10 Thắc Mắc Về Thạch Cao Chưa được Giải đáp

Khi tìm hiểu về thạch cao cho dù đó là ai đi nữa cũng sẽ thắc mắc quan tâm với các vấn đề sau. Sẽ không uổng phí mất thời gian của quý vị khi xem xong 10 thắc mắc về thạch cao chưa được giải đáp

Trước khi  đi vào chi tiết, Thạch Cao Minh Châu muốn quý vị tìm hiểu thạch cao là gì

thach cao la gi

Thạch cao là Khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm

Thạch cao là gì – Công thức hóa học của thạch cao

Thạch cao là gì, gypsum là chất gì và có công thức hóa học ra sao? Theo Wikipedia – Bách Khoa Toàn Thư thì Thạch cao là loại khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm

Cấu tạo thạch cao bao gồm thành phần là muối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước

Công thức hóa học của thạch cao là CaSO4.2H2O. Tinh thể hạt, bột… khối lượng riêng 2,31-2,33 g/cm³.

Cách sản xuất thạch cao từ khoáng vật trầm tích như thế nào?

Khoáng thạch cao (gypsum, CaSO4.2H2O) nung ở ~150 °C nhận được “thạch cao khan”:

CaSO4·2H2O → CaSO4·0,5H2O (thạch cao khan) + 1,5H2O (dưới dạng hơi).

Nguồn gốc của thạch cao

Thạch cao có nguồn gốc từ thuở xa xưa được tìm thấy ở xứ sở Hy Lạp. Thạch cao có tên gọi tiếng Anh là Gymsum với ý nghĩa là đốt hoặc nấu.

Cách đây 5.000 năm từ thời Ai Cập cổ đại, người dân nơi đây khám phá ra thạch cao tồn tại trong lớp bùn trầm tích sau khi nước biển bay hơi và đốt hở thạch cao trên lửa, sau đó nghiền thành bột và trộn bột này với nước để làm vật liệu trám trét giữa các khối đá trong lăng mộ. Bạn có thể dễ thấy các chứng tích thạch cao ở kim tự tháp vĩ đại Cheops

Người Hy Lạp cũng sử dụng thạch cao trong các đền đài của họ. Năm 1775, người Pháp – Lavoisier đã tìm ra công thức hóa học của thạch cao là CaSO4.2H2O. Việc phát hiện ra thành phần thạch cao gồm muối canxi sunfat ngậm 2 phân tử nước đã mở đường cho sự phát triển công nghiệp thạch cao

Năm 1888, hãng Sackett Hoa Kỳ phát minh ra máy sản xuất tấm thạch cao;

Năm 1901, nhà máy sản xuất tấm thạch cao đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Hoa Kỳ

Nguồn khoáng thạch cao có khắp nơi trên thế giới, ở Đông Dương, Lào là nước có trữ lượng lớn nhất

Thạch cao sống để làm gì

Khi đọc phần bên dưới bạn sẽ thấy được thạch cao ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề, phải nói là đa dạng, và trong đó ngành không thể không nhắc đến là ngành xây dựng.

Và bạn có biết rằng thạch cao sống chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm xi măng đạt tiêu chuẩn

Thạch cao sống trong quá trình sản xuất xi măng là điều chỉnh được thời gian đóng rắn của xi măng sau khi trộn với nước và đồng thời thạch cao sống có tác dụng tạo bộ khung cấu trúc ban đầu để các chất khoáng khác có trong xi măng kết tinh

Ngoài ra, thạch cao sống dùng trong y tế trong việc bó bột chân tay khi bị gãy.

Các ứng dụng của thạch cao

Thạch cao được ứng dụng rộng rãi phổ biến trong các ngành nghề như: thực phẩm, trang trí nội thất, y tế, mỹ nghệ, khuôn đúc như phôi xi mạ, ngành điêu khắc (đúc nhựa, đồng, làm gạch men, sứ, gốm…)

Ứng dụng thạch cao trong xây dựng như làm vách ngăn thạch cao phòng khách, tường, trần, phun tạo bề mặt tường; làm những chi tiết công trình kiến trúc (trần, phào, chỉ, hoa văn…).

Điều chế thiết bị lọc nước, chất lỏng trong gia dụng và công nghiệp

Trong lõi tấm thạch cao là 100% thạch cao tự nhiên, thêm và gia cố một số phụ gia, nguyên liệu như tinh bột, sợi thủy tinh, K2SO4 để có thể cho ra những tấm thạch cao chuyên dụng như tấm thạch cao tiêu chuẩn, tấm thạch cao chịu lửa, tấm thạch cao chống ẩm, tấm thạch cao cách nhiệt, tấm thạch cao tiêu âm và trang trí…

Trong nông nghiệp, tại một số vùng đất nhất định, ví dụ như ở vùng Cerrado của Braxin, việc bổ sung một lượng lớn thạch cao (calcium sulfate) vào đất sẽ làm cho rễ cà phê phát triển sâu hơn, làm cho rễ  tiếp cận được nhiều độ ẩm hơn trong mùa khô và trong thời gian hạn hán kéo dài.

Bài viết liên quan:

  1. Làm vách thạch cao phòng khách

  2. Làm vách thạch cao phòng ngủ

  3. Vách ngăn thạch cao TpHCM

  4. Giá vách ngăn thạch cao TpHCM

Thạch cao khan dùng để làm gì

Thạch cao khan hay còn gọi là cao sống là loại thạch cao sau khi được nung nóng ở nhiệt độ ~150°C

Thạch cao khan có thành phần hóa học chính là muối Canxin Sulffat và chúng tồn tại dưới các dạng hạt tinh thể và tinh thể bột.

Thạch cao khan khi đem nung ở nhiệt độ cao và trộn nhỏ với nước sẽ cho ra thành phẩm là vữa thạch cao. Chúng có đặc tính kết dính nên được ứng dụng rất nhiều vào việc sản xuất xi măng.

Thạch cao khan tan tốt trong nước không

Thạch cao khan cùng với nhiều hợp chất khác khi trộn với nước sẽ không hòa tan hết và chúng sẽ tạo thành một độ kết tinh, độ kết tinh này sẽ quyết định độ bền bỉ cho các công trình xây dựng và mang lại độ an toàn, chắc chắn hơn.

Thạch cao có ăn được không

Tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa kỹ thuật hóa học, đại học Bách khoa TP.HCM khẳng định: “Bản thân thạch cao là chất không độc hại”.

Theo đó, thạch cao có tên hóa học là cacbonat canxi (CaCO3), là chất được phép sử dụng trong thực phẩm và nhiều lĩnh vực khác như nha khoa, mỹ thuật, kim hoàn…

Để sử dụng trong thực phẩm, thạch cao phải trải qua quá trình tinh chế khá phức tạp, nhiều công đoạn như nung, hòa tan, kết tủa… Độ tinh khiết tối thiểu phải đạt mức 98%, nếu sử dụng thạch cao còn lẫn nhiều tạp chất sẽ gây bệnh.

Ngay như quyết định số: 3742/2001 QĐ-BYT ngày 31.8.2001 của bộ Y tế về việc ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”, CaCO3 là phụ gia thực phẩm với chức năng điều chỉnh độ acid, nhũ hóa, chống đông vón, ổn định.

 

Từ khóa » Gypsum Là Gì