riêng

Nguyên nhân: Bệnh thán thư trên cây sầu riêng do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh thường xâm nhiễm mạnh ở giai đoạn đọt non, lá non mới mở. Chúng lây lanh nhanh chóng trong điều kiện thời tiết mưa ẩm, nhiều sương mù.

5. Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Triệu chứng của bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Nguyên nhân: Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Bệnh này phát sinh mạnh khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa nhiều, độ ẩm cao, vườn trồng tán dày rậm rạp, thiếu ánh nắng. Bệnh dễ dàng lây lan qua bào tử bay trong không khí do mưa gió gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cây cũng như năng suất và chất lượng trái.

6. Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

sầu riêng bị nứt thân xì mủ
Nứt thân xì mủ cây sầu riêng

Nguyên nhân: Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng do nấm phytophthora palmivora gây ra. Nguồn nấm hại này luôn có sẵn trong vườn. Chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi như mưa ẩm kéo dài, vườn ứ đọng nước, thiếu thông thoáng chúng sẽ gây hại mạnh và lây lan.

7. Bệnh thối hoa trên cây sầu riêng

hoa sầu riêng bị thối
Thối hoa sầu riêng

Nguyên nhân: Bệnh thối hoa trên cây sầu riêng do nấm Fusarium sp gây ra. Nấm tấn công vào các mảnh vỏ bao quanh hoa, sau đó lan vào các cánh hoa, làm hoa bị thối và rụng.

Bệnh phát sinh và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết mưa, độ ẩm cao. Vườn trồng không được cắt tỉa, thiếu thông thoáng. Cây trồng đề kháng yếu, đất trồng thoái hóa, nhiều nấm bệnh tồn tại.

8. Bệnh thối trái do nấm trên cây sầu riêng

thối trái sầu riêng
Thối trái sầu riêng do nấm

Nguyên nhân: Bệnh thối trái do nấm trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nấm phát sinh và gây hại mạnh vào thời điểm mùa mưa hoặc điều kiện thời tiết thuận lợi như độ ẩm cao, nhiều sương mù cùng nhiệt độ trong vườn thấp. Chúng xâm nhiễm và tấn công trái qua các vết thương hở do côn trùng và sâu hại cắn phá trước đó. Dần dần lây lan và phát tán ra khắp vườn.

Giải pháp: Khi vườn có dấu hiệu nhiễm bệnh thối trái, cần tiến hành cắt bỏ và thu gom các trái bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy, tránh lây lan. Tiến hành phun sát khuẩn và diệt nấm bằng nano đồng và vắc xin thực vật Nên phun phòng nấm định kỳ trước và trong thời gian mang trái. Cắt tỉa cành lá hợp lý, tạo thông thoáng, có thể bao trái để hạn chế sâu hại tấn công. Bón phân cân đối, bổ sung thêm nấm đối kháng, nấm men, humic vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân, cành, lá và quả.

9. Sâu đục thân

Sâu đục thân

Nguyên nhân: Sâu đục thân là ấu trùng sâu non của bọ cánh cứng Xén tóc. Những con Xén tóc trưởng thành thường đẻ trứng vào các kẽ của thân cây. Khi trứng nở, những con ấu trùng có thể men theo những đường này tấn công vào thân hoặc cành cây để cắn phá.

Giải pháp: Sâu non cắn phá ngầm bên trong thân cây tạo thành các đường hầm, chúng  cũng không thải phân ra ngoài qua các lỗ đục nên rất khó phát hiện và tiêu diệt tận gốc. Do đó cần thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện sớm những cành hay sâu đục thân tấn công. Khi phát hiện sâu cắn phá thân cành, dùng dây kẽm để soi lỗ đục, sau đó dùng bông nhúng vào thuốc trừ sâu sinh học WAO AKA rồi gắn vào đầu dây kẽm rồi nhét vào lỗ đục. Tiếp đến dùng đất sét hoặc vật liệu nhét bịt lỗ đục để giết chết sâu non ở trong thân cây.

Vì Xén tóc trưởng thành thích ánh đèn nên có thể dùng bẫy đèn để bắt chúng. Đa dạng hóa cây trồng trong vườn, tránh độc canh để hạn chế sâu hại tập trung vào cây trồng chính. Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của sâu hại.

10. Rệp sáp

sâu bệnh trên cây sầu riêng
Rệp sáp trên trái sầu riêng

Nguyên nhân: Rệp sáp thường xuất hiện và gây hại trên hoa và trái sầu riêng non cũng như trái lớn. Chúng phát triển mạnh vào mùa khô, khi trong vườn không có thiên địch, thiếu thông thoáng, không có cây trồng xua đuổi rệp.

Giải pháp: Cắt tỉa, vệ sinh vườn thông thoáng để dễ phát hiện khi có rệp tấn công. Khi phát hiện có nhiều rệp tấn công dùng nấm xanh nấm trắng kết hợp với nano đồng phun xịt đều lên các cành có rệp để diệt chúng. Hạn chế sử dụng các loại thuốc bvtv hóa học để phát triển và bảo vệ các loài thiên địch của rệp trong vườn như bọ rùa, ong ký sinh. Trồng xen canh các loại cây trồng xua đuổi rệp và thu hút thiên địch, hạn chế sự tấn công của chúng lên cây trồng chính. Bón phân cân đối, giữ ẩm chon vườn vào mùa khô.

>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

Xem ngay:

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch đúng cách cho vụ mới bội thu

Bạn muốn hiểu rõ hơn về cây trồng của mình để chăm sóc cây đúng. Bấm vào đây để xem chi tiết 👇

Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Sầu Riêng